Viêm phế quản co thắt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh lại có khá nhiều nét tương đồng với hen suyễn nên khó để chẩn đoán chính xác và đưa ra cách điều trị đúng hướng ngay từ đầu.

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Viêm phế quản co thắt là tình trạng ống khí quản bị viêm khiến lớp niêm mạc bên trong bị sưng lên và tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn bình thường. Các cơ xung quanh phế quản co thắt nhiều cùng với đường thở bị thu hẹp làm cản trở không khí lưu thông trong phổi. Bệnh cũng có thể dẫn đến viêm tiểu phế quản co thắt vì tiểu phế quản là một nhánh nhỏ của phế quản.

Nhiều người thường gọi viêm phế quản co thắt là viêm phế quản dạng hen, sự thật đây là 2 tình trạng khác nhau. Viêm phế quản co thắt là một dạng cấp tính của viêm phế quản. Còn viêm phế dạng hen là tình trạng người bị hen suyễn mắc thêm bệnh viêm phế quản cấp tính, đồng thời hen suyễn cũng là căn bệnh mãn tính và có tính di truyền.

Viêm phế quản co thắt là gì
Viêm phế quản co thắt là một dạng viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản co thắt là có nguy hiểm không? – Theo các chuyên gia, nếu người bệnh chủ quan trong chữa trị thì bệnh vẫn có khả năng diễn tiến thành mãn tính hoặc biến chứng sang các cơ quan kế cận:

  • Viêm tai giữa: Đây là biến chứng dễ xuất hiện nhất của bệnh. 
  • Áp xe phổi: Các vi khuẩn có thể di chuyển từ phế quản và xâm nhập sang phổi, tạo thành các ổ nhiễm trùng.
  • Viêm phổi: Bệnh có thể khiến các tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẽ, tiểu phế quản) bị tổn thương và nhiễm trùng.
  • Suy hô hấp: Viêm phế quản co thắt lâu ngày, khiến bệnh nhân khó thở, lâu dần dẫn đến suy hô hấp. 

Đối tượng thường mắc viêm phế quản co thắt

Đây là căn bệnh thường gặp ở những người có sức đề kháng kém. Cụ thể là:

Bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản co thắt nhiều hơn người lớn do hệ thống miễn dịch còn chưa hoàn thiện, khả năng kháng lại các tác nhân gây bệnh kém. Viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ diễn biến phức tạp và rất khó chẩn đoán, dễ bị nhầm lẫn với bệnh hen suyễn. Việc điều trị được tiến hành sau khi bác sĩ đã xem xét và chẩn đoán chính xác.

Bệnh viêm phế quản co thắt ở người lớn

Người trưởng thành ít mắc bệnh, tuy nhiên có một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao như:

  • Người cao tuổi
  • Người mắc bệnh mãn tính: viêm phổi, viêm phế quản…
  • Thường xuyên hút thuốc
  • Làm việc trong môi trường ô nhiễm 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản co thắt

Quá trình hình thành bệnh cũng tương tự như viêm phế quản. Khởi đầu là do các virus xâm nhập sau đó bội nhiễm vi khuẩn và gây viêm tổ chức xung quanh phế quản.

Các loại virus gây bệnh thường gặp là virus hợp bào đường hô hấp (RSV). Các vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae… thường kí sinh ở vùng mũi họng sau đó tràn xuống phế quản. Đây là những chủng loại có tính truyền nhiễm nên bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp (hắt hơi, chạm, tiếp xúc với người bệnh…). 

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus và vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus và vi khuẩn

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng có một số yếu tố rủi ro làm gia tăng khả năng mắc bệnh như:

  • Hen suyễn: Hen suyễn cũng làm trao đổi không khí trong phổi khó khăn hơn, khiến vi khuẩn và virus mắc kẹt lâu trong ống dẫn khí có thể gây tổn thương đến các mô phổi và có nguy cơ phát triển.
  • Dị ứng: Những người có đường hô hấp mẫn cảm, dễ bị dị ứng khi gặp các tác nhân kích thích như thời tiết thay đổi, các loại lông thú, mùi hương nồng…sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Môi trường ô nhiễm: Người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, khói độc, hóa chất – sẽ có hệ hô hấp yếu và bị virus, vi khuẩn tấn công dễ dàng hơn.
  • Hệ miễn dịch kém: các tế bào miễn dịch không có kháng khuẩn khiến virus và vi khuẩn xâm lấn thành công và gây ra bệnh. 

Triệu chứng viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt có đầy đủ những triệu chứng của bệnh viêm phế quản như ho có đờm, khó thở, tức ngực, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ…đồng thời có thêm dấu hiệu điển hình là:

  • Cơn co rút lồng ngực do cơ phế quản bị co thắt
  • Hơi thở yếu, cảm giác phải rít lên mới thở được bởi lòng phế quản thu hẹp.
Triệu chứng điển hình của bệnh là ho, khó thở, thở khò khè, co rút lồng ngực
Triệu chứng điển hình của bệnh là ho, khó thở, thở khò khè, co rút lồng ngực

Hen suyễn cũng có những triệu chứng tương tự như ho, khó thở, thở rít. Điều này khiến bác sĩ thường gặp khó khăn trong chẩn đoán phân biệt giữa hai căn bệnh nếu chỉ dựa trên các biểu hiện lâm sàng. Do đó, bác sĩ cần theo dõi và xem xét dựa vào các yếu tố như X-quang phổi, đo dung tích phổi, xét nghiệm dị ứng, dịch nhầy trong phổi…để chẩn đoán chính xác về bệnh.

Các phương pháp chữa viêm phế quản co thắt 

Bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng thuốc tân dược, mẹo dân gian hoặc bài thuốc đông y để điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả.

Phác đồ điều trị viêm phế quản co thắt theo tây y

Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là virus nên điều trị viêm phế quản co thắt theo tây y chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng chứ không điều trị được căn nguyên gây bệnh. Bởi vì các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với virus. 

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chữa viêm phế quản co thắt bao gồm thuốc diệt khuẩn cùng với các loại thuốc giảm ho, loãng đờm, hạ sốt, giãn phế quản. 

Phác đồ điều trị viêm phế quản co thắt theo tây y
Phác đồ điều trị viêm phế quản co thắt theo tây y

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc lạm dụng thuốc, sử dụng không đúng liều lượng, quy định có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa
  • Giảm thính lực
  • Sốc phản vệ
  • Tai biến thần kinh

Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm phế quản co thắt ở trẻ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú vì các tác dụng phụ thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Cách chữa viêm phế quản co thắt theo dân gian

Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp rất tốt. Trong đó, chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không có nhiều bài thuốc hay, được lựa chọn nhiều như:

  • Lá trầu không và gừng: Lá trầu không và gừng đem giã nhuyễn, ngâm với nước đun sôi khoảng 30 phút, sau đó bỏ bã vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.
  • Lá trầu không và mật ong: Lá trầu không giã nhuyễn, đổ nước sôi ngâm khoảng 30 phút, sau khi bỏ bã vắt lấy nước cốt thì thêm khoảng 2-3 thìa mật ong vào khuấy đều. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn.
  • Lá trầu không và hạt nén: Lá trầu không và hạt nén đem giã nhuyễn, đổ nước sôi ngâm khoảng 30 phút, sau khi bỏ bã vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.

Lưu ý: Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc. Nếu sử dụng bài “Lá trầu không và mật ong” thì cha mẹ có thể thay mật ong bằng đường phèn.

Chữa viêm phế quản co thắt bằng bài thuốc dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn cấp tính. Hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người. Với những trường hợp nặng không nên điều trị bằng dân gian có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng và nguy hiểm hơn. 

Chữa viêm phế quản co thắt bằng đông y

Trong đông y, viêm phế quản co thắt thuộc chứng “đàm ẩm khái thấu”, phế âm hư sinh ra ho kéo dài, hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh ra đờm. Muốn điều trị dứt điểm và phòng tránh bệnh tái phát thì phải hồi phế bổ tỳ, cân bằng âm dương, tiêu viêm trừ đàm. 

Trong số rất nhiều bài thuốc đông y chữa viêm phế quản co thắt, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được nhiều chuyên gia đánh giá cao, nhiều người bệnh sử dụng cho hiệu quả tốt.

Thanh hầu bổ phế thang kết hợp các loại thảo dược chuyên trị các bệnh cấp tính và mãn tính về đường hô hấp như Kinh giới, Bạc hà, Tiên hồ, Kiết cánh, Liên kiều, Xích thược, Thiên hoa phấn, Hạnh nhân, Xạ can, Trần bì, Kha tử, Đại thanh diệp, Sơn trà…

Thành phần thảo dược trong bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần thảo dược trong bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Các loại thảo dược này có tác dụng diệt vi sinh, kháng viêm phù hợp với các bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Mỗi vị thuốc còn có công dụng bổ trợ, điều dưỡng lục phủ ngũ tạng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó ngăn ngừa bệnh và hạn chế tái phát hiệu quả. Đặc biệt thành phần bài thuốc đã được nghiên cứu kỹ càng và đảm bảo nguồn thuốc chất lượng:

  • Tất cả dược liệu đều được thẩm định, phân tích dược tính và kiểm tra độc tính cấp diễn & bán trừ diễn.
  • Dược liệu có nguồn gốc từ các vườn biệt dược đạt chuẩn GACP – WHO tại Bắc Kan, Hà Giang, Gia Lâm, Hưng Yên, Hòa Bình…
  • Thuốc được thu hái, phơi sấy và bảo quản đúng tiêu chuẩn của Viện dược liệu, không chứa hóa chất độc hại, không trộn lẫn tân dược.

Đặc biệt thuốc được kết hợp theo tỷ lệ vàng và gia giảm, điều phối liều lượng và thành phần cho phù hợp với từng bệnh nhân. Nhờ vậy, bài thuốc mang lại nhiều tác dụng như:

  • Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tan mủ, kháng khuẩn
  • Ích khí, dưỡng huyết, tư âm, trợ dương
  • Cân bằng tạng phủ, bồi bổ nguyên khí
  • Tăng cường hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh tái phát

Nhờ những ưu điểm vượt trội này mà Thanh hầu bổ phế thang nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia trong ngành.

Bác sĩ Tuyết Lan nói về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Bác sĩ Tuyết Lan nói về nguyên tắc điều trị của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Theo Lương y, Bs Nguyễn văn Công, Trung tâm Phát triển Thuốc Đông y:

“Tôi đánh giá cao về bài thuốc này không chỉ bởi thành phần của bài thuốc đều là từ thảo dược an toàn có nguồn gốc từ chính các vườn dược liệu của Trung tâm mà còn bởi công thức bài thuốc tác động vào sâu bên trong, giải quyết tận gốc bệnh. Tôi được biết sau quá trình nghiên cứu lâu dài, bài thuốc hiện được ứng dụng rộng rãi cho nhiều bệnh nhân và thu được kết quả rất tốt. Đây là yếu tố quan trọng để bệnh nhân hoàn toàn có thể lựa chọn và yên tâm sử dụng”.

Bé bị viêm phế quản co thắt cần chăm sóc như thế nào?

Viêm phế quản co thắt có thể nhanh chóng chữa khỏi nhưng bệnh cũng dễ tái phát. Cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị đồng thời phòng ngừa lây nhiễm bệnh trở lại.

Trẻ bị viêm phế quản co thắt nên kiêng gì, ăn gì?

Bệnh bắt nguồn từ việc khả năng kháng bệnh của cơ thể kém nên người bệnh cần hạn chế những thực phẩm gây viêm và bổ sung những thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới đây:

  • Muối: hấp thụ quá nhiều muối gây ra việc cơ thể sản xuất nhiều dịch nhầy hơn, không tốt cho phế quản. Thức ăn đóng hộp có chứa hàm lượng muối cao.
  • Đường: khiến tế bào bạch cầu hoạt động khó khăn hơn làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Đường có nhiều trong nước ngọt, bánh kẹo…
  • Gia vị cay nóng: kích thích đến cổ họng gây ho kéo dài.

Người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng:

  • Chứa nhiều vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch như cam, quýt, ổi, bưởi, dâu tây…
  • Chứa nhiều khoáng chất: thúc đẩy nhanh quá trình đào thải các độc tố như rau xanh, bơ, chuối, ớt chuông…
  • Chứa nhiều protein: giúp cơ thể có đủ năng lượng để phục hồi nhanh chóng như thịt, các loại đậu, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân…) 

Tìm hiểu ngay: Chuyên ra chỉ rõ những sai lầm thường gặp khi chữa viêm phế quản cho trẻ em

Phòng ngừa viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ

Bệnh có khả năng tái phát cao nếu như cha mẹ không biết cách phòng tránh bệnh sau điều trị. Do đó cha mẹ cần lưu ý một vài điều sau:

  • Tránh cho con trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất, khói thuốc lá…
  • Giữ ấm vừa phải để trẻ không bị quá nóng, toát mồ hôi và nhiễm lạnh ngược
  • Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sạch sẽ vì những bệnh về đường hô hấp có mối liên hệ mật thiết với nhau
  • Không chủ quan trong điều trị bệnh vặt ở trẻ vì viêm phế quản co thắt cũng có dấu hiệu ban đầu tương tự như cảm lạnh. 
  • Tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh các chủng loại virus thường gây bệnh ở trẻ

Viêm phế quản co thắt mặc dù là một bệnh lý cấp tính nhưng người bệnh không nên chủ quan trong điều trị khiến căn bệnh diễn tiến phức tạp hơn. Sau điều trị, người bệnh cũng cần biết cách phòng tránh để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Bài được quan tâm nhiều:

Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Nỗi ám ảnh của bà mẹ 9x khi chữa viêm phế quản cho con đằng đẵng suốt 3 năm trời

 

Ngày Cập nhật 23/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *