Bệnh viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị

Bệnh viêm khớp thái dương hàm là một căn bệnh phổ biến. Bệnh không làm ảnh hưởng và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Cụ thể như khó mở miệng, đau nhức xương hàm, không thể ăn uống, xuất hiện tiếng kêu lục cục, đau nặng nề khi nhai.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị
Tìm hiểu bệnh viêm khớp thái dương hàm, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm được xác định là khớp động duy nhất của phần sọ mặt. Khớp này bao gồm diện khớp của xương thái dương và diện khớp của xương hàm dưới cùng với các thành phần khác. Đó là dây chằng khớp, bao khớp, mô sau đĩa, đĩa khớp. Trên cơ thể người, khớp thái dương hàm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khớp này có tác dụng giúp cho hàm mở, đóng để có thể thực hiện những hoạt động như nói, ăn, nuốt… 

Viêm khớp thái dương hàm còn có tên gọi khác là viêm khớp hàm thái dương, rối loạn khớp thái dương hàm. Đây là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng rối loạn khớp hàm và rối loạn các cơ mặt xung quanh. Từ những rối loạn dẫn đến co thắt cơ, đau có chu kỳ, mất cân bằng khớp nối giữa xương sọ và xương hàm, chức năng và khả năng vận động của khớp thái dương hàm suy giảm khiến đời sống và các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng.

Rối loạn khớp thái dương hàm là một bệnh lý xuất hiện phổ biến, không giới hạn độ tuổi và không giới hạn giới tính. Tuy nhiên phụ nữ mãn kinh và nữ giới dậy thì thuộc nhóm đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm

Tình trạng đau nhức khớp thái dương hàm có thể xuất hiện ở một bên mặt hoặc xuất hiện ở cả hai bên. Thời gian đầu mắc bệnh, chúng chỉ là những cơn đau nhẹ. Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên khi bệnh phát triển và chuyển sang giai đoạn nặng, tình trạng đau nhức sẽ nặng nề hơn và thường xuyên xuất hiện hơn. Người bệnh có thể đối mặt với tình trạng đau nhức dữ dội, đau liên tục, nhất là khi nhai và ăn.

Những cơn đau sẽ xảy ra ở bên trong và xung quanh tai. Điều này khiến người bệnh khó có thể đóng miệng, mở miệng, gặp nhiều khó khăn khi cử động hàm. Khi nhai hoặc khi mở miệng, người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu ở các khớp. Bên cạnh đó, người bệnh phải thường xuyên ngậm miệng lệch sang một bên dẫn đến mặt cắn không đều, gây mỏi hàm.

Trong trường hợp khớp thái dương hàm bị viêm, bị đau, tình trạng đau nhức sẽ tăng lên khi bạn nhai. Đồng thời chúng sẽ phát ra tiếng kêu lục cục. Khi hai triệu chứng này xuất hiện đồng nghĩa với việc bệnh của bạn đã và đang ở trong giai đoạn nặng. Người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời để phòng ngừa sự xuất hiện của những biến chứng.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm
Trong trường hợp khớp thái dương hàm bị viêm, bị đau ở mức độ nặng, tình trạng đau nhức sẽ tăng lên khi bạn nhai, đồng thời khớp sẽ phát ra tiếng kêu lục cục

Ngoài triệu chứng đau nhức làm lệch hàm và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của người bệnh, bệnh viêm khớp thái dương hàm còn kéo theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Mỏi cổ
  • Đau đầu
  • Nhức mặt
  • Đau tai
  • Nhức thái dương
  • Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch ở một bên hoặc ở cả hai bên
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Phì đại cơ nhai xảy ra ở bên khớp bị viêm khiến khuôn mặt mất cân đối và bị phình to.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như biến chứng giãn khớp. Nguy cơ trật khớp, dính khớp sẽ tăng cao khi khớp của bạn bị giãn ra. Trong thời gian này những đầu khớp bắt đầu bị thoái hóa có khả năng gây ra hiện tượng dính giữa các đầu xương và đĩa khớp. 

Ngoài ra biến chứng nguy hiểm nhất là thủng đĩa khớp cũng có thể xảy ra. Nếu không được điều trị, biến chứng thủng đĩa khớp có khả năng phá hủy các đầu xương. Đồng thời gây xơ cứng khớp. Điều này khiến bệnh nhân không thể há miệng được.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm hình thành do đâu?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Trong đó có 50% các trường hợp mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm là do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.

Kết quả của các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khớp thái dương hàm là khớp bị tác động và bị tổn thương sau cùng do bệnh thoái hóa khớp gây ra, sau khi viêm ở khớp gối, khớp bàn tay cổ tay, khớp khuỷu. 

Rối loạn khớp thái dương hàm do bệnh thoái hóa khớp thường xuất hiện ở những người cao tuổi hoặc những người đã bước vào độ tuổi trung niên, những người có nhiều khớp xương đã bị thoái hóa.

Một số nguyên nhân phổ biến khác khiến bệnh rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra là chấn thương vùng hàm mặt do bị ngã khi lao động, tai nạn giao thông và va đập mạnh trong lúc chơi thể thao.

Những động tác như nghiến răng lúc ngủ, đột ngột há miệng quá rộng, thường xuyên nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, tác động và tạo áp lực lớn lên khớp thái dương hàm… cũng có có khả năng làm tăng nguy cơ rối loạn và viêm.

Ngoài ra hiện tượng răng mọc chen chúc, mọc lệch hoặc thực hiện một số can thiệp như nhổ răng khôn, nhổ răng hàm, stress, những san chấn tâm lý đều có khả năng tác động và gây viêm khớp thái dương hàm.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm hình thành do đâu?
Bệnh viêm khớp thái dương hàm hình thành do các bệnh xương khớp, chấn thương do tai nạn, răng mọc chen chúc hoặc mọc lệch, thực hiện một số can thiệp như nhổ răng khôn, nhổ răng hàm…

Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm

Việc điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm phụ thuộc vào nguyên nhân khiến bệnh hình thành và phát triển. Sau khi chẩn đoán bệnh lý, mức độ viêm, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa thể yêu cầu bạn điều trị bệnh với một trong những phương pháp sau:

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm

Khi mắc bệnh rối loạn khớp thái dương hàm, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thay đổi một số thói quen sinh hoạt, áp dụng những bài tập phù hợp để làm giảm những triệu chứng do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, người bệnh còn được bác sĩ yêu cầu sử dụng một số loại thuốc mang tác dụng giảm đau, kháng viêm và giãn cơ.

Bất kỳ loại thuốc điều trị rối loạn khớp thái dương hàm nào cũng phải được sử dụng theo sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó thuốc phải được sử dụng đúng với từng trường hợp viêm cụ thể. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh mắc phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn

  • Thuốc kháng sinh: Để khắc phục tình trạng viêm nhiễm và ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng một số loạn thuốc kháng sinh gồm Cephalosporin thế hệ 1, 2, 3, Penicillin G hoặc Oxacillin.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Meloxicam, Aspirin và Diclofenac đều là những loại thuốc chống viêm không chứa steroid được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Thuốc giảm đau nhức: Trong trường hợp tình trạng đau nhức thường xuyên xuất hiện, cơn đau nặng nề làm ảnh hưởng đến khả năng nhai, ăn, nuốt và khả năng cử động hàm của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc giảm đau nhức. Đối với những bệnh nhân có cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Paracetamol kết hợp với Codein.

Thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm do chấn thương

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Đối với những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm do chấn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc chống viêm không chứa steroid. Tùy theo mức độ tổn thương và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc ở dạng tiêm, dạng uống hoặc gel bôi tại chỗ.
  • Thuốc làm giảm đau nhức: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng kết hợp Paracetamol và Codein để giảm đau.

Thuốc điều trị rối loạn khớp thái dương hàm do bệnh viêm khớp dạng thấp

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Diclofenac và Aspirin là những loại thuốc chống viêm không chứa steroid được sử dụng trong điều trị rối loạn khớp thái dương hàm do bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp cơn đau xuất hiện ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn là Paracetamol để cải thiện tình trạng đau nhức.
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Thuốc kháng viêm corticoid chỉ được sử dụng ở một vài trường hợp đau nghiêm trọng, tình trạng đau nhức không thể khỏi hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng những loại thuốc giảm đau và chống viêm. Hydrocortison và Prednisolon (dùng đường toàn thân) là những loại thuốc kháng viêm corticoid có thể được sử dụng trong trường hợp này.
  • Thuốc điều trị bệnh cơ bản: Etanercept, Methotrexat, Salazopyrin, Chloroquin…
Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm
Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm

Khắc phục bệnh viêm khớp thái dương hàm bằng liệu pháp chọc rửa khớp

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y để khắc phục cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác do bênh rối loạn viêm khớp thái dương hàm gây ra, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn loại bỏ các mảnh vụn và những sản phẩm phụ viêm bằng liệu pháp chọc rửa khớp.

Để thực hiện phương pháp chọc rửa khớp điều trị rối loạn viêm khớp thái dương hàm, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chèn kim vào khớp. Sau đó sử dụng chất lỏng để loại bỏ những tác nhân gây đau.

Biện pháp khắc phục bệnh viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, bấm huyệt được đánh giá là những biện pháp an toàn có khả năng cải thiện tốt triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, những biện pháp giảm đau này còn có khả năng cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng ở người bệnh. Đồng thời hỗ trợ tối đa quá trình điều trị bệnh và những triệu chứng khó chịu của bệnh. 

Phẫu thuật chữa bệnh viêm khớp thái dương hàm

Phẫu thuật là phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm cuối cùng được xem xét và được áp dụng. Tuy nhiên trường hợp phẫu thuật điều trị bệnh rất hiếm khi xảy ra. Bởi phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện khi tất cả những biện pháp giảm đau, chữa bệnh khác không thể đáp ứng được nhu cầu giảm đau, khắc phục bệnh lý mặc dù đã áp dụng trong một thời gian dài.

Phương pháp phẫu thuật chữa rối loạn khớp thái dương hàm sẽ giúp bệnh nhân thay thế hoàn toàn hoặc sửa chữa những phần khớp đang bị tổn thương, viêm nhiễm.

Nếu người bệnh đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị thì bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể được chữa khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh xuất hiện do những nguyên nhân phức tạp, quá trình chữa bệnh có thể được áp dụng kéo dài cả năm. Ở một số trường hợp khác, người bệnh có thể sống chung với bệnh suốt đời.

Chế độ sinh hoạt phù hợp dành cho người bị viêm khớp thái dương hàm

Việc áp dụng những thói quen sinh hoạt phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế được sự phát triển của bệnh viêm khớp thái dương hàm. Đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của những biến chứng. Ngoài ra, những thói quen này sẽ giúp người khỏe mạnh phòng ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh. Cụ thể như:

  • Thường xuyên sử dụng lực ở tay và đầu ngón tay xoa bóp vùng xương dưới hàm
  • Đối với những trường hợp bệnh nặng, bạn nên duy trì chế độ ăn mềm
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng
  • Không cắn chặt răng, không nghiến răng ngay cả khi ngủ, không chống cằm và không cắn móng tay
  • Phục hồi răng và chỉnh nha nếu bạn có răng chen chúc, khớp cắn bị lệch, mất răng hoặc có răng xô đẩy nhau
  • Khi đầu óc căng thẳng, stress, bạn nên áp dụng những hình thức giải trí, thư giãn phù hợp
  • Thăm khám định kỳ để phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh lý. Đặc biệt là khi bạn đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp hoặc một số bệnh xương khớp khác.
Chế độ sinh hoạt phù hợp dành cho người bị viêm khớp thái dương hàm
Thăm khám định kỳ để phòng ngừa sự hình thành biến chứng và kiểm soát tốt bệnh viêm khớp thái dương hàm

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể được chữa khỏi, tình trạng đau nhức và những triệu chứng khó chịu khác cũng được kiểm soát tốt khi bạn sớm kiểm tra phát hiện bệnh lý. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện khi người bệnh chủ quan, xem thường và không chữa bệnh kịp thời.

Ngày Cập nhật 11/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *