Triệu chứng bệnh á sừng thường gặp và cách xử lý

Triệu chứng của bệnh á sừng dễ bùng phát ở người bệnh vào mùa hanh khô. Biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác gây khó khăn trong việc điều trị. Để phân biệt chính xác bệnh á sừng người đọc có thể tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây: 

Á sừng (tên tiếng Anh là Dermatitis plantaris sicca) là bệnh lý viêm da gây nên các mảng da dày, khô ráp cùng hiện tượng nứt da chảy máu. Bệnh xuất hiện do nhiều yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, tiếp xúc với hóa chất hay môi trường độc hại. Các dấu hiệu bệnh thường xuất hiện ở vùng da ở các ngón tay, chân,… 

Bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng trong đó có cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai… Tình trạng nặng của bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Tổn thương ngoài da không chỉ khiến cử động của người bệnh gặp khó khăn cũng như dễ gây nhiễm trùng hay bội nhiễm vi khuẩn.

Hình ảnh bệnh á sừng
Hình ảnh bệnh á sừng

Triệu chứng chung của bệnh á sừng  

Các dấu hiệu của bệnh xuất hiện ngoài da và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp cũng như hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu thường xuất hiện ở người bệnh á sừng:

  • Da trở nên khô hơn

Hiện tượng da khô là khởi điểm của bệnh á sừng. Vùng da bị bệnh thường trở nên khô, nứt nẻ, khi sờ thường cảm thấy sần sùi hơn những vùng da khác. Bệnh thường bùng phát mùa khô hanh nên người bệnh dễ bị nhầm lẫn với chứng nẻ da mùa lạnh thông thường. 

Vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô dẫn đến độ ẩm của da bị mất đi. Da khi này bị mất nước khiến lớp màng bảo vệ bên ngoài bị suy yếu dẫn đến sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Tình trạng khô da vào mùa này càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

  • Bong tróc từng mảng 

Hiện tượng khô da kéo dài và trở nặng hơn dẫn đến hình thành những mảng da thừa. Lớp sừng trên da tạo thành những vảy trắng xù xì bong tróc. Nếu cạy lớp vảy này sẽ để hở phần da hồng, dễ bị tổn thương.

  • Ngứa ngáy khó chịu 

Hiện tượng da khô hay bong tróc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy ngoài da. Hiện tượng ngứa có thể do lớp da non đang được tái tạo gây nên hoặc do vi khuẩn xâm nhập trên da gây ra ngứa. 

Với giai đoạn nặng những cơn ngứa còn khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi. Tình trạng này thường trở nặng hơn nếu da tiếp xúc với hóa chất hay môi trường độc hại. Nhiều trường hợp người bệnh thường xuyên gãi hay chà xát lên vùng da có hiện tượng ngứa ngáy gây chảy máu, nhiễm trùng và làm tổn thương lan rộng ra vùng da xung quanh. 

  • Mụn nước, nứt nẻ chảy máu

Ở giai đoạn nặng trên bề mặt da xuất hiện nhiều mụn nước li ti. Những mụn nước này gây ngứa và dễ vỡ hơn, điều này do vi khuẩn xâm nhập và phát triển trên bề mặt da. Việc chà xát hay gãi dẫn đến hiện tượng chảy máu. 

Các vết nứt nẻ ăn sâu vào da gây ra những tổn thương nặng nề hơn. Giai đoạn này người bệnh nên cẩn trọng giữ vệ sinh ngoài da bởi khả năng nhiễm trùng rất cao. Đặc biệt vào mùa nắng nóng, tuyến mồ hôi của cơ thể hoạt động mạnh cũng làm tăng khả năng xuất hiện mụn nước. Làn da khi này dễ bị sưng tấy kèm cảm giác đau rát khó chịu. 

Dấu hiệu nhận biết chung của bệnh
Dấu hiệu nhận biết chung của bệnh

Triệu chứng bệnh á sừng ở chân 

Với vùng da chân, hiện tượng á sừng xuất hiện với các triệu chứng như: 

  • Làn da bàn chân trở nên dày hơn. Sờ vào thấy gồ ghề và cứng ở đầu ngón chân, gót chân. Các vùng da chân bắt đầu nứt nẻ, bong tróc  từng mảng da màu trắng đục hoặc vàng. Khu vực xuất hiện nhiều ở ria, gót chân và các đầu ngón.
  • Vùng da tổn thương có thể sưng đỏ, tấy kèm cảm giác ngứa ngáy. Vào mùa hè thường xuất hiện mụn nước giống như tổ đỉa, lâu ngày sẽ tạo thành những vùng da cứng, lỗ chỗ.
  • Tình trạng da thường sẽ tệ hơn vào mùa hanh khô, do độ ẩm của không khí giảm, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da dễ bị toác ra, rướm máu nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, khiến cho bệnh nhân đi lại đau đớn.
Triệu chứng á sừng ở chân
Triệu chứng á sừng ở chân

Triệu chứng á sừng ở tay 

Vùng da tay thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất và tác nhân gây bệnh do đó khả năng nhiễm á sừng ở vùng da này tăng cao. Bệnh á sừng ở tay đem đến những tổn thương đặc trưng. Có thể nhận diện được bệnh qua một vài dấu hiệu như:

  • Làn da tay nhất là vùng da trong lòng bàn tay có biểu hiện khô, nứt nẻ theo các đường tay. Các lớp sừng bong tróc, các mảng vảy màu trắng xuất hiện không đều, thành từng mảng. 
  • Da tay bị dày lên, căng và hoạt động rất khó khăn.
  • Phần lớn bệnh thường bị ở ⅓ bàn tay trước sau đó lan ra cả bàn tay nếu không được chăm sóc và giữ gìn cẩn thận.
  • Bệnh nặng sẽ có hiện tượng tay bị rớm máu mỗi khi mùa đông về, tay đau, căng và không hoạt động được.

Triệu chứng á sừng da đầu 

Ngoài vùng da tay hay chân, khu vực da đầu cũng là nơi có khả năng mắc á sừng cao. Hiện tượng á sừng da đầu thường dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các vảy gàu thông thường. Tuy vậy một số đặc điểm riêng của bệnh có thể được nhận biết như:

  • Vùng da xuất hiện vảy trắng lan rộng cả ở phần gáy, đường chân tóc…
  • Các mảng vảy gàu đóng thành mảng lớn trên da. Khi bong để lại vùng da đỏ dễ tổn thương bên dưới.
  • Tình trạng bã nhờn,mồ hôi còn khiến da cảm thấy ngứa ngáy. Các tổn thương có thể lan xuống phần da cổ hay mặt nếu điều trị sai cách.
Hình ảnh vảy nến da đầu
Hình ảnh vảy nến da đầu

Triệu chứng á sừng ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc á sừng cao. Biểu hiện bệnh ở trẻ thường thấy như:

  • Trẻ bị á sừng thường có làn da căng bóng, đỏ và khô ở những vùng da phải chịu nhiều áp lực của cơ thể như lòng bàn chân, gót chân.
  • Các vết nứt da đem lại cảm giác đau đớn thậm chí nứt toác gây chảy máu. Làn da của trẻ non nớt do đó tổn thương da dễ để lại sẹo vĩnh viễn nếu điều trị sai cách.
  • Các biểu hiện bệnh kéo theo ảnh hưởng xấu tới sự phát triển ở trẻ. Trẻ mắc bệnh thường có thêm triệu chứng biếng ăn, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa…
  • Mụn nước xuất hiện gây ngứa.Mụn nước sau khi vỡ đi khiến da bị thâm, sần.  
  • Một số trường hợp trẻ 2 tuổi bị nứt gót chân do á sừng gây nên. Tổn thương này có thể lan rộng ra các vùng da khác. 
Biểu hiện á sừng ở trẻ
Biểu hiện á sừng ở trẻ

Phân biệt triệu chứng á sừng với vảy nến 

Biểu hiện của bệnh á sừng và vảy nến có sự tương đồng. Điều này gây khó khăn trong việc xác định cũng như điều trị. Người bệnh có thể phân biệt 2 bệnh lý này qua các đặc điểm sau:

  • Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể đặc biệt khu vực móng tay, chân hay các khớp. Với á sừng bệnh thường xuất hiện ở đầu ngón tay, chân, lòng bàn tay không ảnh hưởng đến móng. 
  • Các mảng vảy nến thường có màu trắng đục như sáp nến nhưng khó bong tróc, khác với á sừng các mảng sừng của da dễ bong hơn
  • Tổn thương da do vảy nến có màu đỏ nổi cao hơn so với các vùng da khác, có ranh giới rõ ràng. Với á sừng tổn thương không có ranh giới vùng da thường khô và nứt nẻ.

Bệnh á sừng có nguy hiểm không? có tự khỏi không? 

Bệnh á sừng thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Việc điều trị dứt điểm bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Các biểu hiện của bệnh ban đầu gây ra những bất tiện trong sinh hoạt. Nếu quá trình chăm sóc và điều trị chưa đúng cách, làn da dễ bị bội nhiễm vi khuẩn khó chữa và dễ để lại sẹo vĩnh viễn trên da. 

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh nếu không được điều trị kịp thời là:

  • Bội nhiễm gây hoại tử da
  • Chức năng tự bảo vệ của da suy giảm 
  • Tổn thương đến xương khớp do vi khuẩn xâm nhập sâu vào da.
  • Khiến người bệnh tư ti trong giao tiếp. Stress do bệnh mãn tính tái phát nhiều lần.

Làm gì khi mắc bệnh á sừng? 

Theo các chuyên gia y tế, để tránh sự xuất hiện và bùng phát của bệnh, bệnh nhân nên áp dụng một vài lưu ý đặc biệt như:

  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Ngay khi thấy làn da có dấu hiệu bất thường cần vệ sinh da bằng nước ấm. 
  • Cân bằng độ ẩm cho da từ bên trong bằng cách uống nhiều nước, hoặc dưỡng ẩm từ bên ngoài bằng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ. 
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện sức khỏe làn da. Bổ sung vitamin cần thiết từ rau củ và tránh các thức ăn gây dị ứng là điều người bệnh nên làm.
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi các triệu chứng có dấu hiệu bất thường. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc bừa bãi không theo đơn có thể làm bệnh nặng hơn.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng của bệnh á sừng. Người bệnh nên có những biện pháp chăm sóc làn da đúng cách để bệnh không trở nặng. Chúc các bạn mau khỏi bệnh!

Ngày Cập nhật 05/01/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *