Bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Glucosamine là dưỡng chất cần cho sự chắc khỏe của sụn khớp. Nó không phải thuốc giảm đau. Vậy khi bị tràn dịch khớp gối có nên uống Glucosamine không? 

Glucosamine được bán khá nhiều trên thị trường ở cả dạng thuốc và thực phẩm chức năng. Nó được cho là có thể thay thế các thuốc điều trị tràn dịch khớp gối hiện tại nhưng thực tế không phải vậy.
Glucosamine được bán khá nhiều trên thị trường ở cả dạng thuốc và thực phẩm chức năng. Nó được cho là có thể thay thế các thuốc điều trị tràn dịch khớp gối hiện tại nhưng thực tế không phải vậy.

Glucosamine là gì và tác động đến tình trạng tràn dịch khớp gối ra sao?

Glucosamine được tạo nên bởi quá trình tổng hợp glucose trong cơ thể. Nó được tìm thấy trong bao hoạt dịch và sụn khớp. Đây là chất tham gia vào việc hình thành các “nguyên liệu” để sản xuất sợi collagen. Trong khi đó, collagen là thành phần quan trọng giữ cho khớp không bị biến dạng, ngăn chặn quá trình lão hóa và giúp cho việc di chuyển trở nên dễ dàng.

Theo thời gian, quá trình tự sản xuất glucosamine của cơ thể sẽ bị suy giảm. Bên cạnh đó, tác động từ bệnh lý hay tổn thương cơ học nào đó cũng có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất chất này. Khi lượng glucosamine bị thiếu hụt, quá trình lão hóa khớp sẽ bắt đầu.

Với sự tiến bộ của y học hiện tại, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được glucosamine. Nó được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến sụn và khớp. Trong đó có chữa tình trạng tràn dịch khớp gối.

Glucosamine tác động đến tình trạng tràn dịch khớp gối thông qua 2 hướng cùng lúc:

  • Tái tạo và sửa chữa những tổn thương các tế bào sụn;
  • Duy trì hoạt động bình thường của đĩa đệm và sụn khớp.

Bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Glucosamine có thể được bào chế dạng thuốc hoặc thực phẩm. Về bản chất thì nó chỉ cung cấp dưỡng chất cho xương khớp. Glucosamine không có tác dụng giảm đau. Vì thế, trong trường hợp bị tràn dịch khớp gối, các chuyên gia cho biết bạn có thể uống glucosamine nhưng đi kèm với đó cần thêm một số loại kháng viêm, giảm đau khác.

Đồng thời, để glucosamine phát huy hiệu quả, bạn phải kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, người bệnh phải được theo dõi và kiểm tra liên tục về tình trạng sức khỏe để có hướng điều chỉnh về liều lượng thích hợp. Nếu tự ý dùng và không có sự theo dõi tình hình sức khỏe một cách bài bản, người bệnh rất dễ gặp các tác dụng phụ của glucosamine. Thậm chí khiến cho tình trạng tràn dịch khớp gối thêm trầm trọng.

Glucosamine đóng vai trò cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng và tái tạo các tế bào sụn bị thương tổn do quá trình tràn dịch ở khớp gối gây ra. Nó không chữa được nguyên nhân gây tràn dịch và cũng không có tác dụng giảm đau.
Glucosamine đóng vai trò cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng và tái tạo các tế bào sụn bị thương tổn. Nó không chữa được nguyên nhân gây tràn dịch và cũng không có tác dụng giảm đau.

Tác dụng phụ khi dùng glucosamine chữa tràn dịch khớp gối

  • Vấn đề ở hệ tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn…
  • Biểu hiện ở da: Phát ban.
  • Đối với tim mạch: Tăng lượng cholesterol xấu;

Ngoài ra, người lạm dụng glucosamine còn gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn ngủ và buồn nôn. Bên cạnh đó, nó còn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc trợ tim; chống đông máu; một số thuốc giảm đau và hạ sốt (paracetamol); thuốc điều trị rối loạn lipid trong máu.

Những trường hợp tràn dịch khớp gối không được sử dụng glucosamine

Đa số các trường hợp bị tràn dịch khớp gối sẽ được chỉ định sử dụng glucosamine để cải thiện hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, việc sử dụng sẽ phải cân nhắc kỹ:

  • Người bị dị ứng với các loại giáp xác (tôm, cua, sò và ốc…) cần thông báo với bác sĩ nếu được chỉ định dùng glucosamine. Bởi chất này khi bào chế ở dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thành phần chính là chất cấu tạo nên vỏ của các loài giáp xác.
  • Người có tiền sử bị hen suyễn, cao huyết áp, bệnh về tim mạch hoặc đang bị nhiễm virus cảm cúm cũng không nên sử dụng glucosamine. Nguyên nhân là nó có thể tương tác không tốt với các thuốc điều trị hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc;
  • Bị tiểu đường tuyệt đối không được dùng glucosamine. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nó có thể làm tăng lượng insulin trong máu.
  • Ngoài ra những người bị rối loạn đông máu, đang dùng thuốc gây loãng máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật cần được nghiên cứu và phân tích kỹ các rủi ro trước khi dùng. Lý do là glucosamine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Cuối cùng, đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, việc sử dụng glucosamine cũng hết sức cân nhắc. Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về tác động của glucosamine. Tuy nhiên, một vài giả thuyết cho rằng nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Người bị tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng glucosamine. Dù ở dạng thuốc hay thực phẩm chức năng.
Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng glucosamine.

Ngày Cập nhật 12/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *