Top 10 căn bệnh về cột sống thường gặp và cách phòng ngừa

Cột sống hay xương cột sống là trụ cột vững chắc giữ cơ thể đứng thẳng, kết hợp với các hệ xương khác để cấu tạo nên khung xương, có chức năng bảo vệ tủy sống – một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh. Bên cạnh đấy xương cột sống còn là một bộ phận, một cơ quan chức năng nên cũng có những căn bệnh về cột sống thường gặp như sau:

Có rất nhiều căn bệnh về cột sống thường gặp cần được quan tâm
Có rất nhiều căn bệnh về cột sống thường gặp cần được quan tâm để có biện pháp phòng ngừa phù hợp

10 căn bệnh về cột sống thường gặp

1.Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là thuật ngữ được dùng để mô tả triệu chứng viêm xương khớp của cột sống, thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng thường gặp nhất.

Nguyên nhân:

  • Thoái hóa cột sống thường xảy ra với những người bước vào độ tuổi trung niên, đó là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi bạn bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi trung niên , xương và dây chằng bắt đầu lười vận động, hoạt động yếu, gây ra tình trạng viêm xương khớp. Các đĩa đệm giữa các đốt xương dần bị thoái hóa và suy yếu đi, dẫn đến việc thoát vị đĩa đệm và lồi đĩa đệm. 
  • Chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu khoa học dẫn đến tình trạng thiếu sắt, canxi hay các vitamin cũng dẫn dẫn đến quá trình cột sống bị thiếu chất, bị bào mòn, giảm khả năng tái tạo.
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày như làm việc nặng nhọc, tư thế ngủ, tư thế vận động không đúng cũng ảnh hưởng đến cột sống.
  • Thoái hóa cột sống do di truyền khi được sinh ra xương cột sống không được khỏe mạnh và bình thường như hẹp ống sống, gai cột sống,..
  • Thoái hóa cột sống do những chấn thương từ bên ngoài, các tai nạn liên quan đến vùng xương cột sống. 

Triệu chứng:

  • Xuất hiện những cơn đau với mức độ thường xuyên, đau âm ỉ kéo dài từ ngày ngày sang ngày khác ở vùng thắt lưng và cổ gáy.
  • Đường cong sinh lí ở cột sống cổ sẽ bị ảnh hưởng và mất đi, biến dạng thân đốt, các gai xương dần xuất hiện.
  • Cử động của người bệnh gặp nhiều khó khăn, khó nghiêng người, ngồi xuống hay đứng lên, xoay ngang hay ngửa cổ gây nên tình trạng đau ở các vị trí này. 
  • Thoái hóa cột sống cổ: đau vùng vai gáy rồi lan sang cánh tay, cẳng tay và ngón tay; xuất hiện tình trạng nhức đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt,mờ mắt. 
  • Thoái hóa cột sống lưng: đau buốt ở vùng thắt lưng rồi lan sang hai bên, cơn đau xảy ra khi chúng ta hoạt động quá mạnh và đột ngột, cột sống lưng bị biến dạng.

2. Gai cột sống

Gai cuộc sống là tình trạng hai bên của cột sống và phía bên ngoài xuất hiện các phần xương mọc ra, đó là các mỏm xương lồi nhô ra giữa các khớp xương. Gai cột sống được tạo ra do bề mặt khớp chịu tổn thương, cản trở quá trình cử động của xương, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, gai cột sống xảy ra ở phần cổ và lưng.

Nguyên nhân

  • Gai cột sống được gây ra do phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống gặp vấn đề. 
  • Ảnh hưởng do tuổi tác, tuổi càng cao thì nguy cơ xảy ra tình trạng gai cột sống càng lớn. 
  • Viêm khớp cột sống mãn tính  – đó là quá trình thoái hóa của các khớp xương, gây nên tình trạng sụn bọc các đầu xương bị mòn, tróc ra, khiến các khớp bị viêm sưng ra , đĩa đệm cũng bị hư hại, khiến cột sống tự ổn định bằng cách mọc ra các khớp xương.
  • Quá trình lắng đọng canxi ở các các dây chằng, gân tiếp xúc trực tiếp với đốt sống, thường xuất hiện ở người cao tuổi.
  • Tai nan, chấn thương gây tổn hại đến xương hoặc khớp ở cột sống. Khi gặp chấn thương sẽ hình thành nên cơ chế sửa chữa vùng tổn thương và dẫn đến tình trạng xuất hiện gai cột sống.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân do béo phì, di truyền,…

Triệu chứng:

  • Xuất hiện những cơn đau buốt ở cổ và thắt lưng – những nơi gai cột sống mọc ra. Càng hoạt động mạnh thì cơn đau càng tăng, cơn đau có dấu hiệu giảm khi ngừng hoạt động.
  • Trong tình huống nguy cấp, đường tiểu tiện, đại tiện bị mất kiểm soát.
  • Xảy ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật
  • Xuất hiện tình trạng mất cảm giác. 
  • Cơ thể mất cân bằng.
  • Cơ bắp chân tay yếu đi

3. Thoát vị đĩa đệm

Hình ảnh đĩa đệm bị thoát vị
Hình ảnh đĩa đệm bị thoát vị

Thoát vị đĩa đệm cũng có thể được xem là căn bệnh về cột sống thường gặp đáng lưu ý. 

Nguyên nhân:

  • Sai tư thế trong quá trình lao động, vận động, cơn đau sẽ xuất hiện khi ta nâng một vật nặng không đúng tư thế.
  • Quá trình thoái hóa tự nhiên, càng lớn tuổi nguy cơ thoát vị đĩa đệm càng cao, tình trạng xương khớp dần yếu đi.
  • Các bệnh lý bẩm sinh như gai đôi cột sống, vẹo lưng, hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Tai nạn, chấn thương cột sống, tác động của ngoại lực.

Triệu chứng:

  • Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau dữ dội ở thắt lưng, tê, đau nhức lan theo sống lưng, cơn đau ở cổ lan ra hai tay đến các ngón tay.
  • Cơn đau thường tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài khoảng 1 2 tuần, đôi lúc đau âm ỉ.
  • Lực ở tay chân có dấu hiệu giảm sút, rối loạn cảm giác, mất dần cảm giác.

4. Thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng các đĩa đệm bị thoái hóa, hao mòn theo thời gian, bệnh hay diễn ra ở người cao tuổi nhưng chúng ta cũng nên chú ý. 

Nguyên nhân:

  • Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa càng nhanh, lớp đĩa đệm dần bị hao mòn, suy giảm chức năng hoạt động vốn có của nó.
  • Đĩa đệm khô do cơ thể thiếu nước, khiến các đĩa đệm co rút lại mất đi độ đàn hồi.
  • Chấn thương, tai nạn, tác động, chịu ngoại lực từ bên ngoài, do viêm khớp loãng khớp.
  • Xương thiếu hụt canxi.

Triệu chứng:

  • Giai đoạn đầu của bệnh là những cơn đau nhẹ, khi ngồi xuống gặp nhiều khó khăn do cơn đau. Cơn đau có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày rồi thuyên giảm.
  • Giai đoạn bệnh nặng hơn thì xảy ra những cơn đau âm ỉ, từ vùng thắt lưng trở xuống, gây khó khăn trong việc vận động của người bệnh.

5. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là hiện tượng dây thần kinh tọa gặp chấn thương hoặc bị chèn ép. Đau thần kinh tọa cũng là một căn bệnh về cột sống thường gặp trong cuộc sống.

Nguyên nhân:

  • Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa, khi đĩa đệm bị thoát khỏi vị trí ban đầu, hiện tượng chèn ép các dây thần kinh xuất hiện, gây nên tình trạng đau thần kinh tọa.
  • Chấn thương, tai nan trong lao động, vận động, hiện tượng biến chứng từ chấn thương gãy xương chậu, mang thai.
  • Dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi các khối u, các cơ .

Triệu chứng:

  • Đau thần kinh tọa xảy ra những cơn đau kéo dài từ cột sống lưng dưới tới phần hông rồi kéo xuống hai chân. Cơn đau diễn ra từ đau nhẹ đến đau nhói, đau đến đau dữ dội. 

6. Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng hay xảy ra ở phụ nữ hơn là nam giới
Đau cột sống thắt lưng hay xảy ra ở phụ nữ hơn là nam giới

Đau cột sống thắt lưng xảy ra ở phần lưng dưới của cột sống, xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. 

Nguyên nhân:

  • Do những bệnh lý về xương khớp, bệnh mãn tính như viêm tủy sống, viêm cột sống, vẹo cột sống.
  • Do chấn thương, tai nan trong quá trình vận động, lao động ảnh hưởng đến phương xương cột sống phía sau lưng.
  • Làm việc quá sức.

Triệu chứng:

  • Tình trạng đau thắt lưng sau dai dẳng, nghỉ ngơi mà bệnh vẫn không có dấu hiệu ngừng. 
  • Đau từ thắt lưng lan xuống đến dưới chân. 
  • Tiểu tiện không tự chủ, bộ phận sinh dục, mông, hậu môn bị tê. 

7. Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cuộc sống cũng là một trong những căn bệnh về cột sống thường gặp, nó là biểu hiện sự bất thường về độ cong của xương sống. 

Nguyên nhân:

  • Đến bây giờ người ta vẫn không xác định được nhưng cũng có một số nguyên nhân do bẩm sinh trong quá trình mang thai, trong quá trình lao động, học tập, ngồi lệch hướng.

Triệu chứng:

  • Vai cao thấp không đều nhau, xương cột sống bị vẹo sang một bên, xảy ra tình trạng đau lưng.
  • Lúc di chuyển, đi đứng, người bị nghiêng sang một bên. 
  • Trường hợp xương bị vẹo một góc quá lớn dẫn đến việc khó thở và mệt mỏi vì lồng ngực bị đẩy về phía trước. 
  • Người trưởng thành bị đau cột sống là dấu hiệu phổ biến của chứng vẹo cột sống nặng.

8. Viêm cột sống dính khớp 

Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng một số đốt sống dính lại với nhau làm sưng gây nên tình trạng khó cử động, là một thấp viêm do tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các chi dưới.

Nguyên nhân:

  • Chưa biết rõ hoàn toàn nguyên nhân từ đâu, nhưng người ta tìm được hai đặc điểm là hiện tượng viêm và xơ hóa, canxi hóa các dây chằng, bao khớp, các điểm bám gân. 
  • Kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27 – gen quy định kháng nguyên bạch cầu ở người. 
  • Hiện trạng phản ứng miễn dịch,  gen và các tác nhân nhiễm khuẩn.
  • Phản ứng viêm.
  • Hiện tượng các mô sụn hay mô xương bị xơ hóa đi kèm là sự phá hủy khớp, tổn thương khớp.
  • Liên quan đến yếu tố di truyền.

Triệu chứng:

  • Đau cột sống thắt lưng, vùng thắt lưng, xuất hiện viêm và cứng cột sống.
  • Xảy ra tình trạng viêm khớp cùng chậu, viêm khớp gốc chi đối xứng hai bên, viêm các điểm bám của gân.
  • Viêm kết mạc mắt và các triệu chứng tiêu chảy đau bụng, xuất huyết.

9. Vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống cũng là một trong những bệnh về cột sống thường gặp
Vôi hóa cột sống cũng là một trong những bệnh về cột sống thường gặp

Vôi hóa cột sống là nhóm bệnh thuộc thoái hóa cột sống lưng và cổ, là tình trạng dây chằng bám vào thân đốt sống hay bám vào các mấu gai, mấu ngang của cột sống do lắng đọng canxi. Đây là hiện tượng lão hóa tự nhiên theo thời gian. 

Nguyên nhân:

  • Máu không cung cấp đủ dưỡng chất, thiếu oxy để nuôi xương, khiến xương bị thoái hóa trở nên xốp hơn.
  • quá trình thoái hóa, trao đổi chất giảm sút ở người cao tuổi.
  • Ngồi nhiều, lười vận động khiến các xương bị chèn ép, máu kém lưu thông, các tế bào xương thiếu dinh dưỡng.
  • Quá trình lắng đọng canxi. 

Triệu chứng:

  • Dấu hiệu đau nhức xảy ra ở vùng cổ và lưng. 
  • Tay chân hoạt động yếu dần.
  • Vấn đề đại tiện và tiểu tiện mất kiểm soát.

10. Lao cột sống

Theo thống kê, ở Việt Nam có 65% bệnh nhân lao hệ thống xương khớp mắc lao cột sống
Theo thống kê, ở Việt Nam có 65% bệnh nhân lao hệ thống xương khớp mắc lao cột sống

Lao cột sống là một căn bệnh về cột sống thường gặp – đó là tình trạng viêm đốt sống – đĩa đệm do vi khuẩn lao tấn công. 

Nguyên nhân: 

  • Vi khuẩn lao tràn qua phổi, hệ thống tiêu hóa, theo đường máu, bạch huyết đến trú ở một vị trí nào đó trên hệ thống cơ xương khớp và gây bệnh.

Triệu chứng:

  • Đau vùng đốt sống bị tổn thương, đau âm ỉ, tăng dần vào chiều và đêm.
  • Chân tay có dấu hiệu bị teo lại.
  • Người bệnh nặng xảy ra tình trạng phồng lên trong ổ bụng dưới, liệt vận động hai chân.
  • Cột sống thắt lưng bị giảm, mất độ cong sinh lí, người bệnh hạn chế vận động, co cứng các cơ cạnh cột sống
  • Xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc, đau tại vị trí tổn thương, lan theo rễ thần kinh tương ứng. 

Biện pháp phòng tránh

1.Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học góp phần vào việc hạn chế các bệnh về cột sống. Chúng ta nên ăn những nguồn thức ăn giàu canxi như hàu, tôm, cua, ốc,… những nguồn thức ăn giàu omega 3, omega 6 như cá hồi, cá trích, cá ngừ,… nguồn canxi từ xương động vật như heo, bò, dê,…

Rau xanh, củ quả chứa nhiều vitamin E, K, C – những dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp, cho cơ thể. 

Bên cạnh đấy, tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chứa nhiều muối, đường, những món ăn nhanh chứa lượng calo lớn nhưng chất dinh dưỡng nghèo nàn. Những thức ăn này không những có hại đến cơ thể mà gây ra chứng béo phì, mập lên. 

2. Vận động, rèn luyện thân thể

Một chế độ ăn hợp lý kết hợp với việc rèn luyện thân thể góp phần hạn chế mắc những bệnh liên quan đến cột sống. Chơi thể thao, vận động cơ thể thường xuyên giúp sức khỏe ổn định hơn, tay chân được linh hoạt, đầu óc minh mẫn. 

Chúng ta cũng cần tránh những trường hợp lao động, vận động quá sức, ảnh hưởng đến xương cột sống. Chế độ làm việc hợp lí, không ngồi lâu trong văn phòng, không mang vác những vật nặng, thường xuyên đứng lên cho các cơ xương được hoạt động, không phải rơi vào tình trạng thụ động.

3. Thay đổi tư thế làm việc nghỉ ngơi

bệnh về cột sống thường gặp
Tư thế chuẩn cho người làm việc văn phòng

Hãy chăm sóc giấc ngủ của mình hơn bằng cách đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng lúc, chuẩn bị chiếc gối ngủ, chiếc đệm tốt cho giấc ngủ của mình. Rèn cho bản thân tư thế ngủ nằm ngửa, duỗi lưng thẳng để không ảnh hưởng đến cột sống. Bên cạnh đó tư thế ngủ nằm nghiêng cũng tạo nên giấc ngủ ngon. 

Ngoài ra, cũng cần chú trọng hơn đến tư thế đi đứng, ngồi làm việc. Không đứng khom lưng với người có tính chất công việc phải đứng một chỗ thường xuyên. Với người làm việc văn phòng, nên ngồi thẳng lưng, không nên bắt chéo hai chân hoặc khom người về phía trước. Tốt nhất nên đi lại, thư giãn sau 1 – 2 tiếng ngồi làm việc để giảm áp lực cho hệ xương khớp. Đặc biệt, khi mang vác vật nặng, nên thực hiện đúng kỹ thuật, tránh gắng sức. 

Đối với những người bệnh nên thường xuyên vận động để giãn gân giãn cốt, giữ một trạng thái tích cực, tránh tình trạng áp lực, stress. Thường xuyên thăm khám bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời các bệnh về cột sống, từ đấy ngăn ngừa và điều trị các mầm bệnh có hại. 

Có thể bạn quan tâm:

 

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *