Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Có Lây Không?

Bệnh gan nhiễm mỡ không có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, ăn uống hay đường máu. Bệnh chủ yếu xảy ra do thói quen ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt không điều độ, lạm dụng thuốc hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý khác.

Bệnh gan nhiễm mỡ có lây không
Bệnh gan nhiễm mỡ có lây không?

Gan nhiễm mỡ có lây không?

Gan là cơ quan của hệ tiêu hóa, chịu trách nhiệm chuyển hóa và tổng hợp các thành phần thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên gan có thể bị hư hại do thói quen xấu hoặc do ảnh hưởng của các bệnh mãn tính. Trong đó gan nhiễm mỡ là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở cơ quan này.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo không được chuyển hóa hoàn toàn và tích tụ tại tế bào gan. Ở người mắc bệnh, tỷ lệ mỡ thường chiếm hơn 5% tổng trọng lượng gan.

Tương tự các bệnh về gan khác, gan nhiễm mỡ không phát sinh triệu chứng trong giai đoạn đầu hoặc chỉ bùng phát các triệu chứng mờ nhạt. Phần lớn các trường hợp đều vô tình phát hiện bệnh thông qua thăm khám định kỳ. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, nôn mửa, đau vùng bụng trên bên phải,…

Bệnh lý này là nguyên nhân dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan hoặc thậm chí là ung thư gan. Do đó khá nhiều bệnh nhân thắc mắc “Liệu bệnh gan nhiễm mỡ có lây không?”. Về thắc mắc này, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Tiêu hóa tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã có giải đáp như sau:

Bệnh gan nhiễm mỡ có lây không
Gan nhiễm mỡ không có khả năng lây nhiễm qua ăn uống, ôm hôn, hô hấp hay đường máu

“Hiện nay, gan nhiễm mỡ là một trong những vấn đề về gan khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến người trong độ tuổi trung niên. Đây là bệnh lý tương đối lành tính và có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Gan nhiễm mỡ là hệ quả do nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống không khoa học, lạm dụng thuốc hoặc có thể là biến chứng của bệnh viêm gan siêu vi. Bệnh không có khả năng lây nhiễm thông qua đường máu, đường hô hấp, ăn uống hay lây từ mẹ sang con. Vì vậy, người mắc bệnh lý này vẫn có thể sinh hoạt thân mật với người thân và bạn bè.”

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách nào?

Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng gan nhiễm mỡ có thể khởi phát nếu không chủ động phòng ngừa. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý này, bạn nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sau:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống không phù hợp là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về gan – trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống theo nguyên tắc sau:

bệnh gan nhiễm mỡ có bị lây không
Ăn uống điều độ, tăng chất xơ và giảm chất béogiúp hạn chế nguy cơ gan nhiễm mỡ
  • Giảm lượng mỡ trong chế độ dinh dưỡng, hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao như mỡ thực vật, thịt bò, thịt heo,…
  • Tránh dùng các món ăn chứa nhiều chất bảo quản và gia vị. Khi dung nạp các món ăn này, gan buộc phải hoạt động liên tục để chuyển hóa, dẫn đến tình trạng giảm chức năng chuyển hóa chất béo và gây tích trữ chất béo dư thừa.
  • Hạn chế tối đa thói quen dùng bia rượu. Bia rượu chứa cồn và nhiều thành phần có hại cho sức khỏe. Vì vậy khi dung nạp vào cơ thể, gan phải hoạt động liên tục để phân giải rượu và hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, cồn trong bia rượu có thể tiêu hủy lipid ở các mô ngoại biên đồng thời làm tăng axit tự do từ mô mỡ đến gan khiến lượng mỡ (triglyceride) tích tụ tại cơ quan này tăng lên đáng kể.
  • Giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày. Dung nạp quá nhiều đường khiến cơ thể dư thừa năng lượng, dẫn đến tích tụ chất béo và tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Có thể bổ sung thực phẩm giàu đạm để nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng gan. Tuy nhiên chỉ nên dung nạp với hàm lượng vừa phải (chỉ 1g/ kg cân nặng/ ngày).
  • Tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Chất xơ có chức năng thanh lọc chất béo và giảm tình trạng tích tụ triglyceride tại gan. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, phòng chống xơ vữa động mạch, tiểu đường và một số bệnh mãn tính khác.
  • Nên ưu tiên các nguồn đạm dễ dung nạp và chuyển hóa như đạm từ sữa, trứng, thịt trắng và các loại hạt/ đậu. So với đạm động vật, các loại đạm này dễ dàng được phân giải và ít gây tích trữ chất béo tại gan.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ,… Cholesterol làm tăng lượng mỡ tích tụ tại gan, tăng nguy cơ cao huyết áp, xỡ vữa động mạch, tiểu đường,…
  • Ưu tiên dùng các loại thực phẩm ít năng lượng như yến mạch, gạo lứt, ngô, nấm hương,…
  • Cố gắng uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Uống đủ nước giúp điều hòa quá trình trao đổi chất, cải thiện chức năng gan và hỗ trợ đào thải độc tố.

Với những người bị thừa cân – béo phì, nên xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít năng lượng và chất béo để điều chỉnh cân nặng và giảm lượng mỡ tích tụ trong gan. Tuy nhiên hạn chế giảm cân quá đột ngột vì tình trạng này có thể khiến thể trạng suy nhược và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

2. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố tác động đến chức năng gan. Thống kê cho thấy, người có thói quen hút thuốc lá, lười vận động và sinh hoạt không điều độ thường có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ, suy gan và viêm gan siêu vi.

bệnh gan nhiễm mỡ có bị lây không
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng đối gan và các cơ quan nội tạng

Vì vậy để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bạn nên chú ý một số thói quen sau:

  • Gan thải độc vào khoảng 1 – 3 giờ sáng. Do đó bạn cần ngủ trước 23:00 và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 giờ đồng hồ. Ngủ đủ giấc giúp cơ quan nội tạng thanh thải độc tố, nghỉ ngơi và duy trì hiệu suất hoạt động.
  • Thói quen thức khuya và thiếu ngủ có thể gây suy giảm chức năng gan và các cơ quan nội tạng, từ đó làm tăng nguy cơ suy gan, gan nhiễm mỡ,…
  • Dành 15 – 30 phút/ ngày tập thể dục nhằm điều chỉnh cân nặng và giảm tích tụ mỡ thừa. Ngoài ra hoạt động thể chất còn giúp tăng cường chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa, giải tỏa căng thẳng và duy trì độ chắc khỏe cho hệ thống xương khớp.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Những thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, não bộ mà còn tác động xấu đến gan và một số cơ quan tiêu hóa khác.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc và xuất xứ.

3. Tích cực điều trị các bệnh lý nguyên nhân

Ngoài yếu tố dinh dưỡng và sinh hoạt, gan nhiễm mỡ còn có thể là hệ quả do các bệnh lý như suy tuyến yến, suy giáp, tiểu đường và các bệnh viêm gan siêu vi như viêm gan B, viêm gan C.

Vì vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên thăm khám và tích cực điều trị các bệnh lý nguyên nhân. Ngoài nguy cơ gây gan nhiễm mỡ, các bệnh lý kể trên còn có thể gây xơ gan, suy gan, ung thư gan và một số biến chứng nguy hiểm khác.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Bệnh gan nhiễm mỡ có lây không?” và các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về bản chất và chủ động trong việc ngăn ngừa các bệnh lý về gan.

Tham khảo thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? [Giải đáp]

Ngày Cập nhật 21/11/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *