Bệnh viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi?

Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, khi hệ miễn dịch suy yếu và không thể bảo vệ làn da khỏi những xúc tác từ môi trường.  Tình trạng viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước đó người bệnh cần xác định rõ nguyên căn bệnh lý để thực hiện điều trị đúng hướng sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng.

Viêm da cơ địa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do những tác nhân kích từ môi trường, do làn da quá khô và dễ bị kích thích… Tùy từng nguyên nhân mà việc điều trị bệnh mang lại kết quả nhanh hoặc chậm. Tuy nhiên đối với các trường hợp viêm da dị ứng mãn tính, người bệnh sẽ trải qua thời gian điều trị lâu dài mới có thể ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.

bệnh viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi
Người bệnh viêm da cơ địa thường tái phát triệu chứng nhiều lần

Bệnh viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi?

Theo nhận định của bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc), bệnh viêm da cơ địa không thể tự khỏi khi người bệnh không điều trị đúng cách. Những triệu chứng sẽ biến mất theo thời gian, nhưng khi gặp phải các dị nguyên xúc tác sẽ tái phát nghiêm trọng hơn ban đầu.

Thông thường các triệu chứng viêm da cơ địa chỉ kéo dài khoảng vài giờ, lâu nhất là vài ngày hoặc vài tuần. Thời điểm tái phát bệnh có thể là bất kỳ lúc nào, vì thế người bệnh cần phải xác định rõ nguyên nhân để hạn chế tối đa những tiếp xúc với các tác nhân này.

Tùy thuộc vào thể trạng cơ địa từng người mà bệnh có những triển biến khác nhau, thế nên trả lời cho câu hỏi “Bệnh viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi?” rất khó để đưa ra đáp án chính xác. Người bệnh cũng không nên quá áp lực về bệnh lý này, bởi nên được thăm khám và điều trị càng sớm, thời gian thoát khỏi bệnh càng ngắn.

Đông đảo người bệnh đã chia sẻ những kinh nghiệm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa đã áp dụng thành công, đặc biệt là bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang... Tìm hiểu ngay!

Cần lưu ý, viêm da cơ địa không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh có xu hướng phát triển thành mãn tính. Các triệu chứng kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sinh hoạt của người bệnh. Vì thế khi nhận thất những triệu chứng lâm sàng của bệnh, bệnh nhân nên tìm đến khám chữa tại các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu nguyên nhân. 

Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả và kết thúc nhanh chóng, việc xác định nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò tiên quyết. Người bệnh nên trình bày với bác sĩ về những yếu tố nghi ngời khả năng làm khởi phát bệnh (dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dùng xà phòng,…). Và quan trọng trong gia đình có ai bệnh tương tự hay không để xác định triệu chứng do di truyền hay do tác động ngoại tạo.

Vì sao bệnh viêm da cơ địa thường tái đi tái lại?

Hơn 70% các trường hợp viêm da cơ địa dị ứng có tiến triển thành bệnh mạn tính, triệu chứng tái đi tái lại sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khiến người bệnh khó chịu. Dễ nhận thấy các trường hợp viêm da dị ứng mãn tính phát triển các triệu chứng từ tuổi nhỏ, những đợt tái phát xảy ra tuần tự và có thể kéo dài suốt đời.

Bị viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi
Bệnh viêm da cơ địa có xu hướng tái phát khi gặp các tác nhân xúc tác dị ứng

Cho đến nay vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể nào được chứng minh trực tiếp gây ra bệnh viêm da cơ địa. Nhưng những yếu tố được liệt kê sau đã được nhận định là nguyên nhân khiến bệnh tái phát nhiều lần, ngày càng trở nên nặng hơn như:

  • Di truyền: Bệnh viêm da cơ địa có tính di truyền phức tạp. Tỉ lệ di truyền của bệnh viêm da cơ địa thậm chí cao hơn bệnh hen phế quản và bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Dị ứng hóa chất: Khi người bệnh tiếp súc với hóa chất từ các chất tẩy rửa, làm việc trong môi trường công nghiệp sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng khiến chứng viêm da cơ địa tái phát.
  • Ô nhiễm môi trường: Tình trạng thay đổi nhiệt độ môi trường, ô nhiễm từ khói bụi, nguồn nước bị nhiễm bẩn đều là những tác nhân gây ra triệu chứng viêm da cơ địa.
  • Dị ứng thực phẩm: Khi người bệnh có tiền sử dị ứng với thực phẩm, chủ yếu là các loại hải sản, trứng, sữa, cá, đậu nành… thì khả năng tái phát dị ứng rất cao.
  • Các nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao như tình trạng stress, căng thẳng, suy giảm đề kháng, cơ địa nhạy cảm… sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển tại mô lớp biểu bì gây mẫn ngứa.

Lưu ý điều trị viêm da cơ địa hiệu quả và nhanh chóng

Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích bệnh khởi phát chính là nguyên tác phòng vàchữa bệnh viêm da cơ địa cơ bản. Việc sử dụng thuốc tây dược, thuốc nam hay các loại thuốc bôi ngoài da đều chỉ là những giải pháp tạm thời giúp cải thiện triệu chứng. Khi nhận biết bệnh lý của bản thân, việc cần làm là hạn chế những tác nhân kích ứng. Cụ thể người bệnh nên cẩn trọng với:

– Không gãi chỗ ngứa: Gãi ngứa khiến triệu chứng lan rộng, chưa kể đến nguy cơ người bệnh có thể bị bội nhiễm nghiêm trọng.  Thay vì gãi, người bệnh nên sử dụng đầu ngón tay ấn nhẹ vào chỗ ngứa để giảm các kích ứng ngoài da.

– Dán băng cá nhân: Để bảo vệ vùng da nhạy cảm, người bệnh nên sử dụng băng cá nhân dán vào chỗ ngứa sẽ tránh được việc vô tình gãi làm tổn thương đến da.

Tránh thức ăn dễ gây dị ứng: bao gồm các loại hải sản có vỏ, tôm, cua, cá biển, thực phẩm làm từ đậu nành, đậu phộng,… 

Giữ vệ sinh nhà ở: Người bệnh có nguy cơ kích ứng cao hơn khi sống trong điều kiện môi trường kém chất lượng, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn, gối, nệm, tránh khói thuốc lá…

Không tắm nước nóng: Nước nóng sẽ làm tình trạng da khô và viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, ngời ra người bệnh không nên tắm quá lâu, mỗi lần tắm khoảng 15 – 20 phút với nước ấm.

bệnh viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi
Khi bị bệnh viêm da cơ địa, người bệnh không nên tắm nước nóng hay tắm quá lâu

Không tiếp xúc với chất tẩy rửa: Trong thời gian điều trị viêm da cơ địa, người bệnh nên sử dụng các loại sữa tắm và xà phòng dành riêng cho bệnh lý để giảm các xúc tác trên da.

Không chà xát da: Bệnh nhân nên chọn những bộ quần áp thoáng mát để mặc, điều này sẽ hạn chế những tiếp xúc cọ xát dễ khiến làn da bị tổn thương.

– Giảm căng thẳng và lo lắng: Người bệnh tránh để tâm trạng rơi vào trạng thái stress, sự suy giảm hormone sẽ khiến cho chứng viêm da cơ địa tái phát nghiêm trọng hơn.

– Sử dụng các loại thuốc bôi theo hướng dẫn: Chủ yếu là kem dưỡng có thành phần corticoid + kháng sinh giúp ngăn ngừa bội nhiễm. Thuốc kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.

– Bôi kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ làn da không bị khô và tránh ngứa, người bệnh vẫn phải sử dụng kem dưỡng ẩm ngay cả khi triệu chứng đã cải thiện.

Đồng thời để thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giảm tình trạng đỏ và ngứa da, người bệnh cần bổ sung thêm nhóm các thực phẩm kháng viêm vào thực đơn. Trong đó các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin có hiệu quả rất tốt giúp người bệnh tăng cường kháng thể tự nhiên, đồng thời uống đủ nước cũng là nguyên tắc quan trọng để đào thải các độc tố tích trữ trong cơ thể gây dị ứng.

Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng người bệnh đã có được đáp án cho câu hỏi “Bệnh viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi?”. Điều quan trọng nhất là, bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị bệnh dứt điểm nếu chủ động thăm khám và thực hiện theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Xem thêm

Ngày Cập nhật 23/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *