Các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Việc thường xuyên luyện tập cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hữu hiệu được các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Tuy nhiên người bệnh cần phải thực hiện đúng cách thì mới đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả. Dưới đây là danh sách các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất và cách thực hiện.

Các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất
Hướng dẫn thực hiện các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Danh sách các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Ngoài việc việc sử dụng thuốc và những phương pháp điều trị chuyên sâu khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng một trong những bài tập sau đây:

Bài tập 1: Bài tập ôm 1 gối chữa thoát vị đĩa đệm

Công dụng:

  • Cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra
  • Nâng cao sức bền và sự dẻo dai cho xương.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa trên sàn
  • Hai chân đặt song song với nhau
  • Co một bên chân hướng lên vùng ngực sao cho đầu gối của bạn có thể ép sát vào phần bụng và ngực
  • Dùng cả hai tay ôm lấy đầu gối, dùng lực kéo đầu gối về sát với bụng. Lưu ý chân còn lại phải giữ thẳng nguyên
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây
  • Từ từ thả lỏng tay và đưa chân về vị trí ban đầu
  • Thực hiện tương tự với bên chân còn lại
  • Lặp lại động tác khoảng 10 – 15 lần mỗi bên.

Bài tập 2: Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bài tập ôm gối nghỉ ngơi

Công dụng:

  • Kích thích quá trình kéo giãn của cột sống, tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm thoát vị chuyển dịch về vị trí ban đầu. Nhờ đó giúp người bệnh cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau nhức xương khớp và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

Cách thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế thẳng người, hai chân đặt song song với nhau
  • Co cả hai chân hướng về phía ngực
  • Dùng lực ở hai tay ôm và kéo đầu gối của cả hai chân sát vào bụng
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây
  • Từ từ thả lỏng tay và đưa chân về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác khoảng 15 lần.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bài tập ôm gối nghỉ ngơi
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bài tập ôm gối nghỉ ngơi

Bài tập 3: Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bài tập cầu nhỏ

Công dụng:

  • Kích thích và nâng cao quá trình kéo giãn của cột sống lưng
  • Làm giảm tình trạng đau nhức, co cứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra
  • Nâng cao sức bền, sức khỏe và sự dẻo dai của hệ cơ xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế thẳng người, thả lỏng hai tay và hai chân
  • Người bệnh gập gối ở cả hai chân. Tuy nhiên tay vẫn giữ nguyên trạng thái trên sàn
  • Dùng lực nâng phần mông lên cao khỏi mặt đất
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây
  • Từ từ thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác khoảng 15 lần.

Bài tập 4: Bài tập đạp xe điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Công dụng:

  • Bài tập kích thích chức năng của nhóm cơ sau cột sống ngực, sau thắt lưng và cổ. Từ đó giúp cho xương cũng như trục tồn tại trong nhóm cơ cột sống lưng được chắc khỏe hơn.

Cách thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế thẳng người, thả lỏng hai tay và hai chân
  • Người bệnh gập hai đầu gối lại với nhau
  • Tiến hành đạp hai chân một cách nhẹ nhàng theo hình vòng tròn, đạp chân trên không như đạp xe đạp
  • Thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy chân mỏi thì dừng lại
  • Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần.
Bài tập đạp xe điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Bài tập đạp xe điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và cải thiện cơn đau

Bài tập 5: Bài tập con mèo chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Công dụng:

  • Khắc phục tình trạng đau nhức cơ, đau nhức xương khớp
  • Cải thiện khả năng vận động của vùng thắt lưng, vai và đốt sống cổ
  • Nâng cao sức bền và sự dẻo dai cho cơ lưng.

Cách thực hiện: 

  • Quỳ gối và chống hai tay xuống sàn để tạo thành 4 điểm tựa
  • Dùng lực để cong lưng hết cỡ, đồng thời cố gắng gồng mình
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây
  • Từ từ thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác khoảng 15 lần.

Bài tập 6: Bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm với tư thế em bé

Công dụng:

  • Kích thích quá trình kéo giãn của cột sống
  • Nâng cao sức bền cho xương và các khớp
  • Giảm tình trạng đau nhức và cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện: 

  • Quỳ gối và chống hai tay xuống sàn để tạo thành 4 điểm tựa
  • Nhẹ nhàng hạ mông xuống cho đến khi phần mông chạm đến hai gót chân
  • Cố gắng bò về phía trước
  • Thực hiện động tác cho đến khi có cảm giác mỏi thì thả lỏng và trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần.
Bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm với tư thế em bé
Bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm với tư thế em bé

Bài tập 7: Bài tập Bird dog chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Công dụng:

  • Cải thiện tình trạng đau nhức và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
  • Giúp vùng thắt lưng, vai, hông, cổ được thư giãn.

Cách thực hiện:

  • Quỳ gối và chống hai tay xuống sàn để tạo thành 4 điểm tựa, giữ thẳng cột sống lưng
  • Đưa cánh tay phải về phía trước. Đồng thời đẩy chân trái thẳng ra phía sau sao cho cánh tay, phần lưng và phần cổ tạo thành một đường thẳng
  • Nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu. Phần đầu gối của bạn khi trở về vị trí ban đầu có thể chạm sàn nhưng không được quá lâu
  • Thực hiện động tác từ 10 – 15 lần. Sau đó đổi bên.

Bài tập 8: Bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm với tư thế rắn hổ mang

Công dụng:

  • Kích thích sự kéo giãn cột sống, đốt sống cổ. Từ đó giúp sự dẻo dai tại vùng thắt lưng, cổ và vai được nâng cao. Đồng thời cải tình trạng đau nhức và nâng cao sức bền cho xương khớp
  • Nâng cao khả năng chịu đựng của phần vai, tay và hai chân.

Cách thực hiện:

  • Nằm sấp dưới sàn
  • Đặt hai bàn tay úp xuống sàn và ngang với phần ngực
  • Hai chân thả lỏng và tách rộng bằng vai
  • Sau khi hít một hơi thật sâu, nhẹ nhàng nâng người lên. Đồng thời ngẩng cao đầu ra phía sau
  • Giữ nguyên trạng thái từ 3 – 5 nhịp đếm. Sau đó hạ người xuống một cách từ từ. Đồng thời thở ra
  • Lặp lại động tác 5 lần.
Bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm với tư thế rắn hổ mang
Bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm với tư thế rắn hổ mang

Bài tập 9: Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng bài tập Plank

Công dụng:

  • Nâng cao sức bền và khả năng chịu đựng của xương khớp
  • Kích thích đốt sống lưng, đốt sống cổ hoạt động một cách tốt hơn
  • Giảm đau nhức
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm thoát vị chuyển dịch về vị trí ban đầu.

Cách thực hiện:

  • Nằm úp dưới sàn với tư thế thẳng lưng
  • Chống hai cẳng tay xuống sàn để tạo thành một góc 90 độ
  • Đầu, cổ giữ thẳng và nhìn về phía trước
  • Hai chân duỗi thẳng, khép lại, mũi chân nhón cao
  • Cố gắng giữ cho phần lưng và chân tạo thành một đường thẳng. Người bệnh cần lưu ý không nên trùng lưng bởi điều này có thể khiến bạn bị đau lưng
  • Giữ nguyên trạng thái trong 30 giây
  • Những lần tiếp theo tăng dần thời gian lên đến 2 phút.

Bài tập 10: Bài tập căng cơ với khăn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Công dụng:

  • Khắc phục tình trạng co cứng khớp, giúp khớp và các đốt xương trở nên linh hoạt hơn
  • Cải thiện tình trạng đau nhức, sưng tấy và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra
  • Giúp vùng thắt lưng, cổ, cánh tay và chân được thư giãn.

Cách thực hiện:

  • Hai tay cầm hai đầu khăn lông
  • Người bệnh choàng khăn qua lòng của bàn chân trái hoặc bàn chân phải
  • Nằm xuống sàn với tư thế thẳng lưng
  • Dùng lực để hóp chặt phần cơ bụng
  • Tiếp tục dùng lực nâng bên chân có choàng khăn lên trên cao. Dùng tay kéo khăn về phía bụng để có thể dễ dàng nâng chân và giữ thẳng chân
  • Giữ nguyên tư thế từ 15 – 30 giây
  • Thả lỏng cơ thể và hạ chân về vị trí ban đầu
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại
  • Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần mỗi chân.
Bài tập căng cơ với khăn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Bài tập căng cơ với khăn giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Trên đây là tổng hợp các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất. Những bài tập này có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức, co cứng và một số triệu chứng khó chịu khác của bệnh. Đồng thời kích thích chức năng của nhóm cơ sau cột sống ngực, sau thắt lưng và cổ. Từ đó giúp cho xương cũng như trục tồn tại trong nhóm cơ cột sống lưng được chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, trước khi luyện tập, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách thực hiện và những điều cần lưu ý.

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *