Băng Phiến Có Tác Dụng Gì? Có Độc Không Và Cách Dùng

Băng phiến có vị cay, đắng, mùi hăng và tính hơi hàn. Với tác dụng khai khiếu, chỉ thống, tỉnh thần và thanh nhiệt, dược liệu này thường được sử dụng trong bài thuốc chữa các chứng nhiệt độc, trúng phong cấm khẩu, đau nhức do chấn thương ngoại khoa,…

băng phiến có tác dụng gì
Dược liệu băng phiến có tác dụng gì?

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Long não, Phiến não, Mai hoa não, Băng phiến não,…
  • Tên khoa học: Borneol
  • Họ: Long não – Lauraceae hoặc Cúc – Asteraceae

Nguồn gốc – Đặc điểm

1. Nguồn gốc

Băng phiến được bào chế từ gỗ của cây Long não (Dryobalanops aromatic) hoặc cây Đại bi (Blumea balsamifera). Hiện nay, dược liệu còn được bào chế từ phương pháp tổng hợp.

2. Đặc điểm

Băng phiến có màu trắng hoặc trắng nhạt, dạng phiến đa góc. Hình dáng đa dạng, một số mảng kết tinh nhỏ có hình dáng như hạt thóc nhưng cũng có những mảng kết tinh lớn. Dược liệu có chất cứng rắn, sờ vào hơi bột và có mùi thơm cay mát.

3. Thu hoạch – bào chế

Cây đại bi và long não được thu hoạch chủ yếu vào mùa thu đông vì thời điểm này thân cây có nhiều nhựa. Sau khi thu hoạch về, cho lá và cành đâm nhỏ. Sau đó đổ thêm nước vào và đun nhỏ lửa trong vòng 3 – 4 giờ đồng hồ cho nhựa cây kết tinh lại thành băng phiến.

4. Bảo quản

Băng phiến dễ bay hơi nên thường được bảo quản trong lọ thủy tinh kín.

5. Thành phần hóa học

Chủ yếu là Borneol.

Tính vị – Quy kinh

1. Tính vị

Vị đắng, hắng, cay, tính hơi hàn.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Tỳ, Tâm và Phế

Băng phiến có tác dụng gì? Có độc không?

Băng phiến có độc tính nên cần thận trọng khi sử dụng. Ngoài hấp thu qua đường uống, dược liệu còn được đi vào tuần hoàn máu qua da và niêm mạc.

  • Dấu hiệu nhận biết ngộ độc cấp: Vàng da, buồn nôn, ói mửa, đau đầu, tiểu sậm màu, lũ lẫn, kích động, bồn chồn, co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
  • Trong trường hợp dùng liều thấp dài ngày có thể gây ngộ độc mãn tính với các biểu hiện như: Hoại tử gan, thiếu máu, tổn thương thần kinh, cáu gắt, trẻ nhỏ chậm lớn, giảm hiệu suất làm việc, hay chóng mặt, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp, tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể,…
ngửi mùi băng phiến có độc không
Theo Đông y, băng phiến có tác dụng tích uế, thanh nhiệt, tỉnh thân, khai khiếu và chỉ thống

– Tác dụng của băng phiến theo Đông Y:

  • Công dụng: Thanh nhiệt, tích uế, chỉ thống (giảm đau), làm tan màng mộng, tỉnh thần và khai khiếu (thông mũi).
  • Chủ trị: Ngực đau lạnh, đau rát cổ họng, loét miệng, đau mắt, động kinh, bất tỉnh do sốt cao, trúng phong cấm khẩu, hôn mê, đau bụng,…
  • Dược liệu còn được sử dụng để đuổi các loại côn trùng và động vật gặm nhấm

– Tác dụng của băng phiến theo nghiên cứu hiện đại:

  • Tác dụng dục sản: Nghiên cứu cho thấy, dược liệu có tác dụng dục sản ở chuột nhắt trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, song cầu phế viêm, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và các loại nấm men gây bệnh ngoài da.
  • Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi: Dược liệu có tác dụng kích thích dây thần kinh ngoại vi và giảm đau thần kinh.
  • Nghiên cứu cho thấy, băng phiến được hấp thu qua da và niêm mạc, sau đó tích tụ chủ yếu ở não và màng ruột.

Cách sử dụng dược liệu băng phiến

Băng phiến có độc tính nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ thầy thuốc. Có thể dùng dạng uống hoặc dùng ngoài.

Liều dùng tham khảo: 0.03 – 0.1g/ ngày. Đối với trẻ nhỏ và người có thể trạng yếu, cần cân chỉnh liều lượng tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ băng phiến

dược liệu băng phiến
Băng phiến thường được dùng để chữa đau đầu, trúng phong cấm khẩu, thấp chẩn,…

1. Bài thuốc trị tưa miệng

  • Chuẩn bị: Ngũ bội tử 20g và băng phiến 3g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu tán bột mịn, sau đó thổi trực tiếp vùng vùng miệng bị tưa. Áp dụng bài thuốc 2 lần/ ngày đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

2. Bài thuốc chữa bệnh loét cổ tử cung

  • Chuẩn bị: Rau diếp cá và băng phiến mỗi thứ một ít.
  • Thực hiện: Nghiền nát rồi trộn đều với Vaseline và thoa lên vùng lở loét theo liều lượng và tần suất được thầy thuốc chỉ định.

3. Bài thuốc chữa bệnh polyp mũi

  • Chuẩn bị: Bạch phàn 15g, băng phiến 3g, ô mai nhục 30g và ngó sen tươi 60g.
  • Thực hiện: Cho các dược liệu tán thành bột, sau đó thổi vào lỗ mũi bị đau. Thực hiện 1 lần/ giờ trong liên tục 5 ngày. Áp dụng từ 2 – 3 liệu trình cho đến khi bệnh giảm hẳn.

4. Bài thuốc trị quai bị

  • Chuẩn bị: Thanh đại 20g và 1 ít băng phiến.
  • Thực hiện: Trộn đều 1 nguyên liệu, sau đó thoa lên vùng bị quai bị thường xuyên. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vài ngày cho đến khi khỏi hẳn.

5. Bài thuốc trị chứng sốt cao do nhiễm trùng, ung nhọt sưng tấy và các bệnh nhiệt độc khác

  • Chuẩn bị: Trân châu 1.5g, xạ hương, thiềm tô, minh hùng hoàng và băng phiến mỗi thứ 1g, tây ngưu hoàng 1.5g.
  • Thực hiện: Để thiềm tô riêng, các dược liệu còn lại đem tán thành bột mịn. Đem thiềm tô tẩm với rượu rồi cho bột thuốc vào làm thành viên to bằng hạt cải. Dùng bách thảo sương làm áo cho thuốc. Mỗi lần uống 5 – 10 viên, ngày dùng 2 lần.

6. Bài thuốc trị sưng đau do chấn thương

  • Chuẩn bị: Nhĩ trà 10g, xạ hương 2g, huyết kiệt và hồng hoa mỗi thứ 6g, băng phiến 3g, chu sa, một dược và nhũ hương mỗi thứ 5g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu tán thành bột và bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần dùng 0.2g bột thuốc uống với rượu.

7. Bài thuốc trị chứng nhũ hạch

  • Chuẩn bị: Một dược, đại hoàng, hoàng bá và nhũ hương đem tán bột và gia thêm 1 ít băng phiến.
  • Thực hiện: Cho thuốc bột vào lọ thủy tinh màu nâu và đậy kín. Khi dùng, lấy 1 ít bột thuốc trộn với lòng trắng trứng rồi đắp lên vùng đau nhức. Thay thuốc 1 lần/ 24 giờ cho đến khi hạch tiêu hoàn toàn.

8. Bài thuốc chữa áp xe gan, đau dây thần kinh liên sườn và ứ huyết do chấn thương phần mềm

  • Chuẩn bị: Xuyên sơn giáp 8 – 12g, cam thảo 8 – 12g, hồng hoa 8 – 12g, đương quy 12g, đào nhân (ngâm rượu sao) 8 – 16g, đại hoàng (ngâm rượu) 4 – 12g, sài hồ 12 – 20g, qua lâu căn 12g và 1 ít băng phiến.
  • Thực hiện: Trộn đều nước với rượu theo tỷ lệ 1:1, sau đó cho dược liệu vào sắc (để băng phiến riêng). Sau khi sắc, chắt nước và chia thành 2 lần uống. Khi uống, thêm 1 ít băng phiến vào uống khi thuốc còn ấm.

9. Bài thuốc trị chân tay nứt nẻ, bong tróc

  • Chuẩn bị: Bạch cập 30g, đại hoàng 50g và băng phiến 3g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, sau đó chế thêm mật ong vào và làm thành thuốc bôi ngoài. Vệ sinh tay chân, thoa thuốc lên da 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

10. Bài thuốc chữa bệnh viêm tai giữa

  • Chuẩn bị: Khô phàn và ngũ bội tử bằng lượng nhau, 1 ít băng phiến.
  • Thực hiện: Tán dược liệu thành bột mịn và trộn đều. Sử dụng oxy già 3% rửa sạch tai và lau khô bằng bông. Sau đó dùng giấy quấn thành ống nhỏ có đường kính 5mm, cho bột thuốc vào và thổi vào bên trong tai.

11. Bài thuốc chữa bệnh chàm ướt, lở loét

  • Chuẩn bị: Thạch cao nung 500g, thanh đại 30g, khô phàn và lưu hoàng mỗi thứ 100g, băng phiến 1.5g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu tán thành bột mịn, thêm 1 ít dầu thực vật vào và trộn đều. Sau đó dùng hỗn hợp thoa lên vùng da bị chàm 2 lần/ ngày liên tục trong 5 – 7 ngày.

12. Bài thuốc trị chân răng chảy máu do nhổ răng

  • Chuẩn bị: Huyết hư than và tế tân mỗi thứ 1g, địa du than 2g và băng phiến 0.1g.
  • Thực hiện: Chế thành chất keo xốp rồi rắc vào chân răng để cầm máu.

13. Bài thuốc trị bỏng da có mức độ nhẹ và trung bình

  • Chuẩn bị: Địa du, tử thảo và đương quy mỗi thứ 1 lạng, băng phiến 5 đồng cân và cam thảo 2 đồng cân.
  • Thực hiện: Chế thành thuốc dùng ngoài và đem đắp trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Thay thuốc 6 – 7 ngày/ lần hoặc thay 2 – 3 ngày/ lần trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

14. Bài thuốc điều trị bệnh mạch vành

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị nhân sâm, xạ hương, băng phiến, nhục quế, dầu tô hợp hương, thiềm tô và ngưu hoàng (điều chỉnh hàm lượng theo tình trạng bệnh). Đem các vị tán thành viên, mỗi lần dùng 2 viên ngày dùng 3 lần. Sử dụng liên tục trong vòng 30 ngày và có thể lặp lại liệu trình khi cần thiết.
  • Bài thuốc 2: Dùng băng phiến, mộc hương, dầu tô hợp hương và chu sa. Thực hiện tương tự bài thuốc trên.

15. Bài thuốc trị chứng trúng phong đàm quyết chứng bế

  • Chuẩn bị: Hương phụ, bạch truật, thanh mộc hương, an tức hương, kha tử, chu sa, tê giác, trầm hương, xạ hương, tất bạc, bạch đàn hương và đinh hương mỗi loại 40g, tô hợp hương, băng phiến và nhũ hương mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Để riêng tô hợp hương, xạ hương và băng phiến, các vị còn lại đem nghiền mịn. Sau đó trộn đều cới 3 dược liệu còn lại và luyện với mật làm thành viên nặng 2g. Mỗi lần dùng từ 1 – 2 hoàn uống cùng với nước ấm, ngày dùng từ 1 – 2 viên tùy vào tình trạng sức khỏe. Nếu dùng cho trẻ nhỏ nên gia giảm liều lượng cho phù hợp.

16. Bài thuốc trị bệnh mắt hột

  • Chuẩn bị: Mai mực và băng phiến.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, sau đó dùng 1 ít bột chấm vào mắt để làm tan mộng thịt.

17. Bài thuốc trị đau rát cổ họng

  • Chuẩn bị: Móng tay người, bằng sa, băng phiến, hàn thạch thủy và sinh thạch cao các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu tán thành bột mịn, sau đó dùng 1 ít bột thuốc thổi trực tiếp vào cổ họng để giảm đau. Thực hiện vài lần/ ngày trong liên tục vài ngày đến khi cổ họng hết đau rát.

18. Bài thuốc trị các chứng xuất huyết như đại tiện ra máu, xuất huyết dạ dày, chảy máu do chấn thương, xuất huyết phổi và chứng băng lậu ở phụ nữ

  • Chuẩn bị: Ô tặc cốt và bột tùng hoa bằng lượng nhau, gia thêm 1 ít băng phiến.
  • Thực hiện: Để băng phiến riêng, đem các dược liệu còn lại tán bột sau đó trộn đều với băng phiến. Dùng 1 ít thuốc bột rắc trực tiếp vào vết thương và băng kín.

19. Bài thuốc trị nhiễm giun kim

  • Chuẩn bị: Hắc bạch sửu 3g, băng phiến 1g và binh lang 6g.
  • Thực hiện: Cho các vị tán bột mịn và bảo quản trong lọ kín. Trước khi ngủ, dùng 1 ít thuốc bột hòa với 100ml nước sôi, đợi nước nguội bớt rồi dùng ống tiêm bơm hỗn dịch vào hậu môn từ 3 – 5 lần.

20. Bài thuốc trị bong gân

  • Chuẩn bị: Dầu tùng tiết và băng phiến.
  • Thực hiện: Trộn đều và thoa trực tiếp vào vùng đau nhức.

21. Bài thuốc trị chứng lở ngứa và chàm ở hậu môn

  • Chuẩn bị: Minh phàn 2g, mang tiêu 20g và băng phiến 2g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào 600ml nước sôi, khuấy đều và đợi nước nguội bớt. Dùng nước ngâm rửa mông và hậu môn trong vòng 10 phút. Áp dụng bài thuốc 2 lần/ ngày cho đến khi tổn thương da thuyên giảm hẳn.

22. Bài thuốc chữa chứng lở ngứa ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Hoa tiêu, băng phiến và mè đen bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, sau đó trộn đều với Vaselin và thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị vài lần trong ngày. Thực hiện đến khi tổn thương da khô lại và lành hẳn.

23. Bài thuốc chữa chứng lở loét do nằm lâu

  • Chuẩn bị: Não sa và băng phiến mỗi thứ 2g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán bột, sau đó trộn đều với 200ml cồn 75% và thoa trực tiếp lên vùng da lở loét. Khi da hết loét, chuyển sang bài thuốc bôi từ cao mềm hoàng liên tố để da khỏi hoàn toàn.

24. Bài thuốc trị lở loét hoặc bội nhiễm do chàm ở chân

  • Chuẩn bị: 1 miếng đậu hũ non và băng phiến 3g.
  • Thực hiện: Giã nát đậu hũ, sau đó trộn đều với băng phiến và đắp trực tiếp ngoài da. Áp dụng bài thuốc liên tục trong nhiều ngày đến khi tổn thương da lành hẳn.

25. Bài thuốc trị chứng co giật và hôn mê do sốt quá cao

  • Chuẩn bị: An tức hương, xạ hương, ngưu hoàng, hùng hoàng, hổ phách, nhân sâm, thiên trúc hoàng, băng phiến, chu sa, tê giác, chế nam tinh và đại mao (điều chỉnh liều lượng theo từng trường hợp).
  • Thực hiện: Đem các dược liệu tán bột mịn và bảo quản ở trong lọ kín. Mỗi lần dùng 2 – 4g bột thuốc uống với nước ấm, ngày dùng từ 1 – 2 lần cho đến khi khỏi. Nếu dùng cho trẻ em nên gia giảm liều cho phù hợp.

26. Bài thuốc trị đau bụng do uế khí thuộc sa chứng

  • Chuẩn bị: Một dược, minh nhũ hương và băng phiến (gia giảm liều lượng theo triệu chứng).
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 0.01g bột thuốc uống cùng với nước trà cho đến khi khỏi.

27. Bài thuốc trị chóng mắt và đau đầu

  • Chuẩn bị: Băng phiến một lượng nhỏ bằng hạt gạo.
  • Thực hiện: Nghiền nát rồi cho miếng dán, dán lên huyệt thần môn. Khoảng 3 ngày thay 1 lần, thực hiện 4 lần là kết thúc 1 liệu trình. Có thể lặp lại từ 2 – 3 liệu trình để điều trị dứt điểm.

28. Bài thuốc chữa chứng nhiễm trùng ngoại khoa

  • Chuẩn bị: Băng phiến và mang tiêu theo tỷ lệ 1:10
  • Thực hiện: Tán bột mịn, rồi dùng 1 ít bột thuốc thoa vào miếng gạc và dán lên vùng da bị nhiễm trùng. Thay thuốc 2 – 3 ngày/ lần cho đến khi khỏi hẳn.

29. Bài thuốc chữa bệnh zona thần kinh

  • Chuẩn bị: Băng phiến 10 – 30g.
  • Thực hiện: Tán bột hòa với nước cơm, sau đó làm thành hồ và thoa lên vùng da đau nhức. Thoa từ 3 – 4 lần trong khoảng 5 – 6 ngày.

30. Bài thuốc chữa chứng viêm tai giữa có mủ

  • Chuẩn bị: Long cốt 15g, chương đơn, mẫu lệ và hoàng liên mỗi thứ 10g, xạ hương 0.5g, băng phiến 2.5g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, mỗi lần dùng 1 ít bột thổi vào ống tai.

31. Bài thuốc trị chứng cấm khẩu và bất tỉnh do trúng phong

  • Chuẩn bị: Hoàng cầm, hoàng liên, ngưu hoàng, chi tử, uất kim, hùng hoàng và tê giác mỗi thứ 63g, xạ hương 20g và băng phiến 10g.
  • Thực hiện: Tán bột, chế thành và uống theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.

32. Bài thuốc hạ sốt, chống viêm và đau nhức

  • Chuẩn bị: Huyền minh phấn, chu sa, băng phiến và băng sa, gia giảm liều lượng theo tình trạng bệnh.
  • Thực hiện: Nghiền nát dược liệu, rồi dùng bột thuốc thổi trực tiếp vào cổ họng hoặc thoa vào chỗ đau. Sau khi thổi vào họng, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Nhổ hết nước bọt sẽ lấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

33. Bài thuốc chữa đau nhức răng

  • Chuẩn bị: Dùng băng phiến và chu sa mỗi thứ 1 ít.
  • Thực hiện: Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít bột thuốc chấm vào chân răng để giảm đau nhức.

34. Bài thuốc trị mụn nhọt

  • Chuẩn bị: Băng phiến 1 ít.
  • Thực hiện: Nghiền nát rồi trộn đều với nước hành và thoa trực tiếp lên nốt mụn.

35. Bài thuốc chữa đau cổ họng do nhiệt

  • Chuẩn bị: Bạch phàn (nung qua) 2.1g, đăng tâm 3g (đốt tồn tính), hoàng nghiệt 1.5g (đốt tồn tính) và băng phiến 0.6g.
  • Thực hiện: Cho các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng 0.3 – 0.6g bột thuốc thổi trực tiếp vào cổ họng.

36. Bài thuốc trị bệnh viêm ống tai ngoài và bệnh chàm tai

  • Chuẩn bị: Khô phàn và băng phiến theo tỷ lệ 10:1
  • Thực hiện: Tán bột và thoa vào vùng tai ngoài.

37. Bài thuốc trị chứng kinh giản, chân tay lạnh do trúng phong hôn mê

  • Chuẩn bị: Ngưu hoàng, uất kim, sơn chi, chu sa, hoàng cầm, hùng hoàng, tê giác và hoàng liên mỗi thứ 30g, băng phiến và xạ hương mỗi thứ 4.5g, trân châu 1.5g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, làm thành hoàn và uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.

38. Bài thuốc trị chứng hôn mê đột ngột do bệnh trở nặng

  • Chuẩn bị: Tạo phàn 60g, băng phiến 6g, chu sa 9g, hùng hoàng 30g và hỏa tiêu 24g.
  • Thực hiện: Cho các vị tán thành bộ mịn, mỗi lần dùng 1 ít chấm vào khóe mắt. Đồng thời dùng 3 phân bột thuốc uống cùng với nước sôi để nguội.

39. Bài thuốc trị răng lợi đau nhức và viêm niêm mạc miệng

  • Chuẩn bị: Nguyên minh phấn, băng phiến, bằng sa và chu sa.
  • Thực hiện: Tán bột, trộn đều rồi thổi vào miệng đến khi nôn ói ra là được.

Các lưu ý khi dùng dược liệu băng phiến

Băng phiến là dược liệu có độc tính cao, có thể gây ngộ độc và tử vong nếu thiếu thận trọng khi sử dụng. Do đó khi dùng dược liệu này chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:

cách sử dụng băng phiến
Nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc cấp và mãn tính
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai
  • Phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng bài thuốc có băng phiến
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu ngộ độc, cần đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời
  • Trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện, nên đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát và dùng nước rửa sạch môi, miệng, tay, chân,… (băng phiến có thể hấp thu qua da và niêm mạc)
  • Để xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi

Băng phiến là dược liệu quý và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên dược liệu này có độc tính cao, có thể gây ngộ độc và tử vong nếu thiếu thận trọng khi sử dụng. Vì vậy trước khi áp dụng bài thuốc từ băng phiến, bạn nên tham vấn y khoa để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách thức thực hiện.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *