6 loại nước uống tốt cho thai nhi lẫn mẹ bầu

Chế độ ăn uống trong thời gian mang thai ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt, mẹ bầu cũng nên bổ sung những loại nước uống tốt cho thai nhi để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Trong bài viết này, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc phụ trách chuyên môn Phòng khám Đông y Việt Nam sẽ mách các mẹ những loại nước uống mẹ bầu nên sử dụng.

>>Xem thêm: Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà: Chuyên gia Sản Phụ khoa hàng đầu về Y học cổ truyền

Những loại đồ uống tốt cho bà bầu lẫn thai nhi
Những loại đồ uống tốt cho bà bầu lẫn thai nhi

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu luôn mang trên vai nhiều gánh nặng, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu tiên. Đè nặng bởi công việc, cuộc sống và cả cơ thể sống trong con người mình. Chính vì thế, chế độ ăn, nước uống tốt cho thai nhi luôn được xem trọng. Những thực phẩm được sử dụng cho bà bầu được lựa chọn khá nghiêm ngặt để đảm bảo sức khỏe cả mẹ lẫn con.

Những loại nước uống dành cho bà bầu cũng được xem trọng. Uống nhiều nước không chỉ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn mà còn giúp ngăn ngừa một số triệu chứng khó chịu khác trong quá trình mang thai như nghén, táo bón, bệnh trĩ, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Để mẹ và bé yêu phát triển toàn diện, bác sĩ Hà chia sẻ 6 loại nước uống tốt cho thai nhi lẫn mẹ bầu:

Nước lọc

Nước là một phần thiết yếu trong cuộc sống, đóng một vai trò rất quan trọng cho con người nói chung và bà bầu nói riêng. Hơn nữa, nước là thành phần chính trong sữa mẹ nên rất cần thiết cho việc tiết sữa sau khi sinh. 

Với bản chất không màu, không mùi, không vị, không chất độc hại, mẹ bầu có thể thoải mái sử dụng mà không lo nghĩ đến hậu quả khác. Lượng nước mà mẹ bầu dung nạp vào cơ thể còn tùy thuộc vào độ cân nặng. Trung bình, cứ 10 kg cân nặng cần dung nạp 0,4 lít nước, tương đương với 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Dùng đủ nước ngoài công dụng thanh lọc cơ thể còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, giảm nguy cơ các viêm nhiễm khác.

Uống đủ nước mỗi ngày để phòng tránh tình trạng táo bón, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm niệu đạo ở phụ nữ mang thai
Uống đủ nước mỗi ngày để phòng tránh tình trạng táo bón, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm niệu đạo ở phụ nữ mang thai

Sữa

Ngoài nước, sữa còn là đồ uống không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai. Sữa không chỉ giải quyết các cơn khác mà còn là nguồn cung cấp canxi và hàm lượng vitamin D cho thai nhi tránh tình trạng còi xương, giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, một số loại sữa công thức dành cho bà bầu hiện nay còn chứa hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh cho thai nhi như DHA, ARA, Cholin và những thành phần khác.

Tuy nhiên, không phải bà mẹ bầu nào cũng hợp với những loại sữa công thức, khi sử dụng thường hay ngán, uống không tiêu hoặc cơ thể không hấp thụ được. Khi ấy, mẹ bầu có thể chuyển sang sử dụng sữa tươi ít đường hoặc sữa tươi không đường. Lưu ý, bà bầu chỉ loạn những loại sữa tươi đã qua khâu thiệt trùng và đảm bảo vệ sinh.

Sữa cung cấp canxi và hàm lượng vitamin D cho thai nhi tránh tình trạng còi xương, giúp xương chắc khỏe
Sữa cung cấp canxi và hàm lượng vitamin D cho thai nhi tránh tình trạng còi xương, giúp xương chắc khỏe

Nước dừa

Nước dừa là loại nước uống không chỉ được nhiều bà bầu yêu thích mà còn là sở thích của rất nhiều người, dùng để giải khát, giải nhiệt, đặc biệt là những ngày hè nắng nóng. Trong nước dừa có chứa nhiều chất điện giải giúp giải phóng nhiệt trong cơ thể cùng với nhiều acid amin, khoáng chất và các loại vitamin nhóm A, B. Với những thành phần trên, lợi ích mà nước dừa mang đến cho bà bầu trên cả tuyệt vời, cụ thể như:

  • Duy trì năng lượng, sức khỏe: Trong nước dừa không chứa chất béo và hàm lượng calo khá ít nên không ra tình trạng tích tụ mỡ. Những dòng nước ngọt lịm có trong nước dừa giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, nạp năng lượng để hoạt động trong một ngày dài.
  • Lợi tiểu: Thành phần khoáng chất (như kali, magie) có trong nước dừa chiếm đa số, do đó, chúng có công dụng giúp mẹ bầu lợi tiểu, loại bỏ cấc độc tố thông qua nước tiểu ra bên ngoài. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng đường tiết niệu và ngăn ngừa nguy cơ sinh non.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ có trong nước dừa có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự thèm ăn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bên cạnh có, nước dừa còn giúp làm trung hòa axit, cải thiện chứng ợ nóng.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Acid lauric trong nước dừa có tác dụng chống lại những vi khuẩn, virus gây bệnh khá hay, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại một số bệnh truyền nhiễm.
  • Cải thiện lưu thông máu, tốt cho tim mạch: Thành phần kali, magie và acid lauric có trong nước dừa có tác dụng điều chỉnh đường huyết, huyết áp, cải thiện quá trình lưu thông máu đến thai nhi, giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể.
Bà bầu không nên uống nước dừa trong 3 tháng mang thai đầu tiên, đặc biệt là những trường hợp nghén nặng
Bà bầu không nên uống nước dừa trong 3 tháng mang thai đầu tiên, đặc biệt là những trường hợp nghén nặng

Việc sử dụng nước dừa trong thời gian mang thai là điều vô cùng quan trọng đối với cơ thể nhạy cảm như bà bầu. Tuy nhiên, không phải trong suốt quá trình mang thai đều có thể sử dụng. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý: Không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu tiên, không lạm dụng nước dừa, hạn chế sử dụng buổi tối và những tháng cuối thai kỳ.

Nước mía

Trong nước mía có chứa lượng lớn hàm lượng đường tự nhiên (khoảng 70%) và còn lại là các loại acid hữu cơ, chất béo, protein, carbohydrate và một số khoáng chất có lợi cho sức khỏe khác cho phụ nữ mang thai. Đây được xem là loại nước uống tốt cho thai nhi.

Sử dụng nước mía 3 lần/ tuần và mỗi ngày không quá một ly là có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và cả thai nhi. Và các thành phần có trong nước mía phát huy hết tác dụng khi sử dụng đúng cách, khi có những lợi ích đạt được như: Ngăn ngừa táo bón, hạn chế tình trạng ốm nghén, tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên, không phải sử dụng nhiều nước mía mỗi ngày là tốt cho cả mẹ lẫn con. Sử dụng nước mía đúng cách, đúng liều lượng mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc lạm dụng nước mía có thể ảnh hưởng đến cân nặng do lượng đường trong nước mía chiếm khác lớn. Bên cạnh đó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tiểu đường. Tốt nhất nên uống nhiều nước mía trong thời kỳ 3 tháng giữa.

Nước mía giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm nghén
Nước mía giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm nghén

Nước cam

Nước cam cũng được xem là một loại đồ uống không thể bỏ qua trong danh sách các loại đồ uống tốt dành cho mẹ bầu. Cam là nguồn cung cấp lượng vitamin C rất dồi dào với vị chua chua, ngọt ngọt lại dễ dùng. Bên cạnh đó, trong cam còn chứa nhiều hàm lượng vi chất khác như sắt, kẽm, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phát triển trí não cho thai nhi.

Mặt khác, dùng vỏ cam để rây nước uống cùng với một ít sữa tươi hoặc sữa chua cũng có tác dụng không kém gì phần thịt. Nhưng việc này ít người biết và hầu như không sử dụng. Bởi hàm lượng vitamin C trong quả cam cao gấp đôi phần cơm, có tác dụng chống viêm, chống oxy rất hiệu quả, đặc biệt khi dùng cho bà bầu.

Nước cam là loại đồ uống không thể bỏ qua cho phụ nữ mang thai
Nước cam là loại đồ uống không thể bỏ qua cho phụ nữ mang thai

Việc sử dụng nước cam trong suốt quá trình mang thai cũng cần lưu ý: Chỉ sử dụng nước cam trước 12h trưa, không lạm dụng nước cam nhất là 3 tháng cuối, không nên sử dụng nếu mẹ bầu bị trào ngược dạ dày.

Nước ép, nước sinh tố từ hoa quả tươi

Nước ép hay nước sinh tố từ hoa quả tươi là một loại đồ uống không thể vắng mặt trong danh sách các đồ uống dành cho bà bầu bởi lợi ích mang lại của chúng khá đa dạng. Thông thường, các loại nước ép đều có chung một lợi ích là cung cấp cho cơ thể một lượng nước cho một ngày mất nước và bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết tùy vào từng loại hoa quả.

Mặt khác, các chứng ốm nghén cũng dần được cải thiện, giúp cơ thể được khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và đặc biệt phát triển não bộ cho thai nhi.

Các loại nước ép, nước hoa quả tươi mà mẹ bầu nên dùng như: nước ép cà rốt, táo, ổi, củ rền, cà chua, sinh tố dâu, nho, nước chanh…

Nước ép hoa quả vừa có công dụng cung cấp nước vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cho sản phụ và thai nhi
Nước ép hoa quả vừa có công dụng cung cấp nước vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cho sản phụ và thai nhi

Còn có nhiều loại nước hoa quả khác các mẹ bầu có thể bổ dung mỗi ngày. Bên cạnh đó, có thể sử dụng nước ép từ các loại rau xanh cũng có tác dụng khá hiệu quả cho cả sản phụ và thai nhi.

Bên cạnh các loại nước uống, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Bên cạnh các loại nước uống, Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà khuyên chị em cần lưu ý đặc biệt đến việc dưỡng thai trong suốt thai kỳ. Bác sĩ Hà cho biết: “Nhiều mẹ bầu cứ nghĩ ăn nhiều là tốt, ăn rất nhiều nhưng bản thân lại không hấp thụ được, điều này vẫn khiến thai nhi thiếu dinh dưỡng. Có những mẹ bầu phàn nàn với tôi về việc bản thân ăn rất nhiều, cân nặng của mẹ có tăng nhưng thai nhi vẫn nhẹ cân. Bởi vậy, ngoài việc tự ăn uống theo sở thích, nhu cầu, thai phụ cũng nên đi khám và bổ sung các loại thuốc dưỡng thai hiệu quả”.

Trong các loại thuốc dưỡng thai, Đông y hiện được đánh giá cao nhất bởi tính an toàn, hiệu quả cao lại phù hợp tối đa với thể trạng của thai phụ. Các bài thuốc Đông y dưỡng thai ngàn đời được lưu truyền đã giúp nhiều chị em chăm sóc tốt cho sức khỏe mẹ và bé suốt thai kỳ và sinh con khỏe mạnh. Hiện trong nhiều nhà thuốc, Phòng khám Đông y Việt Nam đang là đơn vị hàng đầu được các mẹ bầu tin tưởng, chọn là nơi trao gửi niềm tin trong việc dưỡng thai. 

Cũng theo thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà, bên cạnh chế độ ăn uống, thời kỳ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố và PH âm đạo nên có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao gấp nhiều lần bình thường. 

Mắc bệnh phụ khoa trong thai kỳ gây ảnh hưởng tới cả mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể, nếu thai phụ mắc bệnh phụ khoa do nấm, chlamydia trong thời kỳ này thai phụ sẽ bị nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Đau bụng, nặng hơn gây viêm màng ối dễ sinh non, lây truyền nấm cho em bé. Nếu mẹ bầu bị bệnh phụ khoa, các vi khuẩn gây hại dễ dàng vào ối, xâm nhập vào phổi và gây các bệnh về hô hấp cho trẻ. Bên cạnh đó, các vi khuẩn này cũng thường gây các bệnh về da liễu, nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà, bên cạnh chế độ ăn uống chị em cần đặc biệt lưu ý đến các bệnh phụ khoa trong thai kỳ
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà, bên cạnh chế độ ăn uống chị em cần đặc biệt lưu ý đến các bệnh phụ khoa trong thai kỳ

Do đó, trước khi có ý định mang thai, cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như phụ khoa, chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này. Trong quá trình mang thai nếu mắc bệnh, mẹ bầu cần khám và điều trị dứt điểm tại các cơ sở uy tín bằng Đông hoặc Tây y để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Trên đây là 6 loại đồ uống tốt cho mẹ bầu lẫn thai nhi được bác sĩ Hà khuyên dùng. Những loại đồ uống trên nên dùng song song và điều đặn trong suốt quá trình mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và đặc biệt lưu ý phòng tránh bệnh phụ khoa để có một thai kỳ khỏe mạnh.

>>Xem thêm: Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà tư vấn cách chữa viêm phụ khoa an toàn khi mang thai và cho con bú trên Chương trình Sống khoẻ mỗi ngày VTV2

Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề hoặc điều trị bệnh phụ khoa trong thai kỳ, chị em có thể liên hệ:

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam

Lưu ý: Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà hiện làm việc trực tiếp tại cơ sở Hà Nội.

>>Thông tin bổ sung:

Ngày Cập nhật 24/06/2022

Bình luận (35)

  1. Hoàng Phượngg says: Trả lời

    Thấy nhiều chị em chia sẻ về bác sĩ Hà quá mà em chưa biết, chị nào có thông tin bác sĩ cho em xin với ạ

    1. Nguyễn Nhung says: Trả lời

      Ôi bạn không biết bác sĩ Hà à, cô là chuyên gia Sản Phụ khoa hàng đầu bằng YHCT đấy, search google cái là ra cả đống thông tin vì cô làm lĩnh vực này 40 năm rồi mà. Mình gửi 1 bài khá hay về cô, bạn đọc để tìm hiểu thêm nhé: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/thac-si-bac-si-do-thanh-ha-40-nam-tam-huyet-voi-y-hoc-co-truyen-c683a1085997.html

    2. Anh Nguyen says: Trả lời

      Mình từng chữa bác sĩ Hà. Cô là người rất tốt, có tâm với nghề và cực kỳ tâm lý. Cô chữa cả bệnh phụ khoa, vô sinh hiếm muộn, bệnh kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, viêm lộ tuyến… Thuốc thảo dược nên rất an toàn, dùng tốt cho phụ nữ mang bâù. Bạn khám chữa chỗ cô là chuẩn đấy

    3. Lê Tiểu My says: Trả lời

      Em cũng đang mang bầu và đang chữa viêm phụ khoa ở chỗ bác sĩ Hà ạ. Vì em đi khám luôn và bị nhẹ nên bác sĩ chỉ cho thuốc về ngâm rửa thôi. Bác sĩ cũng giải thích rất rõ về các vị thuốc nhưng không để ý về Đông y nên em chẳng nhớ được gì. Được cái em mới rửa được mấy ngày mà thấy hiệu quả tôt các chị ạ, đỡ hẳn khí hư với cả viêm ngứa. Chắc em còn phải dùng thêm 1 thời gian xem thế nào nhưng hiện tại thì thấy khá khả quan ạ

    4. Hoàng Phượngg says: Trả lời

      Vậy à em, chị cũng đang muốn chữa cô nhưng đang phân vân, em có thông tin gì cập nhật nhé

    5. Lê Tiểu My says: Trả lời

      Chị đã đi khám chưa chị. Em vừa kết thúc liệu trình hơn 1 tháng ở chỗ cô Hà. Thuốc của cô tốt lắm chị ạ, em thấy hết hẳn khí hư và viêm ngứa rồi. Nhân tiện em cũng đang dùng thêm thuốc dưỡng thai chỗ cô để nâng đề kháng vì bầu bí hay ốm vặt mà không uống thuốc Tây được, khổ quá.

    6. Hoàng Phượngg says: Trả lời

      Chị cũng đang chữa chỗ cô rồi em. Hiệu quả tốt em ạ. Cảm ơn em đã review nhiều lắm lắm

  2. Kim Tuyến says: Trả lời

    Bác sĩ Hà nói rất đúng, ngoài việc ăn uống ra chị em cần để ý khám phụ khoa nữa ạ. Mang bầu PH âm đạo thay đổi nhanh, nên rất dễ nhiễm bệnh. Mà vi khuẩn ấy tấn công màng ối ảnh hưởng tới con mình chứ tới ai đâu

    1. Ninh Mỹ Linh says: Trả lời

      Trước em sinh con bị nấm lưỡi bác sĩ cũng nói do mẹ bầu không điều trị bệnh phụ khoa nên vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh cho con. Chữa cho con khổ sở rồi nhìn con khóc, không ăn uống được em thấy ân hận ghê cơ

    2. Riley Lalle Mun says: Trả lời

      Bé nhà mình cũng bị bệnh ngoài da, mụn mủ sơ sinh sau sinh vài ngày rồi nó đầy người rõ sợ. Đi viện khám bác sĩ bảo bị chốc sơ sinh do nước ối mẹ đục, cho thuốc kháng sinh về uống và chỉ định tắm chè xanh. Mình cho con uống trường kỳ 1 tháng với tăm mà không khỏi. Rồi muộn lịch tiêm quá nên vẫn liều bế đến trạm y tế xem có tiêm được không. May mà gặp bác sĩ ở đây, bà chắc cũng 50 tuổi rồi, bà bảo con không được tiêm nhưng nhìn con thương quá nên hỏi thăm. Mình chia sẻ rồi bà bảo do khi bầu mẹ bị bệnh phụ khoa mà không biết, không chữa nên vi khuẩn vào ối gây bệnh ngoài da cho con. Bà bảo mình đừng cho con uống kháng sinh nữa mà còi người, chẳng khỏi được đâu, dặn về mua sài đất và lá trầu không về tắm cho con, bôi thêm hồ nươc vào mụn mủ vỡ ra để làm dịu da và massage dầu dừa để loại bỏ da chết cho con. Mình làm theo 1 tuần mà con khỏi hẳn. Thở phào nhẹ nhõm luôn. May mà gặp được bà không thì không biết con còn bị uống kháng sinh đến khi nào nữa. Bởi vậy mới nói, bệnh tật của con nhỏ đều do cha mẹ mà ra đấy các mẹ ạ. Ngay từ khi mang bầu nếu có dấu hiệu bệnh phụ khoa thì đi khám với chữa sớm đi, đừng để khiến con mắc bệnh như mình, khổ thân con lắm.

    3. Nguyễn Trang says: Trả lời

      Mấy hôm nay em cũng đang bị ngứa với viêm đau không biết có phải viêm âm đạo không nữa, nghe các mom chia sẻ mà sợ quá, chắc phải đi khám thôi. Mà các mom biết địa chỉ nào khám an toàn không cho em xin với ạ, chứ bầu bí dùng thuốc gì cũng sợ

    4. Kim Tuyến says: Trả lời

      Em cảm ơn chị, để em tìm thông tin rồi đến khám ạ!

  3. Thảo Moon says: Trả lời

    Uống thuốc dưỡng thai là lựa chọn đúng đắn đấy các chị ạ. Trước em bầu đứa đầu cũng ăn đủ thứ trên đời nhưng cơ địa không hấp thụ được nên cũng chẳng vào được con. Ăn uống khổ sở con sinh ra được có 2,8kg ai cũng quở còi. Đến bé thứ 2 em rút kinh nghiệm từ tháng thứ 6 trở đi là dùng thuốc dưỡng thai vì tầm đấy dưỡng chất hấp thụ vào con nhiều rồi. Có tác động từ thuốc Đông y cái khác ngay, em không ăn quá nhiều mà chỉ ăn uống thoải mái những thứ mình thích thôi nhưng bé sinh ra nặng 3,6kg trong khi mẹ rất còi.
    Con sinh ra mập mạp, đủ chất nên khỏe mạnh, hầu như chẳng ốm vặt bao giờ chứ không dặt dẹo ốm đau như chị lớn. Đúng là những điều tốt nhất, kinh nghiệm nuôi dạy tốt nhất luôn dành cho bé thứ 2 thật các mẹ ạ. Thế nên các mẹ đừng lăn tăn nữa, bầu khỏe mạnh, thể trạng tốt thì không nói làm gì chứ nêú cơ thể mình vốn kém hấp thụ rồi thì nên dùng thêm thuốc để bổ sung các mẹ ạ

    1. Tâm Lê says: Trả lời

      Em cũng nghĩ như chị, nhiều khi cơ địa không hấp thụ được dù có ăn nhiều cũng vô ích, trường hợp đấy uống thuốc bổ chẳng tốt hơn nhiều ấy chứ, mà thoải mái tư tưởng cho tất cả

    2. Bùi Thu Trang says: Trả lời

      Vẫn biết có đầu có đuôi nuôi sẽ lớn nhưng đúng là khi nhưng người xung quanh chê bai con mình cũng bực thật, mà chẳng nhẽ mắng người ta nên cứ phải chịu đựng, bực ghê cơ

    3. Hoàng Lê says: Trả lời

      Người ta vẫn nói nuôi bé đầu là thử nghiệm, bao nhiêu cái hay cái tốt đã rút ra đều được áp dụng cho bé thứ 2, không sai chị nhỉ

  4. Bích Dương says: Trả lời

    Có chị em nào từng bốc thuốc an thai, dưỡng thai bác sĩ Thanh Hà không ạ? Em đang được cô bạn giới thiệu bác sĩ này mà đang phân vân quá

    1. Ngọc Hải says: Trả lời

      Mình từng chữa hiếm muộn 3 năm, cầu con khắp nơi không được. May nhờ bác sĩ Hà mát tay, nhờ dùng thuốc của bác sĩ mình có, rồi cũng nhờ thuốc của bác sĩ mà mình ít bị ốm nghén, khỏe mạnh hơn. Hồi đấy khó lắm mới có được con mà mình còn bị ngã, may nhờ bác sĩ kê đơn an thai, dưỡng thai thêm mới có đứa con khỏe mạnh như bây giờ. Bác sĩ thực sự tốt chị em ạ, tốt ở chỗ vừa là thầy thuốc giỏi, vừa tốt tính và quan tâm nữa. Biết vợ chồng mình ở quê, điều kiện khó khăn nên bác sĩ toàn hỗ trợ gửi thuốc về nhà cho rồi còn gọi điện hỏi thăm, động viên và dặn dò giữ gìn sức khỏe cẩn thận nữa

    2. Thị Quỳnh says: Trả lời

      Bác sĩ Hà là chuyên gia hàng đầu rồi bạn, cô chữa hiếm muộn, vô sinh rồi còn bệnh phụ khoa và an thai, dưỡng thai luôn. Cô có 40 năm kinh nghiệm nên trường hợp nào cũng từng gặp, mình cũng từng bốc thuốc cô

    3. Nguyễn Mỹ Linh says: Trả lời

      Bác sĩ Hà rất giỏi giữ thai, dưỡng thai. Trước mình bầu thai nhỏ, lại còn dọa sảy cũng dùng thuốc của cô. Mấy cái này chỉ có dùng Đông y thôi chứ Tây y thì xác định nằm im trên giường, treo chân 😀

  5. máy lọc nước says: Trả lời

    Bạn tham khảo 1 số cách dưỡng thai cô chia sẻ trong bài này nhé, nhưng tốt nhất là đến tận nơi cô xem thể trạng, sức khỏe cho, thiếu gì cô kê thêm cho cái đó thì mới tốt bạn ạ. Cuối bài có thông tin liên hệ cô đó: https://drbacsi.com/nhung-bai-thuoc-duong-thai-dong-y-cho-ba-bau/

  6. Vânn Anhh says: Trả lời

    Nhiều khi ăn nhiều, uống nhiều cũng chưa chắc đủ chất đâu các mẹ. Trước mình cũng ăn uống hùng hục cuối cùng vẫn bị phán con nhẹ cân thế là phải đi cắt thuốc dưỡng thai về uống. Trộm vía từ lúc uống con lên cân tốt hẳn, sinh ra được 3,8kg, ai cũng ngạc nhiên vì mẹ còi mà sinh con mập

    1. Hoàng Thanh Huyền says: Trả lời

      Ôi vậy à chị, bé nhà em đi siêu âm cũng hơi nhỏ nên cũng đang muốn bốc vài thang nhưng không biết ở đâu uy tín. Chị bốc thuốc thầy lang nào vậy ạ?

    2. Kiều Thế Hòa says: Trả lời

      Mình khám và bốc thuốc bác sĩ Thanh Hà ở Hoàng Ngân bạn nhé. Uống từ hồi bầu 7 tháng.

    3. Vân Anh Lê says: Trả lời

      Chị có thể cho em xin địa chỉ cụ thể và cách thức liên hệ của cô không ạ. Em muốn tham khảo và bốc thêm vài thang xem sao ạ. Em cũng đang bầu 6 tháng

  7. Quỳnh Bống says: Trả lời

    Cứ canh để uống đủ các loại nước này mệt phết chị em nhỉ. Có chị em nào như em không, toàn phải xếp lịch để uống cho đủ ngày 1 cốc nước cam, sữa, nước rồi lại tranh thủ bổ sung nước mía, nước dừa, chưa kể còn vụ ăn nữa. Ăn uống nhiều qúa em sắp béo như lợn rồi, không biết sinh xong liệu có giảm cân được không nữa

    1. Diệu Linh says: Trả lời

      Công nhận, em mới được 3 tháng mà ngày nào cũng bị mẹ chồng nhồi cho đủ thứ trên đời, tăng 5kg. Vừa rồi đi khám bác sĩ mắng cho té tát, bắt ăn chế độ hạn chế đường và tinh bột, rõ khổ

    2. Thanh Tâm says: Trả lời

      Mình thì chẳng cố nhồi hoặc kiêng khem gì nhiều. Thích gì ăn nấy, chỉ tham khảo những thứ không được ăn để tránh và cố gắng ăn uống đủ chất hơn thôi.

    3. Ánh Tuyết says: Trả lời

      Ăn ít thì sợ con còi mà ăn nhiều thì mẹ khổ, chưa kể lúc nghén ngẩm mà nhồi đủ thứ vào người chắc em chết mất.

    4. Bích Phương says: Trả lời

      Đùa chứ em không lười ăn lười uống chỉ lười đi vệ sinh thôi. Uống nhiều nước tốt thật đấy nhưng cứ nghĩ đến khoản 5 – 10p đi WC 1 lần đã thấy ngaị rồi

  8. Phương Anh says: Trả lời

    Từ hồi bầu đến bầu mình uống không biết bao nhiêu quả dừa rồi nữa, qua 3 tháng đầu hầu như ngày nào cũng uống. Mọi người vẫn nói càng về cuối càng nên uống nhiều nước dừa để trong ối, đọc bài này mới biết hóa ra không phải. Thông tin hữu ích quá, cảm ơn bác sĩ nhiều.

    1. Nguyễn Thu Hằng says: Trả lời

      Công nhận trong các loại em thấy nước dừa là dễ uống nhất ấy, em cũng uống không biết chán.

    2. Nguyễn Thúy Hài says: Trả lời

      Nước dừa vừa tốt, nhiều chất lại ít đường, mình cũng uống thường xuyên từ hồi 3 tháng đến giờ

    3. Nguyễn văn nhi says: Trả lời

      Các chị e cho mình xin địa chỉ của Bác Sĩ Hà đi ạ

      1. Thảo Trang says:

        Mom liên hệ hai số này này: (024) 7109 2668 – 0989 913 935

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *