Bị chàm khi mang thai và các giải pháp điều trị an toàn

Khi mang thai, không chỉ cơ thể thay đổi mà làn da của mẹ bầu cũng trải qua những thay đổi khác thường. Nếu thấy da xuất hiện những mảng đỏ kèm triệu chứng ngứa ngáy, chị em nên cẩn thận. Bởi theo các chuyên gia cho biết, đây có thể là dấu hiệu nhận biết bị chàm khi mang thai.

Bị chàm khi mang thai
Bị chàm khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh hiệu quả?

Mối liên hệ giữa mang thai và bị chàm

Theo các chuyên gia khoa da liễu cho hay, bệnh chàm là một trong những thuật ngữ mô tả tình trạng da bị viêm đỏ và ngứa ngáy. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người cao tuổi. 

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xuất hiện khi ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, ở chị em có tiền sử bệnh chàm trước khi mang thai thường có nguy cơ bùng phát bệnh cao khi mang thai.

Theo thống kê, có khoảng 20 – 40% phụ nữ bị bệnh chàm khi mang thai. Trong đó, có khoảng 25% chị em cảm thấy triệu chứng bệnh giảm dần khi thai nhi ổn định. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ đều cho biết, bệnh có xu hướng xấu đi khi họ bước vào thời kỳ mang thai thứ hai và ba.

Triệu chứng nhận biết bị chàm khi mang thai

Bị chàm trong quá trình mang thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bệnh thường khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Do đó, khi gặp phải các triệu chứng bệnh sau đây, mẹ bầu cần thăm khám sớm.

  • Xuất hiện các mảng tối màu trên da
  • Ngứa da
  • Da rất nhạy cảm, hình thành những mảng đỏ và khô rát
  • Da bị tổn thương thường tập trung thành từng cụm
  • Nổi phát ban da

Ngoài các triệu chứng này ra, chàm khi mang thai cũng có thể hình thành nhiều biểu hiện kèm khác. Điều này tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường cho dù nghiêm trọng hay không, chị em cũng cần thăm khám sớm nhằm tránh bệnh chuyển nặng.

Triệu chứng chàm khi mang bầu
Bệnh chàm khi mang thai thường xuất hiện với triệu chứng ngứa ngáy hoặc viêm đỏ tại vị trí da bị tổn thương

Nguyên nhân gây bị chàm khi mang thai

Bệnh chàm do mang thai là tình trạng viêm da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bệnh khởi phát chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

  • Do thay đổi hormone làm suy yếu hệ miễn dịch: Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe da cho hay, phần lớn triệu chứng bệnh chàm xuất hiện khi mang thai đều liên quan đến yếu tố thay đổi hormone. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ thường chuyển từ phản ứng tế bào Th1 sang Th2 để bảo vệ thai nhi. Những phản ứng này thuộc cùng một tế bào bạch cầu gọi là cytokine. Trong đó, một cytokine loại Th1 được biết với vai trò là chất tạo phản ứng tiền viêm, còn cytokine loại Th2 có tác dụng chống viêm. Chính vì sự thay đổi nhỏ này làm tăng khả năng kích hoạt bệnh chàm ở mẹ bầu. Chưa kể đến, phản ứng Th2 còn làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng thực phẩm hoặc hen suyễn ở phụ nữ mang thai.
  • Căng thẳng, stress: Bệnh chàm có thể được kích hoạt ở phụ nữ mang thai đang thường xuyên bị stress hoặc căng thẳng ghé thăm. Theo các chuyên gia, tâm trạng không thoải mái cộng với các biến đổi nhỏ bên trong cơ thể chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên, bệnh chàm xảy ra khi mang thai cũng có thể là do chị em sống ở điều kiện môi trường kém như khói bụi, ô nhiễm,… 

Đối tượng dễ mắc bệnh chàm khi mang thai?

Bệnh chàm là bệnh lý da liễu thường gặp ở chị em mang thai lần đầu. Bên cạnh đó, bệnh cũng thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai có tiền sử mắc bệnh. 

Bị chàm khi mang thai có lây sang cho con không?

Hầu hết chị em mắc bệnh chàm khi đang mang thai đều lo lắng không biết bệnh có lây sang con hay không. Theo giải thích của bác sĩ, bệnh có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ cực thấp. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện môi trường sống, biện pháp chăm sóc tại nhà của mẹ cộng với sức đề kháng của trẻ,…

Do đó, để giảm thiểu khả năng mắc bệnh ở trẻ, mẹ bầu cần có biện pháp chăm sóc tốt. Cách hiệu quả nhất là chị em nên tránh tiếp xúc với hóa chất hoặc chất gây dị ứng khi mang thai. Bên cạnh đó, sau khi sinh, các mẹ nên cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng để tăng hệ miễn dịch cho trẻ.

Bị chàm khi mang thai có lây cho con không
Bị chàm khi mang thai có lây cho con nhưng khả năng mắc bệnh cực thấp

Điều trị bị chàm khi mang thai

Hầu hết chị em có tiền sử bị bệnh chàm trước đây đều biết cách kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả. Thông thường, để ngăn ngừa bệnh phát triển với triệu chứng nghiêm trọng, phụ nữ có thể sử dụng một số loại thuốc đường uống, thuốc mỡ bôi tại chỗ hoặc các loại sản phẩm chăm sóc da không kê đơn để chữa trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai, chị em không nên tự ý sử dụng khi chữa được bác sĩ kê đơn. Bởi việc sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là các loại thuốc chữa chàm như psoralens, methotrexate hoặc tia UVA có thể làm tăng nguy cơ gây hại đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Do đó, để chữa bệnh chàm khi mang thai, các chuyên gia khuyên chị em nên sử dụng các thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc steroid tại chỗ có nồng độ thấp có thể an toàn đối với phụ nữ mắc bệnh chàm khi mang thai. Bên cạnh đó, chiếu tia cực tím B hay còn gọi là UVB cũng được xem là giải phải chữa bệnh an toàn ở thai phụ.

Ngoài ra, khi các biện pháp nêu trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn. Cụ thể:

  • Dùng steroid tại chỗ có nồng độ cao
  • Steroid đường uống
  • Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc cyclosporine

Thế nhưng, vì thuốc steroid nồng độ cao có thể gây tác dụng phụ thiếu cân khi sinh hoặc một số tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và con. Vì vậy, chị em không nên sử dụng steroid nồng độ cao. Tốt nhất, nên pha loãng kem với một vài loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên khác để đảm bảo an toàn.

Biện pháp tự nhiên chữa bệnh chàm khi mang thai

Ngoài dùng thuốc, một số chị em mang thai lựa chọn các biện pháp điều trị từ tự nhiên để kiểm soát triệu chứng bệnh. Dưới đây là các cách điều trị bệnh chàm khi mang bầu, chị em có thể tham khảo:

  • Dùng dầu dừa: Các hoạt chất chứa trong dầu dừa có tác dụng giữ ẩm, giúp làm mềm, giảm viêm và bảo vệ da. Để kiểm soát tình trạng ngứa ngáy và bóng tróc da do khô, chị em có thể dùng bông gòn thấm dầu dừa và thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Sau 15 phút bôi có thể rửa lại bằng nước ấm hoặc để qua đêm đều được. Lưu ý, trước khi thoa, mẹ bầu nên vệ sinh da bằng nước sạch.
  • Mật ong: Với đặc tính chống viêm và chống khuẩn cộng với tính chất làm lành tổn thương da nhanh chóng, mật ong thường dùng làm liệu pháp tự nhiên giúp cải thiện các bệnh lý da liễu. Bên cạnh đó, mật ong khá an toàn đối với người dùng. Do đó, chị em có thể sử dụng chữa bệnh chàm khi mang thai trong thời gian dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Cách điều trị hết sức đơn giản, sau khi vệ sinh da sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, mẹ bầu lấy lượng mật ong vừa phải thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Tiến hành massage trong vòng 2 – 3 phút và rửa lại da sau 15 phút. Thực hiện thường xuyên giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng da khô, bong tróc do chàm.
Chữa chàm khi mang bầu
Điều trị chàm khi mang thai bằng mật ong

Cách phòng ngừa bị chàm khi mang thai tại nhà

Một số cách khắc phục giúp ngăn ngừa bệnh tái phát tại nhà như:

  • Giữ ẩm cho cơ thể: Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da là một trong những cách giúp khắc phục bệnh chàm khi mang thai tại nhà hiệu quả. Trong quá trình lựa chọn sản phẩm, chị em nên chọn các dòng kem, chất làm mềm có nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất, nên chọn mua của những dòng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Đồng thời, để đảm bảo an toàn, chị em nên mua những loại kem hoặc chất làm mềm da có chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa chất gây dị ứng hoặc không mùi.
  • Nên tắm nước ấm: Nước ấm giúp làm mềm lớp da khô, từ đó loại bỏ chúng dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên sử dụng nước nóng để tắm. Bởi nhiệt độ cao có thể là nguyên nhân khiến da khô và làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh theo chiều hướng xấu
  • Uống nhiều nước: Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày là điều cần thiết, có lợi cho sức khỏe của da. Nước giúp giữ ẩm cho da, từ đó giúp làm mềm và giảm các triệu chứng bệnh chàm
  • Hạn chế tiếp xúc hóa chất gây dị ứng, xà phòng có tính khử mạnh: Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với hóa chất, xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh có thể khiến bệnh chàm thêm trầm trọng. Do đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh, chị em nên chuyển sang dùng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ
  • Mặc quần áo rộng: Quần áo quá chật hoặc bó sát làm giảm khả năng thấm hút mồ hôi khiến cơ thể luôn ở trạng thái ẩm ướt. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng bị chàm khi mang thai, chị em nên mặc quần áo rộng. Mẹ bầu nên lựa chọn loại quần áo có chất liệu bằng cotton và tránh xa các loại vải thô, dễ gây kích ứng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày: Một số loại đồ ăn, thức uống có thể làm tăng nguy cơ viêm khiến bệnh chàm phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng chàm khi mang thai, chị em nên tránh ăn nhiều thực phẩm chứa gluten, đường hoặc chất béo. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau xanh và thực phẩm chống viêm vào khẩu phàn ăn hàng ngày như cá hồi, dầu ô liu,… 
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Tránh uống rượu bia và ngừng hút thuốc lá là lời khuyên của chuyên gia dành cho phụ nữ mắc bệnh chàm khi mang thai. Bên cạnh từ bỏ hai yếu tố gây hại này, chị em cũng nên tập thói quen ngủ sớm. Đồng thời nên có chế độ tập luyện thể dục khoa học trong thời kỳ thai kỳ để tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật
  • Bổ sung Probiotic: Một số chủng khuẩn lành mạnh có tác dụng có lợi đối với đường ruột và da. Do đó, thường xuyên uống men vi sinh có chứa Probiotic sẽ giúp ngăn ngừa bệnh chàm ở phụ nữ mang thai.

Bị chàm khi mang thai tuy không gây ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé nhưng bệnh thường khiến thai phụ cảm thấy không thoải mái. Do đó, để điều trị bệnh, chị em có thể sử dụng thuốc hoặc các biện pháp khắc phục, chăm sóc tại nhà nêu trên. Tuy nhiên, để có lựa chọn an toàn cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *