Bệnh Lao Cột Sống Có Lây Không? Có Chữa Được Không?

Lao cột sống là một dạng của lao thứ phát, đây là tình trạng thường gặp nhất trong các dạng lao xương.  Bệnh xảy ra khi vi khuẩn từ phổi đi vào máu và di chuyển đến xương cột sống, tiến triển chậm và triệu chứng không điển hình. Cụ thể bệnh lao cột sống có lây không và bệnh có chữa được không? 

Bệnh lao cột sống có lây không? Có chữa được không?
Bệnh lao cột sống do vi khuẩn cùng nhóm nguyên nhân gây lao phổ gây ra

Lao cột sống là bệnh gì?

Lao cột sống là tình trạng viêm đốt sống – đĩa đệm do trực khuẩn lao gây ra. Ban đầu bệnh nhân sốt nhẹ, vã mồ hôi, tình trạng thường tiến triển nghiêm trọng hơn vào buổi chiều. Bệnh khiến cơ thể bệnh nhân gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém, đặc trưng là cơn đau cột sống âm ỉ liên tục trong đêm.

Bệnh tiến triển lâu có thể dẫn đến xẹp đốt sống gây gù nhọn. Vùng cột số bị lao có thể bị rò dịch mủ ra ngoài, chất mủ giống như bã đậu. Ngoài ra biến chứng nặng hơn là lao hình thành ổ áp-xe lạnh cạnh cột sống. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh lao cột sống sẽ để lại những di chứng nặng nề như teo chi, tàn phế.

Một số biến chứng thường xảy ra khi người bệnh bị chèn ép thần kinh xung quanh ở giai đoạn xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, hoặc do viêm màng nhện tủy hoặc áp-xe lạnh. Ở giai đoạn phức tại này, cấu trúc đốt sống thắt lưng có nguy cơ tổn thương nặng và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh chi phối vận động ở các chi. Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân có thể bị yếu liệt hai chân, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục và mất tự chủ trong bài tiết…

Bệnh lao cột sống do vi khuẩn lao gây ra có khả năng lây nhiễm nhanh đến các vùng cơ quan khác. Do vi khuẩn không chỉ lưu trú ở riêng vùng đốt sống, chúng sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến các khu vực cơ xương khớp khác và gây bệnh. Trong trường hợp phát hiện lao xương hay lao cột sống bệnh nhân cần được can thiệp sớm để có biện pháp điều trị đúng theo phác đồ để tránh lây lan đến các khu vực khác.

Bệnh lao cột sống có lây không?

Bệnh lao cột sống có lây không? Có chữa được không?
Vi khuẩn gây bệnh lao cột sống có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường không khí

Phần lớn những bệnh lý do vi khuẩn, virus gây ra đều có nguy cơ lây lan, và lao cột sống cũng nằm trong trường hợp này. Người ta thường bị nhiễm lao thông qua đường hô hấp, và người bình thường khi hít phải mầm bệnh trong không khí có nguy cơ mắc bệnh với tỉ lệ hơn 35%. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người thông qua việc tiếp xúc thông qua nước bọt, dịch tiết của cơ thể, bao gồm cả tiếp xúc với máu hoặc vết thương của người bệnh.

Bệnh lao cột sống không phải căn bệnh di truyền, tuy nhiên phụ nữ mang thai có thể lây bệnh có con nếu không may nhiễm bệnh trong thời gian mang thai và cho con bú. Do đặc tính dễ lây lan của bệnh lao cột sống nên giữa bệnh nhân bị lao cột sống và người bình thường cần có khoảng cách tiếp xúc cách xa tối thiểu 2m. Đồng thời hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân, hoặc sinh hoạt cùng không gian càng ít càng tốt.

Bệnh lao cột sống nằm trong nhóm lao xương khớp có nguồn gốc từ vi khuẩn lao phổi hoặc vi khuẩn lao. Ban đầu virus thường xâm nhập và phát triển tại hệ thống tiêu hóa, sau đó theo đường máu, đường huyết di chuyển tới khu trú tại các bộ phận ở xương khớp. Vì thế người bệnh nên hạn chế dùng bữa cùng nhiều người trong thời gian mắc bệnh để phòng lây lan.

Mặc dù các chuyên gia đánh giá lao xương khớp ít phát tán lây nhiễm hơn bệnh lao phổi nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Lao cột sống là căn bệnh có cấp độ nguy hiểm, khó điều trị và diễn biến phức tạp nên việc phòng bệnh ngay từ đầu sẽ bảo vệ sức khỏe bạn tốt nhất trước các nguy cơ mà bệnh gây ra.

Bệnh lao cột sống có chữa được không?

Bệnh lao cột sống có lây không?
Bệnh lao cột sống có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc kháng sinh

Bệnh nhân bị lao cột sống hoàn toàn có thể được điều trị khỏi hẳn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Triệu chứng đơn giản có thể được kiểm soát tốt bằng các loại kháng sinh, từ đó đẩy lùi được ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân chủ quan trước biểu hiện của bệnh là nguyên nhân dẫn đến điều trị kéo dài và phát sinh biến chứng.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lao cột sống phải kể đến gồm tình trạng biến dạng cột sống, cụt chi, hội chứng chùm đuôi ngựa, liệt tứ chi, lao lây lan,… Vi khuẩn lao có tốc độ phát triển nhanh và lan rộng đến các cơ quan nội tạng quan trọng như não và tim.  Khi tiến triển đến mức độ này, nếu không điều trị sớm bệnh nhân có thể tử vong vì tê liệt não, suy tim, suy hô hấp, suy kiệt chức năng nội tạng. 

Để việc điều trị lao cột sống đạt được những kết quả tốt, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Chẩn đoán bệnh lao cột sống ban đầu bằng quy trình thăm khám thực thể để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh. Sau đó người bệnh tiến hành các xét nghiệm X-Quang, xét nghiệm Mantoux, xét nghiệm máu để giúp bác sĩ quan sát được tổn thương do lao.

Lao cột sống thông qua hình ảnh chẩn đoán có đặc điểm thưa mật độ xương và hẹp đĩa đệm. Trong trường hợp tiến triển kéo dài, tình trạng cột sống có thể bị biến dạng, xuất hiện ổ khuyết và có dấu hiệu dính khớp. Bằng những kỹ thuật chẩn đoán khác như sinh thiết, phản ứng với Tubecculin, cấy khuẩn, hút dịch cột sống… sẽ hỗ trợ bác sĩ điều trị đưa ra đánh giá cũng như phương hướng điều trị đúng đắn cho căn bệnh này để bệnh nhân được điều trị triệt để tránh tái phát.

Bệnh lao cột sống chữa bằng cách nào?

Nguyên nhân trực tiếp gây ra lao cột sống là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây cũng là vi khuẩn gây ra các dạng lao phổi, lao xương khớp khác. Do đó các phương pháp điều trị ban đầu hướng đến ức chế sự phát triển của vi khuẩn và can thiệp phục hồi cột sống trong trường hợp tổn thương. Các phương pháp chữa lao cột sống phổ biến gồm:

Điều trị lao cột sống bằng thuốc

Có hơn 88% các trường hợp người bị nhiễm vi khuẩn lao cột sống được điều trị nội khoa. Trong đó đa số các loại thuốc sử dụng là kháng sinh. Đối với các trường hợp nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng, có biểu hiện lan rộng cần kết hợp điều trị 3 – 4 loại thuốc để kiểm soát hoạt động của trực khuẩn. Điều trị nội khoa tốt sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và tạo cơ hội để bệnh nhân hồi phục thể trạng tự nhiên.

  • Phác đồ 3 thuốc: Các loại thuốc được dùng là TNH, Acid Paraamino Salysilic và Streptomycin.
  • Phác đồ 4 thuốc: Các loại thuốc được dùng gồm Streptomycin, Ethabutol, TNH và Rifampicin.

Người bệnh sử dụng thuốc một ngày 1 lần vào buổi sáng. Ngoài ra người bệnh sẽ được khuyến khích uống thuốc khi bụng đói để có đáp ứng với thuốc tốt. Một số loại thuốc khác được kết hợp dùng như thuốc giảm đau, vitamin để hỗ trợ người bệnh đối phó với cơn đau nhức.

Trong thời gian điều trị bằng thuốc, người bệnh cần kết hợp bổ sung dưỡng chất và nghỉ ngơi khoa học theo hướng dẫn. Bệnh nhân lao cột sống cần được điều trị chăm sóc trong không gian riêng, có nhiều ánh sáng và đảm bảo vệ sinh nhằm giảm số lượng và mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn lao.

Điều trị bằng cách phục hồi chức năng

Bệnh lao cột sống có chữa được không
Điều trị phục hồi chức năng thường được kết hợp với thuốc sau khi kiểm soát được vi khuẩn gây bệnh

Phương pháp điều trị bằng cách phục hồi chức năng có thể cải thiện thể trạng người bệnh sau thời gian tổn thương cột sống do vi khuẩn gây ra. Đa số các bệnh nhân bị lao cột sống giai đoạn trung bình đến nghiêm trọng đều có biểu hiện teo cứng cơ do lâu ngày không vận động. Lúc này, bệnh nhân được hỗ trợ phục hồi chức năng bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu.

Sau khi cơn đau được kiểm soát, người bệnh nên bắt đầu vận động nhẹ để cải thiện chức năng cửa các bộ phận khác.  Đối với những trường hợp bệnh nhân có ổ khuyết, người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trong 3 – 6 tháng để tái tạo mô xương và giảm nguy cơ mục xương sống.

Thực hiện các biện pháp can thiệp ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) được chỉ định khi xuất hiện bệnh nhân bị lao cột sống biến chứng áp xe lạnh, hoặc tình trạng lao có chèn ép tủy. Phẫu thuật nhằm mục đích đục các vùng xương bị hoại tử, sau đó loại bỏ ổ áp xe và rạch dẫn lưu mủ.

Người bệnh trong thời gian điều trị chỉ có thể nằm bất động và sử dụng kháng sinh đặc hiệu. Đối với những biểu hiện đơn giản hơn, điều trị nội khoa và để cơ thể hồi phục tự nhiên được ưu tiên để không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.

Sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, cũng như các yêu cầu chăm sóc cần thiết. Người bệnh thực hiện tái khám đúng lịch hẹn và theo dõi hằng tháng để kiểm soát tiến triển và mức độ đáp ứng thuốc. Bắt đầu từ năm thứ hai sau điều trị, bệnh nhân nên thăm khám 3 tháng/ lần và thăm khám 6 tháng/ lần ở các năm tiếp theo.

Phòng tránh bệnh lao cột sống tái phát

Bệnh lao cột sống có chữa được không
Bạn cần rửa tay trước và sau khi ăn để phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh lao cột sống

Điều trị khỏi hẳn nhưng nguy cơ tái phát của bệnh lao cột sống vẫn có thể xảy ra đối với một số trường hợp. Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên phòng ngừa lao cột sống tái phát bằng những cách sau:

  • Hạn chế việc tiếp xúc với người bị lao, nên đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng hoặc khi sinh hoạt cùng không gian với người bệnh.
  • Bạn nên thực hiện tái khám định kỳ và chủ động tìm đến bác sĩ nếu có biểu hiện đau nhức vùng cột sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng sức các nhóm rau củ quả, trái cây để hỗ trợ đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Tập luyện thể thao và vận động đều đặn sau thời gian điều trị, các bộ môn an toàn cho bệnh nhân là đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga…
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đảm bảo nhà ở và phòng ốc được thông thoáng, nhiều ánh sáng,…

Vấn đề “Bệnh lao cột sống có lây không? Có chữa được không?” đã được giải đáp cụ thể trong những thông tin trên. Lao cột sống là căn bệnh nguy hiểm có thể để lại di chứng cho người bệnh nếu không điều trị sớm. Vì vậy nếu có nghi ngờ nhiễm trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis, bệnh nhân cần chủ động thăm khám để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất. 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không cung cấp lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Ngày Cập nhật 18/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *