Bá Tử Nhân - Công Dụng Và Các Bài Thuốc Trị Bệnh

Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây bá tử nhân – đây là một loại cây quen thuộc. Dược liệu này còn được gọi là Bách thật, Trắc bá, Trắc bách diệp,… với danh pháp khoa học là Platycladus orientalis (L.) Franco. Theo sự ghi nhận của giới y học cổ truyền, bá tử nhân có vị ngọt, tính bình, được quy vào kinh Tâm và Vị, có tác dụng chữa âm hư, đổ nhiều mồ hôi trộm, táo bón, đánh trống ngực, ngủ không ngon, mất ngủ, hư phiền,…

Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây bá tử nhân - đây là một loại cây quen thuộc còn được gọi là Bách thật, Trắc bá, Trắc bách diệp,...
Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây bá tử nhân – đây là một loại cây quen thuộc còn được gọi là Bách thật, Trắc bá, Trắc bách diệp,…

Tên gọi – Phân loại

  • Tên gọi khác: Trắc bách diệp, Trắc bá tử nhân, Cúc hoa, Bách tử nhân, Bá thực, Bách thật, Bách tử nhân,…
  • Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco
  • Họ: Thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả dược liệu: Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây bá tử nhân – đây là loại cây thân gỗ, loại cây này có thể cao tới 5 mét và có thể hơn. Dược liệu có màu vàng nhạt, kích thước lớn hơn hạt mè hình trứng, có vị đắng nhưng có mùi thơm nhẹ.

Phân bố: Cây bá tử nhân là loại dược liệu được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành thuộc vùng đông bắc Trung Quốc. Hiện nay, loại cây này đã được di thực vào nước ta và đã được trồng rộng rãi để làm thuốc chữa bệnh cũng như làm cảnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Sử dụng phần hạt của cây bá tử nhân để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hái phần hạt của cây bá tử nhân là vào mùa đông và kéo dài đến đầu mùa xuân.

Chế biến: Đem phơi khô rồi xát bỏ vỏ ngoài, sau đó lấy phần nhân bên trong có màu vàng nhạt đem phơi khô.

Cách bảo quản: Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế trong bọc kín và cất trữ nơi thoáng mát, tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây bá tử nhân
Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây bá tử nhân

Thành phần hóa học có trong bá tử nhân

Trong bá tử nhân có chứa đến 40 thành phần hóa học, trong đó, chủ yếu chứa thành phần hoạt chất A – cedrol (36.84%). Ngoài ra, trong dược liệu này còn có sự hiện diện của các thành phần hoạt chất khác như:

  • Axit juniperic
  • Amentoflavon
  • Cariophilen
  • Estolide
  • Vitamin C
  • Tanin
  • Hinokiflavon
  • Myrixetin
  • Saponozit
  • Pinen

Tính vị và quy kinh dược liệu bá tử nhân

Trong Đông y, dược liệu bá tử nhân có tính vị và được quy kinh như sau:

Tính vị:

  • Vị ngọt, cay, tính bình (theo Trung Dược Học)
  • Vị ngọt, tính bình (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

Quy kinh:

  • Kinh Tâm, Can và Tỳ (theo Trung Dược Học)
  • Kinh Tâm, Can và Thận (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

Tác dụng dược lý của dược liệu bá tử nhân

Theo y học hiện đại:

  • Có tác dụng tăng kích thích quá trình đông máu là nhờ có nước sắc từ bá tử nhân;
  • Ức chế sự hình trưởng và hoạt động của một số loại virus cúm, vi khuẩn hay tụ cầu khuẩn;
  • Dịch tiết của bá tử nhân giúp tăng cường khả năng gây mê của Pentobarbital sodium;
  • Tác động lên trung khu thần kinh nhờ có phần lắng đọng của nước sắc bá tử nhân, đồng thời cải thiện tình trạng ho.

Theo Y học cổ truyền:

  • Nhuận trường, an thần và dưỡng tâm (theo Trung Dược Học)
  • Nhuận táo, thông tiện, cầm mồ hôi, dưỡng tâm, an thần (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Tác dụng dược lý của dược liệu bá tử nhân
Tác dụng dược lý của dược liệu bá tử nhân

Cách dùng và liều lượng sử dụng vị thuốc bá tử nhân

Cách dùng: Bá tử nhân thường được sử dụng kết hợp cùng với các dược liệu khác ở dạng thuốc sắc. Ngoài ra, vị thuốc này cũng được sử dụng ở dạng bột mịn rồi hoàn thành viên hoặc ngâm rượu để sử dụng (cách dùng còn tùy thuộc vào từng bệnh lý và bài thuốc).

Liều dùng: Dùng 4 – 12 gram/ ngày và có thể bị thay đổi tùy vào từng đối tượng và bệnh lý.

Bá tử nhân và các bài thuốc chữa bệnh hay từ dược liệu này

Bá tử nhân là một trong những vị thuốc nam quý được nhiều người biết đến với công dụng trị nhiều loại bệnh khác nhau. Những bài thuốc trị bệnh từ dược liệu này đã được giới y học cổ truyền lưu lại và truyền lại cho các thế hệ sau. Và dưới đây là một số bài thuốc điển hình từ dược liệu này, bạn đọc có thể tham khảo và lưu lại để sử dụng nếu cần thiết:

1. Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng động kinh, trướng bụng, trẻ nhỏ hay quấy khóc về đêm

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân một lượng vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Trộn một lượng bá tử nhân vừa đủ cùng với nước cơm để uống.

2. Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân và thục địa mỗi vị 20 gram; đương quy, phục thần, huyễn sâm, câu kỷ và mạch đông mỗi vị 12 gram cùng với cam thảo và xương hồ mỗi vị 4 gram.
  • Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để dùng hết trong ngày. Có thể chia phần thuốc sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng. Người bệnh nên sử dụng thuốc khi thuốc còn nóng.

3. Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng hồi hộp, mất ngủ, ngủ không ngon

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân và toan táo nhân mỗi vị 16 gram cùng với ngũ vị tử và viễn chí mỗi vị 8 gram.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại và chia phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày. Dùng thuốc khi thuốc còn đủ ấm.

4. Bài thuốc sử dụng bá tử nhân cải thiện tình trạng rụng tóc do thần kinh suy nhược

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân và đương quy mỗi vị 640 gram.
  • Cách thực hiện: Đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn, thêm một ít mật rồi hoàn thành viên. Sau đó, đem cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 12 gram cùng với ly nước ấm. Người bệnh dùng thuốc mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

5. Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng đổ nhiều mồ hôi

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân và mạch nhu mỗi vị 16 gram; đảng sâm, mẫu lệ, bạch truật, ma hoàng căn và hạ khúc mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram ngũ vị tử.
  • Cách thực hiện: Mang tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị tán thành bột mịn, rồi trộn cùng với táo nhục rồi hoàn thành viên. Nếu không sử dụng ở dạng thuốc bột thì cũng có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc.

6. Bài thuốc từ bá tử nhân giúp nhuận tràng, trị chứng táo bón ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh

Cách số 1

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân, trần bì và hạnh nhân mỗi vị 12 gram; uất lý nhân và tùng tử nhân mỗi vị 4 gram cùng với 20 gram đào nhân.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, thêm một ít mật rồi hoàn thành viên. Mỗi lần sử dụng 4 – 8 gram và dùng 2 lần một ngày hoặc sử dụng mỗi lần 6 – 8 gram và dùng 1 lần một ngày. Dùng thuốc trước khi đi ngủ.

Cách số 2

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân, tùng tử nhân và hỏa ma nhân mỗi vị 10 gram.
  • Cách thực hiện: Mang tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn, thêm một ít mật hoàn thành viên để sử dụng. Mỗi lần sử dụng 6 – 8 gram và dùng mỗi ngày một lần. Dùng thuốc trước khi đi ngủ.

7. Bài thuốc từ bá tử nhân trị sốt xuất huyết

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân (sao đen), cây nhọ nồi và mã đề mỗi vị 16 gram; 12 gram lá cúc tần cùng với 20 gram củ sắn dây.
  • Cách thực hiện: Làm sạch các vị thuốc trên rồi cho vào ấm sắc cùng với 700 ml nước lọc. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chia phần nước thu được thành 3 phần nhỏ để sử dụng vào mỗi buổi sáng, trưa và buổi tối. Người bệnh nên sử dụng thuốc khi thuốc còn ấm, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.
Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình, được quy vào kinh Tâm và Vị, có tác dụng chữa âm hư, đổ nhiều mồ hôi trộm, táo bón, ngủ không ngon, mất ngủ, hư phiền,...
Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình, được quy vào kinh Tâm và Vị, có tác dụng chữa âm hư, đổ nhiều mồ hôi trộm, táo bón, ngủ không ngon, mất ngủ, hư phiền,…

8. Bài thuốc từ bá tử nhân trị thổ huyết do táo nhiệt

  • Chuẩn bị: 20 gram bá tử nhân (tươi), 24 gram lá ngải cứu (tươi), 40 gram sinh địa cùng với 80 gram lá sen (tươi).
  • Cách thực hiện: Sắc để lấy nước dùng cải thiện bệnh lý. Sử dụng mỗi ngày chỉ một thang thuốc trên.

9. Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng tử cung ra máu ở phái nữ

  • Chuẩn bị: 100 gram bá tử nhân tươi, 15 gram mật ong nguyên chất và 500 gram củ sen tươi.
  • Cách thực hiện: Bá tử nhân và củ sen tươi cần rửa sạch nhiều lần với nước. Sau đó, giã nát và chắt lọc lấy phần nước cốt. Thêm một lượng mật ong nguyên chất, trộn đều rồi đem hấp cách thủy khoảng 5 – 7 phút và sử dụng khi thuốc còn ấm.

10. Bài thuốc từ bá tử nhân trị bệnh lao phổi ho ra máu hay tình trạng nôn ra máu

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân và bạch cập mỗi vị 16 gram cùng với ngó sen và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20 gram.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ các nguyên liệu trên phơi nắng hoặc sấy cho khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột mịn. Thêm một ít nước để hoàn thành viên với trọng lượng mỗi viên là 10 gram. Mỗi lần sử dụng 3 viên cùng với ly nước ấm, dùng mỗi ngày 1 lần.

11. Bài thuốc từ bá tử nhân trị bệnh trĩ nội độ 3

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân, sinh địa, vừng đen và bạch thược mỗi vị 12 gram; đào nhân, hoa hòe, xuyên không và hồng hoa mỗi vị 9 gram cùng với 4 gram đại hoàng.
  • Cách thực hiện: Cho một thang thuốc trên vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc thuốc trên ngọn lửa vừa đủ sao cho lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước sắc được và chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc với liều lượng như trên.

12. Bài thuốc từ bá tử nhân giúp bổ thận, tráng dương, hỗ trợ điều trị thận hư, di tinh, hoạt tinh, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ không ngon

  • Chuẩn bị: 30 gram bá tử nhân; 20 gram cúc hoa; ba kích và ngũ gia bì mỗi vị 60 gram; 100 gram sâm cao ly; bạch truật, thỏ ty tử và nhục thung dung mỗi vị 80 gram cùng với 1 bộ lộc nhung.
  • Cách thực hiện: Đem lộc nhung ngâm cùng với 2 lít rượu trắng sau khi được bào chế. Các dược liệu còn lại cũng được đem ngâm cùng với 3 lít rượu trắng. Tiến hành ngâm ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau 30 ngày ngâm, trộn lẫn ½ rượu lộc nhung cùng với ²⁄3 rượu thuốc. Mỗi lần sử dụng một ly rượu nhỏ tương đương với 30 ml rượu, dùng trước bữa ăn tối khoảng 15 – 20 phút.

13. Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng mất ngủ, ngủ không ngon thể âm hư hỏa vượng

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân, thiên môn, huyền sâm, viễn chí và táo nhân (sao đen) mỗi vị 10 gram; mạch môn, nhân sâm, phục linh và đương quy mỗi vị 12 gram; 20 gram sinh địa, 8 gram kiết cánh cùng với 4 gram ngũ vị.
  • Cách thực hiện: Sắc một thang thuốc trên để lấy nước dùng. Có thể chia lượng thuốc sắc được thành nhiều phần nhỏ để uống hết trong ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc với những vị thuốc được liệt kê trên.

14. Bài thuốc từ tử nhân trị đởm hư, sợ hãi ngủ không yên giấc

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân, sơn thù, nhân sâm và kỷ tử mỗi vị 10 gram; phục thần, chỉ xác và cúc hoa mỗi vị 10 gram; 6 gram nhục quế và 4 gram ngũ vị.
  • Cách thực hiện: Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc với các vị thuốc được liệt kê trên. Dùng thuốc thay cho nước trà.

15. Bài thuốc sử dụng bá tử nhân cho các đối tượng thể tạng tốt nhưng vẫn bị mất ngủ

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân (sao vàng), toan táo nhân (sao đen), mạch môn (bỏ tim), viễn chí (chế cam thảo) và thạch xương bồ mỗi vị 10 gram; nhân sâm và bạch phục linh mỗi vị 12 gram cùng với trần bì (chế gừng) và trúc nhự (sao mật) mỗi vị 5 gram.
  • Cách thực hiện: Sắc mỗi ngày một thang thuốc với những liều lượng trên để cải thiện bệnh lý.

16. Sử dụng bá tử nhân để làm đẹp

  • Chuẩn bị: Bá tử nhân và cúc hoa mỗi vị 30 gram.
  • Cách thực hiện: Mang hai nguyên liệu trên sao khô rồi tán thành bột mịn. Cho toàn bộ bột mịn vào trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 14 – 18 gram hỗn hợp trên để pha cùng với ly nước ấm.

17. Món ăn từ bá tử nhân giúp bồi bổ sức khỏe, chữa chứng hồi hộp, lo âu, mất ngủ, hay quên

  • Chuẩn bị: 30 gram bá tử nhân, 1 quả tim lợn cùng với những gia vị vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Tim lợn cần được làm sạch rồi ươm ướp cùng với một ít gia vị. Sau đó, rạch một đường giữa rồi cho toàn bộ bá tử nhân vào bên trong và dùng chỉ buộc lại. Đem hầm cách thủy cho đến khi tim heo và bá tử nhân chín nhừ. Nêm nếm một lượng gia vị vừa đủ ăn.

18. Món ăn từ bá tử nhân hỗ trợ điều trị chứng táo bón, rối loạn nhịp tim, lo âu và mất ngủ

  • Chuẩn bị: 10 – 15 gram bá tử nhân, 100 gram gạo tẻ và mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Đem gạo nấu nhừ thành cháo rồi cho bá tử nhân đã giã dập vào nấu cùng cho đến khi chín nhừ. Khi cháo gần chín, thêm một lượng mật ong vừa đủ và khuấy đều. Thưởng thức cháo khi cháo còn nóng.
Bá tử nhân có thể sử dụng ở dạngBá tử nhân có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột để cải thiện sức khỏe thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột để cải thiện bệnh lý
Bá tử nhân có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột để cải thiện sức khỏe

Sử dụng bá tử nhân cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Các đối tượng dưới đây không được sử dụng bá tử nhân hoặc cần hết sức lưu ý khi sử dụng:

  • Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong bá tử nhân;
  • Đối tượng bị tiêu chảy hoặc đi đại tiện lỏng;
  • Đối tượng ít đờm.

Bên cạnh đó, bạn không được tự ý kết hợp bá tử nhân cùng với Cúc hoa và Dương đề thảo, bởi việc kết hợp các loại dược liệu này không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài sự mong đợi. Đồng thời, tham khảo thêm ý kiến của giới chuyên môn để biết thêm những thông tin khác về cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu bá tử nhân.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế chỉ định hay phương pháp điều trị của giới chuyên môn.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *