Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không?Lây Qua Những Đường Nào?

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp, nhưng việc phòng và điều trị bệnh như thế nào cho đúng cách ít được quan tâm. Bài viết sau sẽ đưa ra những thông tin cụ thể giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không và cách điều trị hiệu quả. Từ đó để người bệnh có kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp giúp khắc phục triệu chứng sớm nhất.

Bệnh tổ đỉa có lây không? Lây qua những đường nào?
Bệnh tổ đỉa có lây không là vấn đề khiến nhiều người bệnh quan tâm vì lo ngại lây nhiễm

Tổ đỉa – tên khoa học là Dysidrose. Bệnh tổ đỉa nằm trong nhóm triệu chứng đặc biệt phát triển từ bệnh chàm. Tổ đỉa có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.

Bệnh tổ đỉa có lây không và lây qua những đường nào?

Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa có biểu hiện đặc trưng, vì thế khi mắc bệnh người bệnh dễ dàng nhận biết các triệu chứng cụ thể sau:

  • Triệu chứng đặc trưng của bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay hay bàn chân. Chủ yếu là tại các ngón tay, mặt trên và mặt dưới ngón chân. Những nốt mụn này thường mọc ở những vị trí đối xứng và không vượt qua giới hạn cổ tay hay cổ chân.
  • Kích thước của mụn nước chỉ vào khoảng hạt gạo và thường có màu trắng trong. Mụn nước không có màu đỏ nổi bật, nằm ẩn dưới da, mụn chắc và khó vỡ. Mụn mọc thành mảng và nhô lên trên khiến bề mặt da sần sùi.
  • Người bệnh tổ đỉa bùng phát các triệu chứng thành từng đợt, mỗi đợt bùng phát đều có tính chất chu kỳ. Thông thường người bệnh có cảm giác ngứa ngáy và đau rát trước khi nổi mụn nước. Kèm theo đó là tình trạng lòng bàn tay và bàn chân tăng tiết mồ hôi.

Người bệnh cho rằng các bệnh ngoài da đều có tính lây lan, và bệnh tổ đỉa cũng vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia Da liễu đã khẳng định bệnh tổ đỉa không lây lan qua các con đường tiếp xúc thông thường. Bệnh không có tính truyền nhiễm ngay cả khi các mụn nước vỡ ra và tiếp xúc trực tiếp với làn da người đối diện.

Không ít người lo sợ sẽ bị lây bệnh tổ đỉa nên tỏ ra xa lánh, không dám tiếp xúc với người bệnh. Điều này đã được Y học hiện đại chứng minh đây là quan niệm sai lầm. Bởi vì nhân chính gây ra tổ đỉa là do tiếp xúc lây ngày với hóa chất , chất lượng môi trường kém chứ không xuất phát từ nguyên nhân lây nhiễm.

Bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa không phải là bệnh truyền nhiễm mà chỉ lây lan qua con đường di truyền

Bệnh tổ đỉa ở tay, chân thường chỉ lây lan rộng hơn trên cơ thể người bệnh, khi bệnh nhân thường xuyên cào và gãi mạnh sẽ khiến các mụn tăng về số lượng và chiếm diện tích rộng hơn ngoài da.

Quan niệm sai lầm này khiến đa số người bệnh tổ đỉa bị kỳ thị xa lánh. Từ đó tạo ra tâm lý áp lực, nhạy cảm hơn với tâm lý người bệnh, vô hình chung thì những ảnh hưởng tiêu cực từ tâm lý có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. 

Mặc dù tổ đỉa không nguy hiểm và không có tính lây lan, nhưng cũng cần nhớ rằng bệnh tổ đỉa có thể phát triển ở bất kỳ đối tượng nào. Tổ đỉa cũng là bệnh lý da liễu có tính di truyền qua nhiều thế hệ, vì thế nếu gia đình bạn có 1 – 2 thành viên mắc bệnh thì tỷ lệ di truyền cho con cháu có thể xảy ra. 

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? 

Người bệnh thường quan tâm đến việc điều trị các bệnh ngoài da lâu hay nhanh chóng, nhưng nhìn chung việc này khó xác định. Bởi thời gian điều trị có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người bệnh, phương pháp điều trị và mức độ bệnh lý. 

Cần lưu ý, mặc dù tổ địa là bệnh không truyền nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng các triệu chứng của bệnh khó khắc phục dứt điểm. Trong hầu hết các nguyên nhân xuất phát từ yếu tố di truyền, bệnh có xu hướng phát triển thành mãn tính và người bệnh thường chọn cách sống chung với bệnh thay vì điều trị nhiều lần.

Bệnh tổ đỉa lây qua những đường nào?
Bệnh tổ đỉa tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra những khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân

Trường hợp xấu nhất của bệnh tổ đỉa là khi các mụn nước vỡ ra tạo thành các vùng hở, trong điều kiện ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt là khi bệnh tổ đỉa phát triển ở bàn chân gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại.

Chưa kể đến khi vận động mạnh, mụn nước có khả năng vỡ rất cao. Khi mụn vỡ, vùng da dễ bị sưng viêm, điều trị không cẩn thận có thể phát sinh nguy cơ bội nhiễm và nhiễm trùng huyết.

Những phương pháp chữa bệnh tổ đỉa hiện nay không điều trị triệt để được bệnh hoàn toàn. Nhưng khi kiên trì thực hiện phác đồ điều trị thì người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng. Các chuyên gia cũng cho rằng, đối với bệnh tổ đĩa mãn tính thì phương hướng điều trị ngăn tái phát bệnh trong thời gian dài là lựa chọn đúng cách.

Các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa phổ biến

Như đã đề cập, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa tận gốc. Tuy nhiên khi người bệnh tuân thủ hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia, kết hợp với những lưu ý trong thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bằng cách này, bệnh nhân hoàn toàn có thể đẩy lùi các triệu chứng như mong muốn.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng Tây Y

Điều trị tổ đỉa bằng phương thuốc Tây y được đánh giá cao trong khắc phục triệu chứng giai đoạn đầu. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da, kết hợp với thuốc uống dạng kháng sinh để ức chế các biểu hiện của tổ đỉa ngay khi có dấu hiệu phát bệnh.

Sử dụng thuốc uống chữa bệnh tổ đỉa

 Các loại thuốc uống chữa bệnh tổ đỉa có thành phần chính là thuốc chứa chất kháng Histamin. Tác dụng chính của loại thuốc này là giúp người bệnh giảm ngứa, giảm sưng, tạo sự dễ chịu và giúp giấc ngủ sâu. Trong những trường hợp nhiễm trùng, bệnh nhân được kê đơn dùng thêm kháng sinh.

Đối với bệnh nhân bị tổ đỉa ở chân, gặp khó khăn trong di chuyển và vận động có thể được kê thêm thuốc có chứa Steroid. Hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch như Pimecrolimus, Tacrolimus, Azathioprine, Ciclosporin… Việc sử dụng các loại thuốc đặc trị này chỉ được cho phép khi bệnh nhân đã qua điều trị với những loại thuốc khác và không nhận thấy hiệu quả.  

điều trị bệnh tổ đỉa
Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa

Sử dụng thuốc bôi điều trị tổ đỉa

Các loại kem bôi tổ đỉa được sử dụng trong điều trị tổ đỉa cấp tính và mãn tính. Một số loại kem bôi phổ biến được sử dụng là kem Steroid, công dụng chính là giảm viêm, kích thích tế bào da, làm liền sẹo.

Bên cạnh đó người bệnh có thể dùng thuốc Corticosteroid, với thành phần dược chất thấp hơn để hỗ trợ làm xẹp mụn nước. Với những bệnh nhân bị tổ đỉa ở bàn chân, phương pháp ngâm nước muối Kali Pemanganat pha loãng theo tỉ lệ (1: 10.000) hàng ngày sẽ đem đến những cải thiện nhất định.

Mặc dù những ưu điểm của thuốc tây chữa bệnh tổ địa mang lại những tác dụng nhanh chóng nhưng vẫn có những hạn chế tồn tại. Người bệnh tổ đỉa mãn tính được khuyến cáo không sử dụng các loại thuốc kể trên thường xuyên vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Chữa bệnh tổ đỉa theo cách dân gian

Những mẹo dân gian điều trị bệnh tổ đỉa thường dễ thực hiện tại nhà và không mất nhiều chi phí. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ mang đến hiệu quả nhất thời, giảm ngứa trong thời gian nhất định chứ không khắc phục được nguyên căn bệnh lý.

Chữa tổ đỉa bằng muối

Người bệnh sử dụng một nắm muối hạt to, sau đó đem rang lên cho thật nóng. Đợi đến khi muối nguội, còn hơi ấm thì dùng để chà xát lên vùng da bị bệnh. Khi chà xát không nên sử dụng nhiều lực vì có thể làm xây xát và tổn thương da. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần, sau khi tắm xong sẽ mang đến hiệu quả kháng viêm và giảm ngứa rất tốt.

chữa bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa có thể cải thiện thông qua việc vệ sinh bằng muối hàng ngày

Trị  tổ đỉa với lá trầu không và phèn chua

Người bệnh sử dụng khoảng 30 gram lá trầu không và vò nát, sau đó cho phèn chua kèm theo 700ml nước đun sôi hỗn hợp. Sau khi sôi, lọc hỗn hợp lấy nước, để nguội và bôi nước lên vùng bị tổ ở tay chân. Thực hiện liên tục cho đến đi tình trạng ngứa cải thiện thì ngừng hẳn.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt 

Lá lốt vốn nổi tiếng là thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Không chỉ dùng để chữa tổ đỉa, lá lốt còn được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,…

  • Người bệnh dùng từ 10-12 lá lốt tươi, đem lá lốt đi ngâm nước muối và rửa sạch. Sau đó đem lá lốt đi xay nhuyễn cùng với 30ml nước ấm và lọc lấy bã. Uống hỗn hợp nước lá lốt hàng ngày. 
  • Ngoài ra bệnh nhân sử dụng nước lá lốt rồi đun sôi với khoảng 1lít nước để tắm. Còn phần bã lá đem đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 15-20 phút hàng ngày cũng phát huy hiệu quả tương tự. 
  • Người bệnh sử dụng lá lốt tươi đem rửa sạch rồi giã đều với muối. Bôi hỗn hợp lên vùng da bị bệnh, sau đó dùng băng gạc cố định vào vết thương mỗi ngày 60 phút. 

Chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi

Tỏi là thực phẩm có chứa rất nhiều chất sát khuẩn, kháng viêm. Vì thế đây là bài thuốc có thể ức chế hoạt động của nấm và vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa. 

Người bệnh sử dụng 5 củ tỏi tươi ngâm trong 300ml rượu trắng. Ngâm trong vòng 7 ngày cho đến khi thấy rượu đổi màu thì dùng để ngâm rửa vết thương. Hoặc sử dụng tỏi để đắp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

Ưu điểm của phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa theo dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, hiệu quả giảm ngứa tốt. Tuy nhiên nếu không vận dụng đúng cách, có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nhiễm trùng. 

Điều trị bệnh tổ đỉa theo Đông y

Trong điều trị tổ đỉa theo y học cổ truyền, để khắc phục bệnh tổ đỉa, trước tiên phải loại bỏ căn nguyên từ bên trong. Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa theo Đông Y cũng dựa trên tính kháng khuẩn, sạch da, giúp giảm ngứa, chống bội nhiễm bên ngoài.

  • Bài thuốc uống:  Sử dụng các vị thảo dược chính là 10 gram các loại bồ công anh, ké đầu ngựa, lá đơn đỏ, hồng hoa, kim ngân… đem sắc cùng với 1 lít nước, sau đó lọc lấy nước uống mỗi ngày. 
  • Thuốc bôi: Kết hợp các vị thuốc như mật ong, bí đao, địa sinh, kinh giới thành hỗn hợp nước để bài trừ sự phát triển của mụn nước, tiêu trừ dịch trong mụn. Từ đó hỗ trợ tái tạo khu vực vùng da bị viêm.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, người bệnh đã có nhìn nhận rõ hơn về việc “Bệnh tổ đỉa có lây không? Lây qua những đường nào?”. Để phòng tránh bệnh từ sớm, người bệnh cần đảm bảo điều kiện môi trường sống và sinh hoạt lành mạnh.

Khi nhận thấy những triệu chứng nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh nên tìm đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được thăm khám. Thông qua kết quả kiểm tra – thăm khám, người bệnh sẽ nhận được hướng dẫn điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Xem thêm

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bình luận (36)

  1. Quỳnhh says: Trả lời

    Tưởng cứ bệnh ngoài da như này là phải lây chứ, hóa ra là không lây à

  2. Lan HƯơng says: Trả lời

    Khổ nhất là lúc mụn nước vỡ, ngứa gì đâu mà ngứa, còn phải đảm bảo làm sao không bị nhiễm khuẩn nữa, chà gãi mà còn phải đảm bảo vệ sinh =))

    1. Thiện Chí 98 says: Trả lời

      Lúc mới bị mình còn lấy kim chọc vào cho vỡ ra, cứ nghĩ làm thế nó đỡ ngứa, nhưng không ngờ đến đó là nó còn ngứa hơn, giờ nghĩ lại thấy mình ngu quá

    2. Dương Đức Tùng Lâm says: Trả lời

      Những lúc vỡ thì bôi tỏi vào sẽ thấy đỡ hơn, các bạn thử xem, mà tỏi lại có tác dụng kháng khuẩn nữa

  3. Lê Hoàng Thang says: Trả lời

    Đọc cmt thấy cũng có nhiều người nhắc đến thuốc an bì thang, mà theo mình tìm hiểu thì thuốc này có nhiều dạng lắm, nào là thuốc cao uống, thuốc bôi, thuốc xịt rồi còn thuốc rửa nữa, biết là nên dùng kết hợp thì mới nhanh khỏi nhưng nhiều loại quá, chắc dùng tốn thời gian lắm

    1. Kim Chi says: Trả lời

      Thuốc cao thì pha với ít nước sôi cho tan ra rồi uống, thuốc bôi dạng cao đựng trong lọ, ngày bôi 2 lần, thuốc xịt thì xịt trực tiếp vào chỗ bị tổ đĩa, thuốc rửa tùy theo chỉ định của bác sĩ, như của mình là 2 ngày rửa 1 lần, lấy 2-3 gói nhỏ đun sôi là được, làm buổi tối lúc tắm rủa thì không mất nhiều thời gian đâu, bạn xem clip cho rõ cách dùng này

    2. Tiên Sone's says: Trả lời

      Chi phí thế nào vậy, so với thuốc tây thì giá cả thế nào, có mắc hay không, chỉ cần mua uống và bôi thôi thì có được hay không

    3. Hứa Vĩ Ly says: Trả lời

      Cái này không có giá niêm yết, giá từ 2-3tr tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ nữa, tính ra cũng không đắt, vì thuốc này chỉ cần uống hết liệu trình là khỏi mà không tái phát lại, còn thuốc tây thì cứ phải mua liên tục, mỗi lần cứ tốn cả triệu tiền thuốc chứ không ít

  4. Dat Phan says: Trả lời

    Da bi to dia la xac dinh song chung voi no suot doi thoi, khong lay nhung cung khong chua duoc

  5. Mai Color says: Trả lời

    Em bị tổ đỉa ở chân, mỗi tối ngày nào cũng như ngày nào em đều đun nước lá chè xanh (cái lá ngoài chợ mà mọi người hay mua về uống tươi đấy ạ). Ngày nào em cũng ngâm chân như vậy trước khi đi ngủ em thấy đỡ đấy ạ, mọi người có thể áp dụng thử xem

    1. Ngô Th. KIM TUYẾN says: Trả lời

      Đỡ thì có dỡ nhưng mà da chân và da tay sẽ thâm đen và rất lâu rất lâu mới có thể về lại bình thường, em đã dùng rồi nên em biết rất là rõ cách này, Em chia sẻ thêm thông tin để mọi người có thêm góc nhìn trước khi làm

  6. HeYing Art says: Trả lời

    Đi viện lấy thuốc gặp nhiều vụ bôi đắp thuốc lá bị dị ứng với hoại tử lắm, nên tốt nhất cứ thuốc tây mà dùng, không khỏi nhưng còn đỡ hơn thuốc lá

    1. Lê Thu says: Trả lời

      Ý này là sai rồi, thuốc tây dùng nhiều còn có nhiều tác dụng phụ hơn nữa ý chứ, giờ thuốc bôi toàn chứa corticoid thì mới có tác dụng nhanh, mà ai cũng biết corticoid độc thế nào rồi, nói chung cái gì cũng chỉ nên ở mức độ nhất định

    2. Khánh Uyên Bùi says: Trả lời

      Hiện tôi cũng đag dùg thuốc tây đây, mà là thuốc uốg chứ khôg phải bôi, lượg thuốc dùg phải gấp rưỡi gấp đôi lần đầu dùg r, kiểu như bị lờn thuốc, nên chắc phải nghĩ cách khác thôi

    3. Duy Ân says: Trả lời

      Chắc tìm hiểu đông y mà chữa quá, thấy cũng nhiều người chuyển dần sang đông y hết rồi, vừa an toàn mà có khi hiệu quả còn tốt hơn tây y ấy chứ, nhưng vẫn còn băn khoăn quá, đông y gặp phải thuốc lởm thì thôi rồi lượm ơi luôn

  7. Nguyễn Thanh Trúc says: Trả lời

    Không lây nhưng có di truyền ạ, nhà mình có mẹ mình bị giờ đến mình cũng bị, sau này mình mà không chữa khỏi nói gở chứ chắc con mình cũng bị thôi

    1. Lê Phương says: Trả lời

      Cố mà chữa cho khỏi trước khi xác định có em bé bạn ah, chứ cái bệnh này khi không thì có thể uống thuốc bôi thuốc chứ thời gian mang thai hay cho con bú thì không dùng được thuốc gì cả đâu

  8. Việt Tiến says: Trả lời

    Thuốc tây không được, dân gian cũng không xong, đông y thì không biết mua dược liệu ở đâu cho an toàn, mà sắc thuốc cũng không biết thế nào cho chuẩn, còn phải làm cả thuốc uống với thuốc bôi nữa

    1. Phạm Huệ - Hà Tây says: Trả lời

      Đông y thì đến trung tâm da liễu đông y mà chữa, tôi đang điều trị ở đây được hơn 1 tháng, hiệu quả tốt lắm, đến giờ là không còn ngứa ngáy gì, cũng không nổi mụn nước mới, các nốt mụn cũ thì lặn đi gần hết luôn rồi

    2. Khánh Khanh says: Trả lời

      Nghe mà ham quá, đến đây khám thế nào, thuốc dùng ra làm sao, điều trị trong bao lâu, thêm nữa dùng thuốc này có được lâu dài không vậy

    3. Phạm Huệ - Hà Tây says: Trả lời

      Cứ như đi khám bình thường thôi, đến được lễ tân hướng dẫn từng bước nên cũng không có gì phải suy nghĩ hết, vào phòng bác sĩ thì để bác sĩ khám, chẩn đoán rồi kê đơn. Như lần đấy tôi đến khám là được bác sĩ lan khám cho, tôi khám ngoài Hà Nội. Bác sĩ là giám đốc chuyên môn của trung tâm luôn nên cảm giác tin tưởng hẳn. Bác sĩ chỉ định liệu trình điều trị của tôi 3 tháng. Thuốc tiện lợi ở chỗ là đã được đóng gói thành thuốc cao, thuốc đông y cô sau nhiều giờ thành cao ấy, không cần phải sắc, còn thuốc bôi, thuốc xịt cũng dễ dùng (thuốc xịt này những ai không bị vỡ mụn nước mới dùng được, của tôi không bị vỡ nên dùng được), mỗi thuốc rửa khi làm mất khoảng 5 phút nhưng cũng không quá lâu. Tuần đầu dùng thuốc tôi thấy hiện tượng ngứa tăng lên, nên sợ quả gọi điện cho bác sĩ, mà bác sĩ bảo đo chỉ là hiện tượng công thuốc, thời gian này là giai đoạn giải độc nên mới cảm thấy triệu chứng nặng lên, nếu tiếp tục uống thuốc theo chỉ định thì sẽ giảm dần. 3 ngày sau thì tôi thấy ngứa giảm dần thật, rồi sau đó mụn nước cứ teo và dần biến mắt, mấy chỗ mụn đấy da hơi nhăn nhăn chút rồi sau đó thì liền hẳn. Tôi hết thuốc và không dùng nữa đến nay cũng nửa năm rồi không bị lại

      1. Dương 55 says:

        Sao phải điều trị những 3 tháng thuốc thế, lâu quá, như vậy thì em cũng hơi lăn tăn thật

      2. Gia Quann says:

        Thuốc đông y mà, dùng lâu là đúng rồi, 3 tháng là bình thường, bất kể thuốc đông y nào đều có cơ chế như vậy hết, cơ mà an bì thang có cơ chế tác động điều trị từ trong ra ngoài, còn có khả năng ngăn ngừa tái phát cơ, hơn đông y ở chỗ KHÔNG TÁI PHÁT

  9. Ling Đan says: Trả lời

    Xát muối thì đỡ ngứa thật, nhưng gặp hôm mấy nốt mụn bị vỡ thì rát kinh khủng vậy nên chỉ những ai mụn nước chưa vỡ thì mới nên dùng cách này. Túm lại là bài viết gợi ý như vậy nhưng cũng tùy thuộc vào tình trạng và hoàn cảnh ồi mới áp dụng

    1. Trần Minh Anh says: Trả lời

      Của em vẫn chưa vỡ thì nên dùng không, chứ để thế ngứa không chịu được luôn, em còn chả dám gãi mạnh, chỉ dám xoa xoa thôi ý

    2. Thiên Phúc says: Trả lời

      Dùng nước lá lốt mà rửa, chứ muối cứng nhiều khi lại chà manhj quá nó vỡ ra thì lại ngứa thêm, lá lốt cũng giảm ngứa tốt lắm

    3. Ires Lê says: Trả lời

      Kiếm cách khác thôi các b ơi, chứ dùng mấy cách này thì chỉ đc 1 time thôi, sau lại bị lại không hết hẳn đc

  10. Thái Ngọc Trinh says: Trả lời

    Mình đang bị tổ đỉa ở cả tay và chân, mà bạn bè xung quanh không hiểu rõ nên cứ kiểu xa lánh ý, nhiều lúc tự ti lắm mà không biết nói với ai, muốn chữa khỏi mà làm cách nào cũng không khỏi được

    1. Mai AN says: Trả lời

      Nếu là bạn bè thì có thể giải thích mà, tớ trước cũng ngồi giải thích với lũ bạn thân hết nửa tiếng thì mới đả thông được bọn nó, với lại bạn dùng thuốc gì rồi, chắc dùng tây y hả, dùng đông y đi, tớ dùng đông y đến bây giờ hơn 5 tháng không bị lại này

    2. Linh Dương Đầu Đàn says: Trả lời

      Dùng thuốc đông y gì thế b, chỉ t với, chứ t cũng chán cái cảnh ngứa ngáy khó chịu quanh năm này lắm rồi, cũng thuốc ngoại, thuốc nội mà chẳng thấy ăn thua gì hết

    3. Mai AN says: Trả lời

      Thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc nha, liệu trình dùng 2 tháng là khỏi hẳn luôn. Mình đã điều trị khỏi bằng thuốc này, thuốc đông y hoàn toàn, có thuốc uống, thuốc bôi và thuốc rửa kết hợp cùng với nhau, ngày ngày cứ dùng thuốc đều và kiêng hóa chất là khỏi. Bạn đọc thêm nha rồi có gì sắp xếp thời gian qua mà khám https://www.chuyenkhoadalieu.net/thoat-benh-to-dia-dai-dang-nho-phac-do-tri-lieu-uu-viet-tu-thao-duoc.html

      1. Giang Huong Do says:

        Dc mua o dâu thê? hiêu thuôc tư nhân co ban k? hay neu ma co muon mua thuoc thi den dau de mua duọc

      2. Mei says:

        Thuốc an bì thang chỉ có tại trung tâm thôi chứ không có tại các hiệu thuốc hay nhà thuốc ngoài đâu, phải khám rồi mới được lấy thuốc, địa chỉ HN ở số b31, ngõ 70, Nguyễn Thị ĐỊnh Hoàng Ngân, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, đọc bài ở link trên bạn kia gửi ghi rất rõ

  11. Đào Thùy Chi says: Trả lời

    Cũng thắc mắc mấy lâu nay cái bệnh này có lây không chứ nó cứ nổi nổi các nốt nhỏ li ti xong rồi vỡ ra, cái dịch đó mà dính vào thì ghê lắm, rồi sợ nó dính vào người khác rồi lây bệnh sang người ta rồi lại khổ người ta

    1. Ngọc Nữ 2k says: Trả lời

      Tổ đỉa không lây qua đường tiếp xúc như này đâu, nhìn thì ghê chứ cũng không sợ lắm với cả đừng có trọc ra thì nó sẽ không chảy dịch, không sót cũng không ngứa

    2. Nam Phương says: Trả lời

      Tôi thấy ai bị mà cứ cào gãi thì nó lan rộng ra thôi chứ không lây cho người khác, người nào mà hay tx với hóa chất hay tẩy rửa gì đấy thì mới dễ bị

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *