Bệnh động kinh ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị giúp trẻ mau khỏi

Hơn 50% số trẻ khám về thần kinh bị mắc bệnh động kinh, đó là số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương. Điều đáng ngại là, bệnh động kinh đang có chiều hướng gia tăng đến mức báo động ở trẻ em. Bệnh động kinh ở trẻ em nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, trí tuệ sẽ ngừng phát triển, trẻ trở nên ngây dại và thường xuyên lên cơn co giật.

Vậy bệnh động kinh ở trẻ em là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị đúng cách như thế nào? Tất cả các vấn đề trên sẽ được giải đáp chính xác và chi tiết ở ngay bài viết dưới, quý phụ huynh hãy đón đọc để nằm lòng các kỹ năng phòng tránh động kinh cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Bệnh động kinh ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Động kinh là hiện tượng não bộ bị tổn thương, đặc trưng bằng sự lặp lại những phóng lực kịch phát thành nhịp của tế bào não biểu hiện ra ngoài bằng những cơ co giật, kèm theo biểu hiện mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn hoặc thay đổi về trạng thái tri giác.

Ví dụ điển hình về bệnh động kinh ở trẻ em là bé Trần.T.U, 2 tháng tuổi có biểu hiện tay bắt chéo trước ngực, đang nằm nhấc đầu khỏi gối, chân ở tư thế gấp. Các chuỗi hành động này diễn ra ngắn khoảng 2 – 3 giây, đi kèm với hiện tượng da xanh, tím tái.

Gia đình cứ nghĩ cháu bị giật mình khi ngủ. Tuy nhiên, khi thấy cháu bị co gập người thành từng đợt và số lượng tăng dần, bố mẹ mới bắt đầu lo lắng và đưa bé đi khám. Bác sĩ chẩn đoán, bé bị động kinh xếp vào loại động kinh toàn thể thứ phát và cần điều trị gấp.

Động kinh ở trẻ nhỏ là căn bệnh nguy hiểm cần điều trị kịp thời
Động kinh ở trẻ nhỏ là căn bệnh nguy hiểm cần điều trị kịp thời

Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, bệnh động kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở nhóm trẻ sơ sinh. Trẻ bị động kinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Cụ thể:

Về vấn đề sinh hoạt

  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ gây chán ăn, quấy khóc
  • Gặp nguy hiểm khi cơn động khi phát tác khi di chuyển dẫn tới ngã, tai nạn
  • Khó khăn khi tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày

Về vận động cảm giác

  • Chậm phát triển vận động so với trẻ đồng trang lứa
  • Mất điều phối vận động bình thường
  • Bị dị tật như sụp mí, mắt lác, rung giật giãn cầu

Về vấn đề nhận thức

  • Gặp khó khăn về vấn đề đọc, viết, tính toán
  • Giảm khả năng tập trung, không chú ý
  • Trí nhớ kém, nghe kém
  • Khả năng xử lý các vấn đề kém

Về tâm lý, xã hội

  • Thường có những cơn cáu giận, bực tức, giận dữ
  • Nhân cách biến đổi hay chi li, thù dai và tìm cách trả thù
  • Tự kích động như đập đầu, lăn đùng ra đất
  • Không thể kiểm soát hành động của bản thân

Nguyên nhân động kinh ở trẻ em

Theo các chuyên gia chẩn đoán, bệnh động kinh ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh thường do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh hoặc sau khi sinh gây tổn thương não ở trẻ.

  • Yếu tố nguy cơ trước sinh: Mẹ bầu bị chấn thương, nhiễm độc chì nặng khi mang thai hoặc hẹp hộp sọ thai nhi…
  • Yếu sinh nguy cơ trong khi sinh: Trẻ sinh non dưới 37 tuần, cân nặng dưới 2,5kg khi ngạt khi sinh. Can thiệp sản khoa (hút thai, dùng kẹp thai) hoặc hạ đường máu sau sinh nặng kèm suy hô hấp…
  • Yếu tố nguy cơ sau khi sinh: Bị viêm màng não, chảy máu não, nhiễm khuẩn thần kinh, bị chấn thương sọ não hoặc mắc bệnh chuyển hóa tiến triển…

Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% nguyên nhân động kinh được phát hiện. Nhiều trường hợp, trẻ bị động kinh nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây động kinh, dẫn tới việc điều trị khó khăn.

Triệu chứng động kinh ở trẻ em

Ở mỗi cơn động kinh, trẻ lại có triệu chứng biểu hiện khác nhau:

Dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ em cần đặc biệt lưu ý
Dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ em cần đặc biệt lưu ý

Cơn động kinh toàn bộ

  • Cơn vắng ý thức: Bất động, ngắt quãng các hoạt động trẻ đang làm, mắt nhìn xa mơ màng, kèm giật nhẹ
  • Cơn giật cơ: Giật cơ ngắn nhanh như tia chớp, đối xứng khiến trẻ bị ngã đột ngột
  • Cơn co giật: Đột nhiên co giật 2 bên đối xứng với tốc độ chậm dần, thời gian dao động khác nhau, kèm sốt cao
  • Cơn tăng trương lực: Cơn co không kèm rung cơ, dao động từ vài giây tới 1 phút, kèm rối loạn ý thức
  • Cơn mất trương lực: Mất hoặc giảm trương lực, gây gập người hoặc gấp đầu về trước, thậm chí là ngã ra đất
  • Cơn co cứng – co giật: Mất ý thức, co cứng cơ, dễ cắn phải lưỡi hoặc ngưng thở đột ngột.

Cơn động kinh cục bộ

+ Cơn động kinh cục bộ đơn giản

  • Cơn cục bộ đơn giản vận động: Co giật ở ngón chân, ngón tay, nửa mặt, đau đầu, mất phát âm và không nói được
  • Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Cơ thể có cảm giác như bị kiến bò, kim châm, có thể bị ảo giác, bị ù tai
  • Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Tăng tiết nước bọt, nuốt, nhai và cảm thấy buồn nôn, bị xung huyết, khó thở
  • Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Mất dần khả năng nói, nói ngọng, luôn có cảm giác sợ hãi, lo âu…

+ Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Trẻ mất ý thức ngay từ đầu, kèm theo cử động miệng (liếm láp, nhai, ngoạm…), tay tự động cọ sát, gãi hay cầm một vật gì đó và nói linh tinh.

Bệnh động kinh ở trẻ có chữa được không? Hướng điều trị như thế nào?

Xấp xỉ 70% trẻ bị động kinh có thể khỏi bệnh với chất lượng cuộc sống như bình thường. Nguyên tắc điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh ở trẻ là bệnh điều trị bằng thuốc kháng động kinh, phối hợp với phục hồi chức năng.

Mục tiêu can thiệp là kích thích sự phát triển vận động ở trẻ, bổ túc kỹ năng sinh hoạt hàng ngày và kích thích kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ để trẻ phát triển trí tuệ như bình thường.

Hiện nay, các cách chữa bệnh động kinh ở trẻ phổ biến gồm:

Chữa động kinh bằng phương pháp dân gian

Dân gian xưa lưu truyền nhiều cách chữa bệnh động kinh từ thiên nhiên như cây đinh lăng, vỏ bưởi, kỳ đà hay quả phật thủ… Theo đó, nếu sử dụng đúng cách, các cách chữa này có thể hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ, ngăn ngừa cơn co giật xuất hiện hiệu quả.

Chữa động kinh ở trẻ em bằng vỏ bưởi được dân gian ưa dùng vì lành tính
Chữa động kinh ở trẻ em bằng vỏ bưởi được dân gian ưa dùng vì lành tính

Ưu điểm của cách chữa này là an toàn, lành tính và tiết kiệm. Hạn chế là chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian ngắn và cần kiên trì sử dụng mới phát huy hiệu quả chữa.

Điều trị động kinh bằng Tây y với thuốc kháng động kinh

Một số loại thuốc Tây y có tác dụng chữa bệnh động kinh là Depakine, Tegretol, Gardenen, Diazepam, Sodanton… Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng động kinh, nhưng chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ và liều lượng thuốc phải do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được tự động cho trẻ dừng thuốc đột ngột.

Chữa động kinh bằng thuốc Đông y

Bệnh động kinh theo đông y gọi là bệnh Giản, thuộc bệnh của thần khí, xảy ra đột ngột. Đông y chữa động kinh bằng cách kết hợp thảo dược tự nhiên, đi đôi với châm cứu bấm huyệt nhằm tư bổ can thận, an thần, hóa đàm.

  • Các loại thảo dược có tác dụng điều trị bệnh động kinh: Thiên ma, xuyên bối mẫu, viễn chí, thần sa, đan sâm, mạch môn…
  • Các huyệt châm cứu: Can du, tâm du, nội quan, thần môn, túc tam lý…
Chữa bệnh đông kinh ở trẻ em bằng đông y lành tính, giúp loại bỏ bệnh từ gốc tới ngọn
Chữa bệnh đông kinh ở trẻ em bằng đông y lành tính, giúp loại bỏ bệnh từ gốc tới ngọn

Điều trị bệnh động kinh bằng đông y giúp chữa bệnh từ gốc tới ngọn, lành tính, nhưng cần thời gian phục hồi suốt khoảng thời gian dài.

5 câu hỏi thường gặp của bố mẹ khi có con bị động kinh?

Dưới đây là top 5 câu hỏi phổ biến nhất về bệnh động kinh ở trẻ nhỏ:

1. Bệnh động kinh có phải do ma quỷ, nợ tiền kiếp trước không?

Nhiều người mê tín cho rằng, bệnh động kinh ở trẻ do bị ma quỷ nhập. Vì thế, bố mẹ cần phải cúng bái để giúp trẻ khỏi bệnh. Thực tế, tới nay, chưa tìm thấy nguyên nhân động kinh do tâm linh. Cách chữa động kinh đều được khống chế bằng các thuốc chống động kinh. Việc cúng bái không có tác dụng chữa động kinh.

2. Trẻ bị động kinh có nên đi học không?

Trẻ bị động kinh nên được đi học để hòa nhập với cộng đồng, từ đó giúp trí tuệ của trẻ phát triển. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý:

Trẻ bị động kinh vẫn có thể đi học như bình thường
Trẻ bị động kinh vẫn có thể đi học như bình thường
  • Không đặt các mục tiêu vượt quá khả năng của con
  • Hỗ trợ trẻ thực hiện các hoạt động thay vì làm thay
  • Động viên con kịp thời, khiến con gia tăng niềm tin
  • Chế độ học phù hợp, không quá căng thẳng, áp lực
  • Thông báo cho nhà trường biết bé có bệnh động kinh
  • Trao đổi với y tế trường về các loại thuốc bé đang dùng

3. Bệnh động kinh có lây truyền hoặc di truyền không?

Bệnh động kinh không lây, nhưng vẫn có nguy cơ di truyền. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp bị động kinh đều có tính di truyền. Tỷ lệ di truyền còn phụ thuộc vào việc bố, mẹ hay cả bố và mẹ cùng bị động kinh.

4. Trẻ bị động kinh, sau này lớn có thể xây dựng gia đình và sinh con không?

Trẻ bị động kinh vẫn có thể xây dựng gia đình. Một số trường hợp bị động kinh dẫn tới chậm phát triển trí tuệ không nên có con cái. Về vấn đề sinh con, người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được cung cấp thêm thông tin và tiến hành xét nghiệm đặc hiệu để từ đó chẩn đoán chính xác nhất.

5. Cần xử lý cơn động kinh ở trẻ như thế nào cho đúng cách?

  • Đặt trẻ ở nơi an toàn
  • Đặt trẻ nằm nghiêng đầu để tránh nuốt phải đờm dãi
  • Không giữ chân tay trẻ khi bị co giật
  • Nới lỏng quần áo cho trẻ
  • Loại bỏ đồ vật xung quanh trẻ
  • Tránh đông người ở xung quanh trẻ
  • Hãy để trẻ ngủ sau cơn co giật
  • Chỉ cho trẻ uống thuốc khi bị đau đầu
Xử lý đúng cách khi trẻ bị động kinh giúp trẻ giảm thiểu tổn thương
Xử lý đúng cách khi trẻ bị động kinh giúp trẻ giảm thiểu tổn thương

Các chuyên gia y tế nhận định, để xác định một người sắp lên cơn động kinh hay không là rất khó. Bởi vì, đặc điểm của cơn động kinh mang yếu tố bất ngờ. Vì thế, bố mẹ hãy luôn lắng nghe và theo sát trẻ để kịp thời xử lý.

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về vấn đề bệnh động kinh ở trẻ và trẻ sơ sinh. Động kinh là bệnh lý nguy hiểm, nhưng vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Hy vọng bố mẹ và người thân có thể đồng hành cùng trẻ chiến thắng căn bệnh nguy hiểm này. Chúc bé luôn mạnh khỏe!

 

 

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Bình luận (1)

  1. Phạm hạnh says: Trả lời

    Chào bs. Con e đc 3 tháng. Trong tháng đầu bé có vặn mình chân tay cứng . 1 lúc rồi giật giật. Sang tháng t2 thì bé k như vậy nữa. Sang tháng t3 thì bé lại bị lại. Mồm mím chặt . Môi tím tái. Nc bọt cũng ra nhiều. Mắt bé cũng giật giật. Như vậy có phải là những triệu chứng bị độg kinh k ạ. Mong bs tư vấn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *