Bệnh Lao Phổi Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả?

Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách những vấn đề sức khỏe được ưu tiên toàn cầu. Vậy bệnh lao phổi có nguy hiểm không và mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe như thế nào? Hãy cùng giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? -Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận định lao phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao và cần được quan tâm ở mức độ toàn cầu. Lao phổi hình thành do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi và gây nhiễm trùng, khiến nhu mô phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh nhân thường bị ho kéo dài, ho ra máu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau tức ngực và khó thở. 

Lao phổi cũng là bệnh lý truyền nhiễm, có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng và khó để kiểm soát. Vi khuẩn gây lao phổi có độc tính rất mạnh cơ thể người khó kháng lại được. Thông qua quá trình chạm, tiếp xúc hoặc dính chất dịch lỏng có chứa vi khuẩn gây bệnh của người bệnh, người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm ngay.

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Nói về mức độ ảnh hưởng của lao phổi đến sức khỏe, bệnh có thể khiến chức năng hệ miễn dịch suy giảm nhanh chóng, kèm theo đó là các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tràn dịch màng phổi: Dịch (máu, chất lỏng hoặc khí) trong phổi vượt quá mức cho phép khiến người bệnh khó thở, có khả năng bị suy hô hấp. Khoảng 80% người bị tràn dịch màng phổi là do biến chứng của lao phổi. 
  • Tràn khí màng phổi: Hang lao bị vỡ ra sẽ khiến không khí tràn vào ổ màng phổi khiến lá thành và lá tạng tách ra, không chỉ khiến lao phổi điều trị phức tạp hơn mà còn tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.
  • Viêm mủ màng phổi: Vi khuẩn xâm nhập có thể hình thành lên những ổ viêm và chứa mủ trong khoang màng phổi. Bệnh cũng dẫn đến nhiều tai biến khác do mủ bì rò rỉ sang phế quản, thực quản hoặc ổ bụng.
  • Xơ phổi: Lao phổi có thể tạo thành sẹo, hóa xơ ở mô phổi. Nếu phổi có quá nhiều xơ sẽ cản trở hoạt động hô hấp khiến bệnh nhân không thở được.
  • Giãn phế quản: Nhu mô phổi bị tổn thương nghiêm trọng sẽ hình thành xơ phổi. Các dây xơ co kéo khiến phế quản bị biến dạng dẫn đến di chứng giãn phế quản. Hiện nay giãn phế quản vẫn chưa có thuốc điều trị. 
  • U nấm phổi: Lao phổi có thể hình thành những hang lao, tạo điều kiện cho nấm Aspergillus fumigatus sau khi xâm nhập vào cơ thể sinh sôi và phát triển tại đó. Bệnh u nấm phổi điều trị bằng thuốc hầu như không hiệu quả, phải dùng đến biện pháp phẫu thuật loại bỏ u nấm.
  • Suy hô hấp mãn tính: Hầu hết bệnh nhân bị lao phổi giai đoạn nặng đều bị suy hô hấp do phổi bị xơ hóa và khó để thực hiện chức năng trao đổi không khí. 

Quá trình điều trị lao phổi tương đối phức tạp và khó khăn. Các loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng thuốc cực mạnh. Theo báo cáo của Viện Phổi Trung ương, trong khoảng 126.000 người mắc bệnh lao sẽ có khoảng 5.000 trường hợp bị kháng thuốc. Chính vì vậy, với vấn đề “Bệnh lao phổi có chết không?” thì câu trả lời là “Có”. 

Lao phổi thường gây ra các biến chứng liên quan đến suy hô hấp
Lao phổi thường gây ra các biến chứng liên quan đến suy hô hấp

Không những vậy, lao phổi còn là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Báo cáo vào năm 2019 của WHO nhận định rằng, mặc dù tỷ lệ tử vong ở bệnh lao phổi đã giảm xuống từng năm nhưng trong 10 triệu người mắc bệnh vào năm 2018, vẫn có 3 triệu người bị tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa khuyến cáo rằng đây là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm ở mức độ toàn cầu, tương tự như viêm phổi. 

Bên cạnh lao phổi còn có lao màng phổi (thuộc nhóm bệnh lao ngoài phổi) cũng là căn bệnh rất nguy hiểm. Lao màng phổi cũng xuất phát từ vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis và đặc trưng bởi hiện tượng tràn dịch màng phổi, làm tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Cả lao phổi và lao màng phổi đều cần được phát hiện và điều trị từ sớm. Nếu không, tỷ lệ sống sót sau bệnh là rất thấp.

Điều trị bệnh lao phổi như thế nào?

Lao phổi là một căn bệnh cần điều trị dài hạn, không thể xác định thời gian chính xác để người bệnh hồi phục và khỏi hoàn toàn. Thông thường bệnh sẽ được điều trị trong khoảng 6-8 tháng. 

Thuốc tây y điều trị lao phổi 

Các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh lao phổi bao gồm: isoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z), streptomycin (S), ethambutol (E). Từ những loại thuốc này sẽ tạo thành phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân:

  • Phác đồ 2SHRZ/4RH: 2 tháng dùng thuốc S, R, H, Z và 4 tháng dùng thuốc R, H. Thuốc phải dùng hàng ngày.
  • Phác đồ 2SHRZ/6HE: 2 tháng dùng thuốc S, R, H, Z và 6 tháng dùng thuốc E, H. Thuốc phải dùng hàng ngày.

Một số trường hợp bệnh nhân bị kháng thuốc cần phải xây dựng lại phác đồ điều trị, kéo dài quá trình chữa bệnh lên 19 đến 24 tháng. Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng một số loại kháng sinh mới được điều chế như:

  • Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolones
  • Kháng sinh dạng tiêm: Amikacin (Amikin), Capreomycin (Capastat) và Kanamycin
  • Kháng sinh đặc hiệu lao đa kháng và siêu kháng thuốc: bedaquiline (Sirturo), ethionamide (Trecator) và axit para-amino salicylic, Pretomanid (được sử dụng kết hợp với bedaquiline và linezolid). 

Khi điều trị bằng thuốc, gan và hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể bị suy yếu do tác dụng phụ. Người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, trong đó tăng cường các thực phẩm giúp phục hồi gan và nâng cao sức đề kháng.

Bệnh lao phổi nguy hiểm không? Điều trị lao phổi bằng thuốc tây y
Điều trị bệnh lao phổi nguyên phát

Phẫu thuật điều trị bệnh

Nếu tình trạng bệnh diễn tiến xấu, hình thành ổ cặn màng phổi thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt ổ viêm. Một vài trường hợp cần sử dụng các thủ thuật dẫn lưu như dẫn lưu màng phổi, dẫn lưu hang lao, mở hang lao, phục hồi chức năng phổi…để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đối với lao màng phổi, bệnh nhân sẽ phải thực hiện hút dịch màng phổi từ sớm để tránh bị tràn dịch màng phổi. 

Nhìn chung, các biện pháp điều trị ngoại khoa đều là những thủ thuật nguy hiểm, tiềm ẩn di chứng và cả nguy cơ tử vong. Vì vậy, người bệnh phải tích cực phối hợp điều trị bằng thuốc trước khi bệnh chuyển biến xấu, bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật.

Chữa bệnh lao phổi bằng Đông y

Trong trường hợp người bệnh không thể điều trị bằng thuốc tân dược hoặc gặp quá nhiều tác dụng phụ, đông y là một biện pháp tối ưu, giúp điều trị bệnh an toàn mà hiệu quả. Theo quan điểm của đông y, lao phổi hình thành do phế hư khiến người bệnh bị sốt, ho ra máu, người suy nhược, mạch yếu. 

Để điều trị bệnh lao phổi hiệu quả thì thuốc phải có tác dụng: cân bằng âm dương, hồi phục chức năng của phế, đẩy lùi tà khí xâm nhập cũng như điều dưỡng và nâng cao thân thể toàn diện để phòng chống bệnh tái phát. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc như:

  • Chữa phế hư: Sa sâm (12g), Sinh địa (12g), Mạch môn (12g), Huyền sâm (18g), Địa cốt bì (18g), Bách bộ (18g), Xạ can (6g), Hạ khô thảo (16g). Một thang thuốc sắc uống chia làm 3 lần, 1 ngày/thang.
  • Chữa phế, thận, tỳ hư: Đảng sâm (16g), Hoài sơn (16g), Ý dĩ (12g), Bạch truật (16g), Mạch môn (12g), Thiên môn (12g), Quy bản (12g), A giao (8g). Một thang thuốc sắc uống chia làm 3 lần, 1 ngày/thang.
Bệnh lao phổi nguy hiểm không? Điều trị lao phổi bằng thuốc đông y
Điều trị lao phổi bằng thuốc đông y

Bên cạnh điều trị bằng thuốc uống, người bệnh có thể tham khảo nấu các loại cháo có gia giảm thêm dược liệu đông y. Loại cháo này sẽ giúp trị lao phổi, làm giảm các triệu chứng của bệnh đồng thời bồi bổ gan. Sử dụng Câu kỷ tươi (100g), Gạo lứt (60g). Trộn hai nguyên liệu cùng nhau, thêm nước vừa đủ rồi nấu thành cháo. Một ngày sử dụng 2 lần.

Cùng với các biện pháp điều trị, mọi người nên chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lao phổi đặc biệt là trẻ nhỏ. Với trẻ nhỏ cha mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ, nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. 

Hy vọng thông qua nhưng chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ vấn đề “bệnh lao phổi nguy hiểm không”, nhận biết được mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe cũng như biết cách phòng tránh và điều trị bệnh. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như ho dai dẳng, sốt, khó thở, bạn đọc cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị sớm.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *