Bệnh lang ben có nguy hiểm không?

Lang ben có nguy hiểm không là lo lắng chung của người bệnh. Đây là lo lắng chính đáng khi mà các triệu chứng bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý, làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ viêm nhiễm da. Nội dung bài viết sau chuyên gia da liễu đầu ngành sẽ giúp bạn đọc phân tích những mối nguy hại khi bị lang ben và gợi ý cách chữa trị hiệu quả.

Bệnh lang ben có nguy hiểm không
Bệnh lang ben có nguy hiểm không?

Giải đáp: Bệnh lang ben có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, Lang ben là bệnh ngoài da do nhiễm vi nấm Malassezia (hay còn gọi là Pityrosporum ovale). Loại vi nấm này xâm nhập vào biểu bì, tác động lên tế bào và gây biến đổi sắc tố da. Vì vậy ở người bị lang ben, vùng da bị ảnh hưởng thường có màu trắng nhạt, hồng nhạt hoặc màu sẫm hơn vùng da thông thường.

Vi nấm Malassezia thường bùng phát mạnh trên da khi có các yếu tố như khí hậu nóng ẩm, hệ miễn dịch suy giảm, vệ sinh da kém, thay đổi nội tiết tố đột ngột… Lang ben là bệnh ngoài da và hiếm khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng sau đây:

Lang ben làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da

Tổn thương da do lang ben có thể gây ngứa nhẹ nhưng âm ỉ kéo dài. Ngoài ra khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi và tăng thân nhiệt, mức độ ngứa có thể tăng lên dữ dội.

Bệnh lang ben có nguy hiểm không
Tổn thương da do lang ben có thể gây ngứa, khó chịu và tăng nguy cơ nhiễm trùng

Trong trường hợp ngứa nghiêm trọng và kéo dài, nhiều người thường có thói quen chà xát, cào và gãi để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên tác động từ thói quen này có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn.

Ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ

Lang ben đặc trưng bởi sự xuất hiện của các đốm da có màu sắc đậm hoặc nhạt hơn vùng da thông thường. Điều này làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp. Đặc biệt là những người bị lang ben ở mặt thì mức độ ảnh hưởng càng lớn. Ngoài ra ở trường hợp bị lang ben trên diện rộng, bệnh nhân thường có tâm lý e ngại, lo lắng và giảm sự tự tin khi trong các hoạt động thường ngày.

Lang ben dễ lây nhiễm cho người khác

Lang ben còn nguy hiểm ở chỗ có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể người bệnh. Hoặc lây lan từ người bệnh sang người thường. Các con đường lây nhiễm thường là tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh, mặc chung quần áo, sử dụng chung dao cạo, dụng cụ cắt móng, khăn tắm,… Tác nhân lây bệnh là nấm Malassezia trên vùng da lang ben.

Bệnh lang ben có nguy hiểm không
Vi nấm gây lang ben dễ lây nhiễm sang người khác thông qua tiếp xúc, mặc chung quần áo,…

Rất nhiều trường hợp nhiều thành viên trong gia đình hoặc trong cùng 1 tập thể cùng mắc lang ben. Vì vậy khi bị lang ben, bạn cần thông báo với những thành viên trong gia đình để tránh lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh. Đồng thời chủ động phòng chống lây nhiễm để bảo vệ những người xung quanh và hạn chế lan sang các vùng da lân cận.

Dễ tái phát khi có điều kiện nên khó chữa dứt điểm

Lang ben và các bệnh da liễu do nấm thường có khả năng tái phát cao – đặc biệt là vào thời tiết nóng ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm cao là môi trường thuận lợi để vi nấm Malassezia sinh sôi, bùng phát mạnh và gây ra lang ben. Tình trạng bệnh tái phát nhiều lần không chỉ gây khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng da, lây nhiễm cho người khác và để lại thâm sẹo.

Lang ben tái phát nhiều lần khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Việc chữa bệnh dai dẳng mãi không khỏi khiến người bệnh chán nản. Chính vì vậy, để hạn chế những nguy hại do bệnh lang ben gây ra, người bệnh nên chủ động thăm khám và chữa trị ngay khi nhận thấy triệu chứng. Điều trị lang ben bằng thảo dược Đông y hiện là liệu pháp được nhiều người lựa chọn nhờ tính hiệu quả và an toàn.

Cần làm gì để cải thiện bệnh lang ben?

Lang ben là một dạng tổn thương da do nấm khá phổ biến, bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Để giảm thiểu tổn thương da và hạn chế các ảnh hưởng của bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

Bệnh lang ben có nguy hiểm không
Khi bị lang ben, bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tổn thương da lan rộng
  • Tiến hành thăm khám ngay khi da xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Nếu chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị, vi nấm có thể đi vào các tầng sâu của da và gây ra tình trạng tổn thương da mãn tính.
  • Cần giữ vệ sinh da bằng cách sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ. Bên cạnh đó, nên dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm da và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Nếu lang ben gây ngứa nhiều, bạn có thể chườm lạnh, tắm nước mát hoặc liên hệ với bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc cải thiện triệu chứng.
  • Với bệnh lang ben, điều trị đặc hiệu là sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống chống nấm. Khi dùng thuốc, bạn nên tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý dừng thuốc khi triệu chứng thuyên giảm bởi tình trạng này có thể khiến vi nấm bùng phát và gây bệnh trở lại.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như riềng, rau răm, gừng, chè xanh,… để giảm ngứa, cải thiện tổn thương da và hỗ trợ ức chế vi nấm gây lang ben.
  • Song song với các biện pháp điều trị, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch nhằm hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh lang ben có nguy hiểm không”. Để được tư vấn rõ hơn về các ảnh hưởng của bệnh và biện pháp điều trị, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

Tham khảo thêm: Lang ben có lây không? Con đường lây nhiễm & cách phòng ngừa

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *