Người Bệnh Gout Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị?

Bổ sung hoa quả được cho là rất tốt đối với người mắc bệnh gout. Một số loại hoa quả, trái cây giàu kali có thể hỗ trợ quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể người bệnh. Bài viết thông tin về vấn đề người bệnh gout nên ăn hoa quả gì để kiểm soát bệnh tốt.

Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị?
Người bệnh gout nên ăn hoa thường xuyên để hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt

Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị?

Một số loại hoa quả có tác dụng tham gia vào quá trình thải bỏ acid uric – nguyên nhân chính hình thành nên tinh thể tồn tại ở khớp gây bệnh gout. Dưới đây sẽ là một vài lưu ý từ chuyên gia khi lựa chọn rau củ quả cho bệnh nhân đang đối phó với căn bệnh này.

Ưu tiên những loại trái cây có lượng purin thấp

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout chính là do tinh thể urate tích tụ bên trong khớp. Mà cơ sở hình thành urate lại đến từ nồng độ Acid uric tăng cao, vì thế ban đầu bệnh nhân cần hạn chế lượng acid uric để kiểm soát bệnh. Do đó khi chọn lựa rau hay hoa quả, bạn cần quan tâm đến hàm lượng purin thấp. Cụ thể gồm có các loại trái cây như nho, dâu tây, việt quất,…

Bổ sung rau củ, trái cây có nhiều chất xơ

Rau xanh và trái cây giàu chất xơ hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời các chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, từ đó loại bỏ được tồn đọng của acid uric trong cơ thể. Những chuyên gia của trung tâm Y tế Đại học Maryland đã khẳng định, liều lượng bổ sung chất xơ ở nam giới là 25 gam/ngày và phụ nữ cần tới 38 gam chất xơ mỗi ngày.

Tăng cường các loại trái cây chống oxy hóa

Các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn nguy cơ hình thành và phát triển bệnh gout. Không chỉ có tác dụng phòng bệnh gout, trái cây có chứa chất chống oxy hóa còn hỗ trợ phòng bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. Trong đó loại trái cây giàu chất chống  oxy hóa nhất phải kể đến là táo và lựu. Tuy nhiên bệnh nhân gout không nên ăn lựu vì loại trái cây này bổ sung một số khoáng chất gây tồn trữ nitrat trong cơ thể.

Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị?
Người bệnh gout nên ăn táo thường xuyên để cung cấp các chất oxy hóa hỗ trợ điều trị bệnh

Chọn loại trái cây có chất kháng viêm

Bệnh gout nhìn chung là một dạng viêm khớp mãn tính. Do đó người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có thành phần kháng viêm để tăng cường các kháng thể tự nhiên bảo vệ cơ thể. Trong đó những loại trái cây có chứa nhiều flavonoid sẽ giúp giảm bớt các vấn đề phát sinh của bệnh gout.

Bị bệnh gout nên ăn trái cây gì?

Những loại trái cây được liệt kê sau đây được chuyên gia đánh giá đem đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân gout. Người bệnh nên chủ động bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày. Ngoài cách dùng trái cây tươi, bạn cũng có thể chế biến thành sinh tố hoặc nước ép để thay đổi khẩu vị.

Chuối

Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị?
Người bệnh gout nên ăn chuối để bổ sung kali tham gia đào thải acid uric

Bệnh nhân gout nên ăn chuối để hỗ trợ điều trị bệnh. Thực tế chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng và cần thiết cho mọi đối tượng bệnh nhân khác nhau.  Các thành phần kali, acid folic, vitamin C có từ loại trái cây này sẽ giảm thiểu được lượng acid uric và triệu chứng gout.

Dưa hấu

Dưa hấu không chỉ là loại trái cây có vị ngọt và mát, giúp giải khát nhanh chóng mà dưa hấu còn xếp đầu bảng trong các loại hoa quả dành cho người bệnh gout. Trong dưa hấu không có nhân purin, điều này trở nên đặc biệt với những người bệnh nằm  ở giai đoạn cấp tính do bệnh nhân cần bổ sung nhiều muối kali và nước. Đây cũng là những thành phần dồi dào có trong dưa hấu mà người bệnh có thể bổ sung.

Bưởi

Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì – Bưởi là một loại trái cây có rất nhiều ưu điểm đối với bệnh nhân gout. Trong đó kali dồi dào từ bưởi có giá trị đặc biệt trong điều trị gout. Nhờ có kaki mà quá trị phân giải urate qua nước tiểu diễn ra đồng bộ. Đồng thời bưởi cũng chức nhiều vitamin C, một chất kháng viêm tự nhiên giúp cải thiện các vấn đề viêm nhiễm ở bệnh nhân gout.

Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị?
Bưởi có tác dụng rất tốt giúp bệnh nhân đối phó với bệnh gout

Táo và lê

Như đã đề cập, táo là loại trái cây tốt cho người bệnh gout vì thành phần oxy hóa giàu có. Trong khi đó lê lại là loại trái cây có nhiều nước, mát, hỗ trợ quá trình hình thành kháng thể chống đối bệnh tật. Hai loại trái cây này đều được đánh giá là rất tốt cho người bệnh gout, nhờ có độ kiềm tính, vị ngọt mát và chứa nhiều nước, muối, kali.

Ngoài ra táo và lê cũng là những loại trái cây có ít nhân purin( trái lê 12 ml acid uric/ 100 gr và trái táo 14 ml acid uric/ 100 gr). Do đó bạn có thể kết hợp chúng trong khẩu phần ăn hàng ngày để kiểm soát các đợt bùng phát bệnh.

Dứa

Tác dụng chính của dứa là giúp làm giảm viêm, giảm sưng tấy và đồng thời hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Trong dứa có thành phần enzim bromelian, lượng lớn kali, acid folic,… những thành phần này giúp thải bỏ lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó làm liền sẹo của mô bị tổn thương.

Ngoài ra thành phần acid giàu có đến từ dứa như acid citric, acid malic, vitamin A, vitamin B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), cùng nhiều vi lượng quan trọng khác. Hàm lượng canxi và các vi chất có trong dứa hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, giảm xơ cứng động mạch, ngứa sỏi thận, giảm viêm khớp… Chính vì những lợi ích trên mà dứa là thực phẩm không thể thiết trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân gout.

Việt quất

Một trong những loại hoa quả tốt cho người bệnh gout là việt quất. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ purin có trong quả việt quất khá thấp, điều này giúp hạn chế quá trình hình thành Axit uric tồn đọng ở khớp xương. Ngoài ra việt quất còn chứa rất nhiều dưỡng chất, nổi bật là thành phần anthocyanin được so sánh với các loại thuốc kháng viêm hiệu quả. Trung bình mỗi tuần người bệnh cung cấp khoảng 200 gram việt quất là đã đủ các nhu cầu cần thiết của cơ thể. 

Nho

Nho các loại có thành phần vitamin và khoáng chất đa dạng, đồng thời đây là loại quả kiềm tính cao nên rất tốt cho bệnh nhân gout. Vì nho có nhiều nước, giàu vi chất, có ngọt nên bạn có thể dùng tươi hoặc ép nước uống. Và quan trọng là nhân purin có trong nho rất ít, chỉ khoảng 17 ml acid uric/ 100 gr nên bệnh nhân gout có thể yên tâm dùng hàng ngày.

Dâu tây

Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị?
Dâu tây cung cấp nguồn vitamin và các vi chất cần thiết cho hoạt động đào thải acid uric ở bệnh gout

Tình trạng đau nhức và tái phát sưng viêm đặc trưng ở bệnh gout sẽ được cải thiện đáng kể khi người bệnh thường xuyên bổ sung dâu tây. Trong thành phần chính của dâu tây có chứa nhiều vitamin C so với các loại trái cây khác. Ngoài ra, dâu tây còn chứa chất quecritin giúp làm giảm sưng , giảm đau nhức và phòng tránh viêm nhiễm.

Lưu ý khi ăn uống dành cho bệnh nhân gout

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng hơn 47% khả năng hồi phục của bệnh nhân gout. Vì thế để cải thiện bệnh lý cải thiện hiệu quả, bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm nên ăn:

  • Ưu tiên các loại thịt có màu trắng như thịt gà, cá sông do chúng có ít purin mà vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cung cấp cho cơ thể.
  • Bổ sung các loại rau củ quả đa màu sắc, ưu tiên các loại trái cây có khả năng đào thải axit uric kể trên trong thực đơn hàng ngày.
  • Loại bỏ dầu động vật ra khỏi thực đơn, thay thế bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng để cơ thể không hấp thụ nhiều chất béo.
  • Người bệnh nên chế biến món ăn theo cách hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước, kết hợp uống nước trái cây để tăng cường đào thải acid uric.

Thực phẩm nên hạn chế:

  •  Hạn chế tối đa việc bổ sung các loại thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt chó, thịt trâu…
  • Không nên ăn hải sản và nội tạng động vật thường xuyên.
  • Hạn chế các loại rau như bina, cải bắp, măng tây, nấm… 
  • Không sử dụng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu… khi chế biến món ăn.
  • Từ bỏ bia, rượu, nước ngọt…

Trong bài viết đã đề cập những thông tin cần thiết về việc “Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị?”. Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa những ảnh hưởng của gout, bệnh nhân cần chủ động xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn, không được thức khuya, tránh tâm lý căng thẳng…

Nếu bạn nhân thấy sự xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không cung cấp lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *