Bệnh Nhân Gút Có Được Ăn Chuối Không? Chuối Gì Tốt?

Chuối được biết đến như một loại trái cây mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng nên được khuyến khích trong bữa ăn hàng ngày. Vậy đối với bệnh nhân gút có ăn được chuối không và nên ăn loại chuối nào để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất. Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh nhân gút có ăn được chuối không? Ăn chuối gì tốt?
Bệnh nhân gút ăn chuối đúng cách có thể đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe

Người mắc bệnh gout có thể chủ động quản lý tình trạng bệnh của mình bằng cách xây dựng chế độ ăn ít purin. Purin là một chất trong cơ thể tham gia vào quá trình chuyển hóa thành acid uric. Khi bạn hấp thụ lượng purin vượt mức trung bình sẽ gây kết tủa acid uric tạo thành tinh thể muối urat. Đây chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau, sưng và cứng khớp đó là những triệu chứng chính của bệnh gút. Vì thế việc chọn lọc những thực phẩm ít purin sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng này xảy ra.

Giá trị dinh dưỡng của quả chuối

Trong các loại thực phẩm tốt cho xương khớp, chuối được nhắc đến như một loại thực phẩm có nhiều giá trị về dinh dưỡng cũng như hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.  Trong đó nhóm các dưỡng chất của chuối đa dạng phải kể đến gồm kali, chất xơ, các loại vitamin C, acid folic,… Vai trò của từng thành phần gồm có:

Kali

Chuối là loại trái cây có hàm lượng Kali cao nhất, trong đó trung bình mỗi quả chuối có đến 422mg kali. Thành phần Kali có thể dễ dàng hòa tan trong nước và cung cấp nguồn năng lượng bổ sung cho hoạt động xương khớp. Đồng thời kali cũng là thành phần quan trọng góp vào hoạt động trao đổi điện học ở tế bào.

Hàm lượng kali trong máu cũng giúp đào thải acid uric qua đường tiết liệu diễn ra thuận lợi hơn. Một số nghiên cứu cho rằng bệnh nhân bị gout nói chung và mắc phải các vấn đề đau nhức khớp nói riêng cần bổ sung kali ở mức độ nhất định. Do đó việc ăn chuối không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày để bổ sung kali từ loại quả này.

Vitamin C 

Chuối là một loại trái cây dồi dào Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Trung bình mỗi quả chuối có chứa đến 10,3mg vitamin C.  Nhờ thành phần này mà chuối có thể hỗ trợ tăng cường đề kháng và bổ sung các chất có lợi để cơ thể hình thành hàng rào bảo vệ trước vi khuẩn và virus. Những nghiên cứu tại Phần Lan thời gian gần đây cho rằng, bổ sung đủ 500 – 999mg vitamin C sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh gout thấp hơn 17% so với khi thiếu hụt vi chất này.

Trung bình mỗi ngày chúng ta cần khoảng 1.500mg vitamin C mỗi ngày để đảm bảo hoạt động vận hành tốt. Vitamin C cũng ngăn cản hoạt động sản sinh axit uric trong máu và tái hấp thụ axit thải qua đường nước tiểu. Bên cạnh đó một số quá trình nghiên cứu họ còn chứng minh vitamin C còn có tác dụng giảm cơn đau nhức do các bệnh xương khớp mang lại. Đồng thời tham gia vào các hoạt động thải độc và loại bỏ những hợp chất dư thừa trong máu ra ngoài cơ thể.

Chất xơ

Bệnh nhân gút có ăn được chuối không?
Bệnh nhân gút ăn chuối giúp bổ sung chất xơ và kali hỗ trợ hoạt động cơ bắp

Tương tự như những loại trái cây khác, chuối cũng là thực phẩm giàu chất xơ và có lợi ích với mọi đối tượng. Tinh bột kháng trong chuối rất cao, điều này thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra tốt nhất. Khi cơ quan tiêu hóa hoạt động ổn định, hoạt động trao đổi chất sẽ diễn ra tốt hơn và loại bỏ được các chất độc tích trữ trong cơ thể.

Chuối cũng là nguồn thực phẩm cung cấp lượng pectin tuyệt vời. Theo các chuyên gia thì hàm lượng pectin và tinh bột có trong chuối đều tham gia vào hoạt động hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Tuy nhiên nếu bạn đang gặp vấn đề về nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn chuối để kiểm soát tình trạng đi ngoài.

Acid folic

Một số nghiên cứu ghi nhận những lợi ích của thành phần acid folic có trong chuối đối với bệnh nhân gout. Các nghiên cứu chứng minh dẫn xuất của axit folic có thể giúp ức chế enzyme xanhine oxidase. Đây là một chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa purin thành acid uric, từ đó kìm hãm sự kết tủa tinh thể urat gây bệnh gout.

Trung bình cứ 1 quả chuối có đến 24mg acid folic, kết hợp với các vi khoáng khác có thể giúp phục hồi các mô bị tổn thương do acid uric gây ra. Ngoài ra thành phần acid folic cũng loại bỏ được những nguy cơ thoái hóa và tổn thương khớp xương ở người cao tuổi. Từ đó mà hoạt chất sẽ làm giảm đáng kể các cơn đau do viêm khớp gây ra cho người bệnh.

Các hợp chất thực vật 

Những hợp chất thực vật có trong quả chuối như Dopamine và Catechin đều được công nhận mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não, tác dụng chính là điều hoàn hoạt động sản xuất hormone và tham gia vào hoạt động chống oxy hóa. Và hợp chất Catechin thuộc nhóm flavonoid có hiệu quả phòng viêm nhiễm, làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch.

Bệnh nhân gút có ăn được chuối không?

Từ những lợi ích trên cho thấy, chuối là thực phẩm cực kỳ cần thiết trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh gout nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.  Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã công nhận thành phần vitamin C, acid folic, kali có trong chuối đều tham gia vào quá trình đào thải acid uric. Điều quan trọng là chuối có thể  kiểm soát tốt ở ngưỡng an toàn và đồng thời cải thiện các triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gây ra.

Theo lời khuyên của các bác sĩ điều trị gout, người bệnh cần hạn chế dùng thực phẩm có hàm lượng purin trên 100mg để phòng ngừa các đợt tái phát gout. Trong đó, 100g chuối có khoảng 57mg purin nên thực phẩm này hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên mỗi ngày bạn chỉ ăn khoảng 1 – 2 quả chuối, mỗi tuần không nên ăn quá 10 quả chuối vì ăn nhiều có thể khiến bạn bị tăng kali trong máu.

Theo một nghiên cứu năm 2011 tại Trường Đại học y khoa Auckland, chuối nằm trong nhóm trái cây tốt cho bệnh nhân gout bên cạnh bưởi, dâu tây, bơ… Đây là thực phẩm giúp bạn bổ sung năng lượng trong những bữa ăn nhẹ ít purin mà vẫn giàu dinh dưỡng. Các loại chuối được khuyến khích là chuối chín cây, chuối càng chín sẽ càng đảm bảo nhân purin thấp và các chất dinh dưỡng đạt ngưỡng cao nhất.

Bạn có thể kết hợp ăn chuối cùng với sữa chua ít béo hoặc kết hợp chuối, bánh mì ngũ cốc và các loại hạt lanh. Sự kết hợp này sẽ giúp loại bỏ axit uric gây tái phát gout và đồng thời bổ sung chất xơ, các nguồn dinh dưỡng tích cực cho người bệnh.

Bệnh nhân gút có ăn được chuối không
Sinh tố chuối kết hợp cùng sữa không đường là thức uống bổ dưỡng cho bệnh nhân gout

Bài thuốc dân gian chữa gout từ chuối hột

Bên cạnh thắc mắc bệnh nhân gút có ăn được chuối không, một số thông tin nghi vấn về việc sử dụng chuối hột chữa bệnh gout. Thực tế các nghiên cứu y tế vẫn chưa công nhận những hiệu quả của bài thuốc, tuy nhiên vì đã có nhiều bệnh nhân áp dụng thực hiện và công nhận hiệu quả nên bạn có thể tham khảo áp dụng điều trị tại nhà cho trường hợp gout nhẹ.

Chuối hột có tên khoa học là Musa acuminata Colla, chuối có vị chát và mọc nhiều ở vùng đồi núi. Rất nhiều tài liệu dân gian ghi nhận bài thuốc ngâm rượu chuối hột hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, tiểu đường và đặc biệt là bệnh gout. Người bệnh tham khảo các thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị

  • 1kg chuối hột
  • 1kg củ ráy 

Cách thực hiện

  • Đầu tiên bạn cần đeo bao tay để sơ chế chuối hột và củ ráy do các vị thuốc này có thành phần nhựa mủ dính tay.
  • Bạn đem củ ráy rửa sạch với nước loại bỏ phần xơ cứng rồi ngâm tròn nước khoảng 8 tiếng để loại bỏ các chất gây ngứa.
  • Sau khi ngâm trong thời gian đó, bạn để củ ráy ráo nước rồi dùng dao thái mỏng đem phơi thật khô dưới nắng.
  • Bạn đem rửa sạch và thái thành miếng hoặc khúc khoảng 3 – 5 cm. Chú ý thái luôn cả vỏ rồi đem đi phơi thật khô.
  • Sau khi phơi khô cả hai nguyên liệu, bạn đem sao vàng trên bếp lửa nhỏ rồi đổ xuống đất (hạ thổ) để nguội.
  • Trộn hai loại thành hỗn hợp theo tỉ lệ 1/1, tiếp đến bạn đem nghiền mịn và bảo quản trong hộp dùng lâu dài.
  • Hoặc không bạn có thể để nguyên không nghiền nhỏ thì sử dụng theo một cách khác.

Cách sử dụng 

Bài thuốc từ hỗn hợp củ ráy và chuối hột có hiệu quả điều trị bệnh gout ở giai đoạn bệnh mới hình thành. Mỗi ngày bạn pha 2 thìa nhỏ bột này cùng với 200ml nước nóng, tốt hơn bạn nên uống trước bữa ăn để phát huy hiệu quả tốt hơn. Những tác dụng khác được ghi nhận của bài thuốc là hỗ trợ lợi tiểu, kích thích đào thải độc tố cho cơ thể rất hiệu quả.

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể thay thế dùng củ ráy và chuối hột nấu chè, hoặc phơi khô và hãm trà uống mỗi ngày.  Sử dụng theo tỉ lệ 1/1 như đối với dạng bột. Người bệnh áp dụng tối thiểu trong khoảng thời gian khoảng 2 – 3 tuần cho một liệu trình điều trị, sau 1 tháng nghỉ ngơi bạn có thể sử dụng tiếp.

Bệnh nhân gút có ăn được chuối không
Bài thuốc từ chuối hột và củ ráy có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Người bệnh gout ăn chuối nên lưu ý gì?

Mặc dù chuối được công nhận là loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên không vì vậy mà người bệnh lạm dụng thực phẩm này thay thế các món ăn khác. Đối với những trường hợp bệnh nặng hàm lượng acid uric trong máu tăng quá cao thì bệnh nhân cần nhận được chỉ dẫn ăn uống cụ thể từ bác sĩ. Một số lời khuyên dành cho bạn khi bổ sung thực phẩm này là:

  • Không giống như những trái cây khác, chuối vẫn có thể tiếp tục chín sau khi thu hoạch nên bạn cần bảo quản chuối trong nhiệt độ phòng. Khi được bảo quản trong nhiệt độ càng ấm thì chuối sẽ càng nhanh chín. Khi bảo quản trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ mau sậm đi và phần nhân bên trong sẽ được bảo quản nguyên vẹn. Nếu bạn muốn chuối mau chín thì có thể bọc quả chuối bằng giấy màu nâu để ở nhiệt độ phòng.
  • Người bị gout tuyệt đối không ăn chuối khi đói do thành phần magie có trong chuối rất cao. Nếu ăn khi đói, nồng độ magie sẽ tăng đột ngột trong máu, từ đó ảnh hưởng đến dạ dày. Những dấu hiệu cho thấy bạn tăng magie trong máu là cảm giác cồn cào, hoặc đau bụng, tim đập nhanh,… triệu chứng có thể cải thiện sau vài giờ hoặc uống nước nhiều để đào thải loại bỏ.
  • Mỗi tuần không nên dùng quá 10 quả chuối do việc hấp thụ và xử lý quá nhiều kali có thể có hại cho thận. Nếu thận không thể loại bỏ kali thừa trong máu, bạn có thể bị ngộ độc kali. 
  • Nếu như bạn có tiền sử dị ứng với chuối hoặc kali nên tránh ăn thực phẩm này. Một số triệu chứng dị ứng dễ nhận biết như ngứa, phát ban, sưng và thở khò khè.
  • Hội chứng migraine hiếm gặp khi ăn chuối ở những người mắc bệnh đau nửa đầu. Đối tượng này không nên ăn hơn nửa trái chuối 1 ngày để tránh tình trạng kích thích tim đập nhanh và cản trở tuần hoàn máu lên não.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã làm rõ vấn đề bệnh nhân gút có ăn được chuối không. Mặc dù vẫn có những điểm hạn chế nhưng nhìn chung, chuối vẫn là loại thực phẩm rất tốt đối với người bệnh gout. Ngoài chuối ra, người bệnh nên cân bằng các nhóm chất khác cũng như các loại trái cây đa dạng để có chế độ dinh dưỡng phong phú bổ sung cơ thể hồi phục thể trạng tốt hơn.

Bài viết liên quan: Cách điều trị bệnh gout bằng các bài thuốc Nam hiệu quả

GỢI Ý XEM THÊM

Ngày Cập nhật 21/11/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *