Bệnh Gout Có Ăn Được Hàu Không? Tại Sao?

Hàu là loại thực phẩm được khá nhiều người ưa thích bởi chúng mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì điều này mà nhiều đối tượng hoang mang, lo sợ việc ăn không đúng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh, nhất là người mắc bệnh gút. Vậy, bị gout có ăn được hàu không? Hãy tham khảo bài viết để có được câu trả lời chính xác.

Bị gout có ăn được hàu không? Ăn như thế nào là đúng cách và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh?
Bị gout có ăn được hàu không? Ăn như thế nào là đúng cách và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh?

Những lợi ích của hàu đối với sức khỏe con người

Một trong những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe thì không thể không kể đến hàu. Nhờ có hàm lượng kẽm dồi dào mà loại thực phẩm này có tác dụng tăng cường sức khỏe sinh lý cho nam giới và cải thiện chức năng sinh dục. Hơn thế nữa, các thành phần khác có trong hàu giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, tốt cho cơ quan trong cơ thể và nâng cao sức khỏe thể chất.

Giới khoa học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra, trong thịt hàu có chứa đa dạng các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể con người như: sắt, kẽm, protein, vitamin C, vitamin B12, vitamin E, acid béo, omega – 3, canxi, phốt pho, kali, magie,… Nhờ có những dưỡng chất này mà thịt hàu mang lại cho sức khỏe con người những lợi ích sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi lại một số gốc tự do gây hại;
  • Tăng cường chuyển hóa năng lượng và thúc đẩy hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh;
  • Cải thiện chức năng não, giúp cải thiện trí nhớ và làm giảm các triệu chứng liên quan đến não bộ;
  • Tốt cho hệ tim mạch, là giảm huyết áp và tăng tính linh hoạt cho màng tế bào. Đồng thời, làm giảm các mảng bám tích tụ trong lòng động mạch để có một trái tim khỏe mạnh;
  • Bổ sung sắc tố cho sắc, từ đó giúp mắt trở nên tốt hơn;
  • Giúp xương khớp trở nên khỏe mạnh và chắc khỏe hơn;
  • Duy trì cấu trúc da và giúp da trở nên khỏe mạnh.
Hàu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người
Hàu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người

Chính vì những lợi ích của hàu đã được liệt kê, bạn không nên quên việc bổ sung thực phẩm này trong thực đơn hằng tuần.

Bị bệnh gout có ăn hàu được không? – Giải đáp thắc mắc

Có thể thấy, hàu là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy là một loại thực phẩm được ghi nhận là tốt cho sức khỏe nhưng các đối tượng mắc bệnh gút lại là một vấn đề khác cần được chuyên gia giải đáp.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh gout (gút) là tình trạng viêm khớp gây ra không ít những cơn đau đớn khó chịu. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự sưng tấy đỏ ở các khớp ngón chân, ngón tay hay ở mắt cá chân. Cơn đau thường trở nên dữ dội hơn và khiến người bệnh có cảm giác như kim chân vào các khớp ở những ngày trời trở lạnh đột ngột.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong cơ thể từ quá trình thủy phân thành phần purin – đây là hợp chất hóa học được tìm thấy trong một số thực phẩm. Hàm lượng này nếu bị dư thừa trong máu và không thể bài tiết ra hết cơ thể sẽ bị lắng đọng lại, tích tụ dần và tình thành tinh thể giống như các kim châm. Từ đó, sinh ra tình trạng viêm và sưng tấy các khớp cũng như các mô xung quanh.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là do sự dư thừa của acid uric trong máu và không thể đào thải hết ra khỏi cơ thể
Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là do sự dư thừa của acid uric trong máu và không thể đào thải hết ra khỏi cơ thể

Trở lại vấn đề chính “Bị bệnh gout có ăn hàu được không?” – câu trả lời là không nên ăn. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàu là thực phẩm có chứa hàm lượng purin khá cao. Khi dung nạp vào cơ thể, sẽ khiến chỉ số acid uric có trong máu bị dư thừa, kết hợp với việc không thể bài tiết hết ra khỏi cơ thể sẽ trở thành các tinh thể muối và đọng lại các khớp. Điều này sẽ khiến cho cơn đau gút trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, hàu còn giàu chất đậm và các acid béo không có lợi cho người mắc bệnh gút. Nếu người bệnh ăn quá nhiều hàu sẽ làm gia tăng cơn đau ở các khớp ngón tay, ngón chân. Lâu dần có thể khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và cả công việc. Thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, đi đứng.

Nếu bạn không mong muốn gặp phải những cơn đau nhức tê tái hay bệnh trở nặng thì không nên ăn hàu hoặc hạn chế ăn hàu.

Bệnh nhân mắc bệnh gút nếu ăn hàu sẽ khiến cơn đau gút trở nên nghiêm trọng hơn và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị
Bệnh nhân mắc bệnh gút nếu ăn hàu sẽ khiến cơn đau gút trở nên nghiêm trọng hơn và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị

Người bị bệnh gout ăn bao nhiêu hàu là đủ?

Mặc dù hàu không tốt cho người mắc bệnh gút nhưng các đối tượng này không phải hoàn toàn kiêng cữ tuyệt đối. Người bệnh gút vẫn có thể ăn được hàu nhưng chỉ ăn ở liều lượng vừa đủ và không được lạm dụng.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đối với người có sức khỏe bình thường thì chỉ nên ăn hàu khoảng 1 bữa/ tuần. Các đối tượng mắc bệnh gút hay đang gặp phải vấn đề về sức khỏe từ chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 con hàu/ bữa là đủ và chỉ ăn mỗi tuần 1 lần.

Bên cạnh đó, người bị gút không nên ăn quá nhiều hàu. Việc ăn quá nhiều không chỉ khiến bệnh gút trở nặng và còn gây ra một số vấn đề dạ dày hoặc đường ruột. Song song, chỉ nên ăn hàu khi đã chế biến chín tới và tuyệt đối không nên ăn hàu sống. Do hàu sống trong môi trường nước chứa nhiều bụi bẩn và vi sinh vật gây hại, nếu ăn sống sẽ bị nhiễm khuẩn và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Người bị gút chỉ nên ăn hàu khi đã được chế biến chín để phòng nhiễm khuẩn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Người bị gút chỉ nên ăn hàu khi đã được chế biến chín để phòng nhiễm khuẩn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Để đảm bảo sức khỏe, phòng những cơn đau nhức gút đột ngột cũng như không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, các đối tượng mắc bệnh gout không nên ăn nhiều hàu. Bên cạnh đó, hạn chế dung nạp cho cơ thể những thực phẩm khác được chuyên gia khuyến cáo không nên ăn. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống khoa học, lối sinh hoạt lành mạnh và tiếp tục dùng thuốc khi cần thiết.

Tham khảo thêm:

Ngày Cập nhật 18/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *