Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Hen suyễn là một bệnh lý thuộc đường hô hấp. Bệnh không thể điều trị triệt để mà chỉ có thể giảm số lần lên cơn hen hoặc hạn chế hen mức độ nặng. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Chúng ta đều biết, không khí ra vào phổi qua đường dẫn khí. Khi đường dẫn khí này bị kích ứng bởi một số yếu tố sẽ dẫn đến việc các cơ hô hấp thắt chặt khiến đường dẫn khí thu hẹp hơn bình thường, cản trở không khí vào phổi. Lúc này, đường hô hấp có dấu hiệu phù nề và nhạy cảm hơn, sinh ra nhiều chất nhầy làm dính và thu hẹp cả đường hô hấp. Tất cả những điều này gây ra tình trạng hen suyễn (hen phế quản).

Hen suyễn xảy ra khi đường dẫn khí bị thu hẹp hơn bình thường
Hen suyễn xảy ra khi đường dẫn khí bị thu hẹp hơn bình thường

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn là một bệnh mãn tính đường hô hấp rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh có xu hướng phát triển và có những diễn biến phức tạp hơn do tình trạng ô nhiễm môi trường, hóa chất; nhịp sống bận rộn, áp lực, căng thẳng bủa vây,… Bệnh có thể làm ảnh hưởng và tổn thương nghiêm trọng những cơ quan hô hấp liên quan. Những cơn hen nặng, không được kiểm soát kịp thời còn có thể dẫn đến thiếu hụt oxy, làm cho cơ thể người bệnh tím tái và thậm chí dẫn đến tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có tới hơn 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn mãn tính trên toàn cầu và năm 2025, con số này sẽ lên tới 400 triệu hoặc có thể hơn. Việt Nam cũng là một quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh hen suyễn đáng báo động khi con số người mắc bệnh hen lên đến trên 15.000 người và chỉ có khoảng 40% trong số đó có thể kiểm soát được cơn hen.

Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của  bệnh hen suyễn còn thể hiện qua những biến chứng nặng nề mà nó mang lại. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn có thể kể đến như:

  • Phế quản bị nhiễm khuẩn

Khi thời tiết lạnh và ẩm là thời điểm bệnh hen suyễn có cơ hội tấn công. Với điều kiện không khí như vậy thì virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm các cơ quan trong đường hô hấp, trong đó có phế quản.

Phế quản bị nhiễm khuẩn khi mắc hen suyễn
Phế quản bị nhiễm khuẩn khi mắc hen suyễn
  • Khí phế thủng

Bệnh hen suyễn sẽ làm giảm khả năng co giãn, đàn hồi của các phế nang. Bởi vậy, bụi bẩn, tạp khuẩn bên trong không được đào thải ra ngoài sẽ tạo thành đờm. Khi ho, khạc, bệnh nhân sẽ thấy bị ra đờm xanh kèm theo triệu chứng xanh xao, tím tái.

Khí phế thủng là một trong những biến chứng của hen suyễn khi phế nang bị ảnh hưởng
Khí phế thủng là một trong những biến chứng của hen suyễn khi phế nang bị ảnh hưởng
  • Xẹp phổi

Đây là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ em mắc bệnh hen suyễn. Bởi sự xuất hiện của dịch nhầy do hen mà các túi khí phế nang trong phổi bị xì hơi, gây cản trở việc trao đổi oxy và carbon dioxide trong phổi

Đa phần trẻ nhỏ mắc bệnh đều gặp phải biến chứng này và phải nhập viện kịp thời để xử lý và chăm sóc.

  • Tràn khí màng phổi

Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh hen suyễn thở gấp hay cố gắng ho mạnh. Lúc này, không khí tràn vào ổ màng phổi nhiều khiến lá thành và lá tạng tách ra, len lỏi vào giữa phổi và thành ngực.

Việc này cũng khiến cho các mạch máu vùng phế nang giãn và thưa ra, không đủ điều kiện đưa các dưỡng chất, làm cho áp lực lên phế nang tăng lên, ảnh hưởng đến hô hấp.

Tràn khí màng phổi là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
Tràn khí màng phổi là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
  • Ngưng hô hấp và tổn thương não

Bệnh có thể gây ra biến chứng ngưng hô hấp và làm tổn thương não do không được cung cấp oxy, dẫn đến tử vong nên cực kỳ nguy hiểm và người bệnh cần cẩn trọng.

Hen suyễn có thể gây ngưng hô hấp và tổn thương não, đe dọa tính mạng con người
Hen suyễn có thể gây ngưng hô hấp và tổn thương não, đe dọa tính mạng con người

Với những biến chứng nêu trên, chúng ta có thể thấy hen suyễn là một căn bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng con người. Bởi vậy, tất cả mọi người đều phải cẩn trọng, đề phòng, không nên chủ quan với bệnh hen suyễn.

Bệnh hen suyễn nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Khi mắc bệnh, điều đầu tiên chúng ta cần làm là tìm một địa chỉ uy tín để khám chữa. Bên cạnh đó vấn đề ăn uống bởi thực phẩm ta nạp vào cơ thể mỗi ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phục hồi sức khỏe. Nhất là với hen suyễn, căn bệnh thường xuyên bộc phát bởi các yếu tố bên ngoài, trong đó có khả năng phát cơn hen từ thức ăn.

Hen suyễn nên ăn gì?

  • Hành, tỏi: đây là hai loại thực phẩm có khả năng chống dị ứng, giảm stress, kháng khuẩn tốt cho vùng họng.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa:  vitamin C, vitamin E, beta – carotene, glutathione là những chất chống oxy hóa chúng ta cần bổ sung hàng ngày. Những chất này giúp tăng sức đề kháng, chống viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn và cải thiện hệ hô hấp hiệu quả; co giãn cơ trơn và bài tiết chất nhầy tốt.

Người bệnh hen suyễn nên bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn. Những loại rau xanh chứa chất chống oxy hóa có thể sử dụng như: cam, kiwi, gấc, rau ngót, bí đỏ, táo,…

  • Thực phẩm chứa nhiều omega-3: omega-3 được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là một chất béo tốt cho cơ thể. Không chỉ nuôi dưỡng, cải thiện sức khỏe hiệu quả, chất này còn giúp kháng viêm, có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. 

Omega-3 thường có trong các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ,…và một số loại hạt có dầu. Tuy nhiên, với một số người bị dị ứng với những thực phẩm này thì không nên sử dụng.

  • Thực phẩm chứa nhiều magie: magie giúp kháng viêm và co giãn cơ trơn rất tốt. Các loại hạt đậu, ngũ cốc chứa rất nhiều magie. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm này vì chúng khá lành và còn tốt cho hệ tiêu hóa.
Người mắc bệnh hen suyễn cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm
Người mắc bệnh hen suyễn cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm

Hen suyễn không nên ăn gì?

Bệnh hen suyễn là một bệnh lý có tính dị ứng nên người bệnh đầu tiên cần lưu ý tránh xa những thực phẩm gây dị ứng cho bản thân, dễ phát bệnh. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tránh sử dụng một số thực phẩm dưới đây:

  • Đạm động vật: ăn nhiều đạm động vật sẽ đưa vào cơ thể những chất độc và một số chất không cần thiết. Ngoài ra, đạm động vật làm tăng khả năng lên cơn hen do không tốt cho huyết áp, hơn nữa đôi khi còn gây dị ứng cho cơ thể.
  • Muối: muối không tốt cho huyết áp, vì vậy nên dễ tạo ra những phản ứng khó lường, khiến cường độ hen suyễn tăng lên.
  • Chất kích thích: một số loại đồ uống chứa chất kích thích vẫn được nhiều người sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, đây là những loại đồ uống không tốt cho sức khỏe, cho hệ thần kinh; ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và là nguyên nhân trực tiếp khiến các cơn hen xảy ra thường xuyên và dày hơn do làm viêm đường hô hấp.
Người mắc hen suyễn nên hạn chế đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất kích thích vì không tốt cho hô hấp và thần kinh
Người mắc hen suyễn nên hạn chế đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất kích thích vì không tốt cho hô hấp và thần kinh

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm trên vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giảm thiểu được khả năng lên cơn hen của bạn. Vì vậy, nên tránh sử dụng tuyệt đối để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về mức độ nguy hiểm cũng như những lưu ý trong ăn uống khi mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, sử dụng khẩu trang khi ra đường, tránh khói bụi, ô nhiễm, dị vật gây kích ứng, giữ sức khỏe tốt trong những ngày thời tiết khó chịu là những việc người bệnh nên ghi nhớ để đề phòng bệnh trở nặng.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Ngày Cập nhật 06/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *