Bị U Xơ Tử Cung Có Nên Tập Yoga? Tập Lợi Hay Hại?

Bị u xơ tử cung có nên tập yoga? Tập lợi hay hại là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, yoga chính là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị u xơ tử cung tự nhiên. Cụ thể phương pháp điều trị này có tác dụng làm giảm sự phát triển của khối u xơ. Đồng thời làm nhẹ các triệu chứng của bệnh như chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng dữ dội, táo bón, bí tiểu… Ngoài ra yoga còn giúp tăng cường sự dẻo dai và nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Bị u xơ tử cung có nên tập yoga? Tập lợi hay hại?
Tìm hiểu người bị u xơ tử cung có nên tập yoga? Tập lợi hay hại? Những bài tập phù hợp và cách thực hiện

Bị u xơ tử cung có nên tập yoga? Tập lợi hay hại?

Trong cuốn sách Integrative Medicine (Y học tích hợp), bác sĩ David Rakel đã đưa ra một số thông tin liên quan đến tác dụng của yoga đối với những bệnh nhân bị u xơ cổ tử cung cũng như giúp giải đáp vấn đề người bị u xơ tử cung có nên tập yoga hay không. Cụ thể bác sĩ đã chỉ ra rằng, những người đang có khối u xơ trong cổ tử cung nên tăng cường luyện tập yoga từ 45 – 60 phút mỗi ngày.

Nguyên nhân là do những động tác được thực hiện trong các bài tập yoga có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, làm giảm thiểu sự phát triển của khối u xơ tử cung. Đồng thời làm nhẹ các triệu chứng của bệnh như chảy máu kinh nguyệt bất thường, đau bụng dữ dội, táo bón, bí tiểu…

Các tư thế vặn mình, xoắn mình trong yoga có thể làm giãn vùng thắt lưng và mở vùng bụng. Trong khi đó vùng bụng và vùng thắt lưng chính là hai vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất của khối u xơ tử cung. Ngoài ra những tư thế này còn kích thích quá trình sản sinh endorphins. Đây chính là một hoạt chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Trên tờ Yoga Journail (tạp chí Yoga), Giảng viên Iyengar Yoha khuyên rằng những người phụ nữ đang mắc bệnh u xơ cổ tử cung và có triệu chứng đau nghiêm trọng nên thử tập những động tác yoga như Bharadvajasana (tư thế ngồi vặn mình) và Parivrtta Janu Sirsasana (tư thế căng dưới đầu sát gối).

Những tư thế nêu trên có tác dụng co giãn và mở vùng bụng, giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của những cơn đau ở vùng bụng, chảy máu âm đạo… đặc biệt là khi khối u xơ tử cung đã phát triển mạnh và tăng kích thước.

Chính vì thế người bệnh nên tập Bharadvajasana – tư thế ngồi vặn mình, Parivrtta Janu Sirsasana – tư thế căng dưới đầu sát gối và nên thường xuyên thay đổi các tư thế tập. Sau một thời gian, người bệnh sẽ cảm nhận những triệu chứng của bệnh u xơ tử cung thuyên giảm một cách đáng kể.

Ngoài ra việc thường xuyên luyện tập yoga và thay đổi tư thế tập sẽ giúp người bệnh cải thiện tinh thần, kiểm soát căng thẳng do bệnh lý, công việc hoặc một số vấn đề khác trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp hạn chế sự hình thành và tiến triển của khối u cơ tử cung. Đồng thời giúp hỗ trợ làm giảm kích thước của khối u.

Bởi khi sự căng thẳng, lo lắng diễn ra kéo dài, người bệnh thường xuyên bực bội, ức chế, suy nghĩ tiêu cực, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể sẽ bị suy giảm đáng kể, đồng thời làm phá vỡ sự cân bằng giữa hai hormone là estrogen và progesterone. Trong khi đó sự tăng cao đột biến của hormone estrogen trong thời gian dài chính là nguyên nhân kích thích sự hình thành của những khối u xơ.

Ngoài tư thế vặn mình và tư thế căng dưới đầu sát gối, người bệnh có thể thực hiện thêm một số tư thế hỗ trợ gồm:

  • Supta Baddha konasana (tư thế góc cố định nằm ngửa)
  • Supta Virasana (tư thế anh hùng nằm ngửa)
  • Salamba Setu Bandha Sarvangasana (tư thế cây cầu).

Ngoài ra trong thời gian luyện tập, người bệnh nên sử dụng một số vận dụng hỗ trợ như thắt lưng, chặn đặt dưới lưng và gối để làm giảm những động tác khó chịu trong thời gian luyện tập, giúp quá trình luyện tập hỗ trợ điều trị và kiểm soát triệu chứng của bệnh u xơ cổ tử cung diễn ra suôn sẻ hơn.

Tóm lại, những động tác trong yoga được đánh giá là một phương pháp điều trị u xơ cổ tử cung tự nhiên, giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ làm giảm gia tăng kích thước của khối u xơ. Ngoài ra phương pháp chữa bệnh này còn giúp người bệnh nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện sự dẻo dai, sức đề kháng và khả năng chống bệnh của cơ thể.

Yoga giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế gia tăng kích thước của khối u xơ
Luyện tập yoga mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng, giảm đau và hạn chế gia tăng kích thước của khối u xơ

Một số tư thế yoga giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ đẩy lùi bệnh u xơ cổ tử cung

Người bệnh có thể áp dụng nhiều tư thế luyện tập yoga khác nhau để làm giãn vùng thắt lưng và mở vùng bụng, cải thiện triệu chứng và hạn chế gia tăng kích thước của khối u xơ. Tuy nhiên để mang đến hiệu quả cao nhất bạn cần lựa chọn và áp dụng bài tập phù hợp với từng tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Bạn có thể luyện tập yoga vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà bạn cảm thấy rảnh rỗi, luyện tập vào buổi sáng hoặc mỗi buổi tối. Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý luyện tập đều đặn, thường xuyên để tạo thành thói quen cho cơ thể và giúp nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh. 

Một số tư thế yoga giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ đẩy lùi bệnh u xơ cổ tử cung gồm:

Tư thế 1: Standing Forward Bend (tư thế gập người)

Standing Forward Bend (tư thế gập người) là bài tập yoga rất tốt cho người bị u xơ cổ tử cung. Với tư thế này người bệnh có thể tác động trực tiếp, nâng cao sự dẻo dai và tăng năng lượng cho vùng cơ xương chậu. Đồng thời giúp nâng đỡ tử cung và cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra việc luyện tập yoga với tư thế gập người còn giúp người bệnh kích thích vùng bụng và những cơ quan nội tạng, giúp những cơ quan này hoạt động một cách linh hoạt, suôn sẻ và hiệu quả hơn. Hơn thế yoga với tư thế gập ngườ còn giúp người bệnh kiểm soát tốt căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh, giảm lo lắng và cả thiện suy nghĩ của người bệnh. Từ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh u xơ cổ tử cung.

Hướng dẫn cách thực hiện Standing Forward Bend (tư thế gập người)

  • Người bệnh đứng thẳng trên sàn, hai chân mở rộng thoải mái
  • Cố gắng cúi gập người sao cho hai tay chạm bàn chân
  • Sau đó đưa hai tay ra phía sau hai chân, cố gắng giữ lòng bàn tay chạm xuống sàn, các ngón tay đặt theo chiều cùng với chiều của các ngón chân, cơ thể giãn tối đa
  • Giữ nguyên tư thế trong 60 giây
  • Thả lỏng cơ thể và trở về tư thế ban đầu
  • Người bệnh kiên trì lặp lại động tác gập người từ 5 đến 10 lần, nên thực hiện mỗi ngày.
Standing Forward Bend (tư thế gập người)
Standing Forward Bend – tư thế gập người giúp nâng đỡ tử cung, nâng cao sự dẻo dai và tăng năng lượng cho vùng cơ xương chậu

Tư thế 2: Matsyasana (tư thế con cá)

Đối với những bệnh nhân bị u xơ cổ tử cung, tư thế yoga Matsyasana (tư thế con cá) sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể mức độ nghiêm trọng của những cơn đau ở vùng hạ vị, tốt cho người bị đau dạ dày và u xơ cổ tử cung. Đồng thời giúp giải tỏ căng thẳng và giảm mệt mỏi.

Bên cạnh đó tư thế con cá còn giúp cho những bệnh nhân bị u xơ cổ tử cung điều hòa nội tiết tố, thư giãn cơ thể, tăng khả năng sinh sản, giảm đau và cải thiện nhiều triệu chứng khó chịu khác của bệnh u cơ cổ tử cung. Từ đó người bệnh sẽ không còn cảm giác căng cứng cơ thể. 

Ngoài ra việc thường xuyên áp dụng tư thế Matsyasana còn giúp bạn nâng cao sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể, cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng chống bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hướng dẫn cách thực hiện tư thế Matsyasana (tư thế con cá)

  • Ngồi trên sàn nhà với tư thế duỗi thẳng chân
  • Đặt hai tay song song với hai chân
  • Cố gắng ngả người về phía sau một cách từ từ, đồng thời đầu ngửa hết cỡ chạm đất
  • Đưa hai khuỷu tay làm điểm tựa cho cơ thể, lưng uốn cong 
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 đến 20 giây
  • Sau khi hết 20 giây, hãy thả lỏng cơ thể rồi ngả hẳn mình xuống, cuối cùng nằm thẳng trên sàn nhà để thư giãn
  • Lặp lại động tác từ 5 đến 7 lần
  • Người bệnh kiên trì thực hiện động tác con cá mỗi ngày để có thể cải thiện tốt tình trạng.
Matsyasana (tư thế con cá)
Matsyasana – tư thế con cá giúp điều hòa nội tiết tố, thư giãn cơ thể, tăng khả năng sinh sản và giảm đau do khối u xơ tử cung

Tư thế 3: Inverted Staff Pose

Tư thế Inverted Staff Pose trong bài tập yoga rất phù hợp với những bệnh nhân đang mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tư thế yoga này sẽ giúp trải dài tử cung, làm giảm bớt quá trình lưu thông máu và lưu lượng máu nuôi dưỡng các khối u xơ. Từ đó giúp làm giảm sự phát triển của khối u.

Ngoài ra tư thế Inverted Staff Pose trong bài tập yoga còn giúp người bệnh kiểm soát tốt những cảm giác tiêu cực, giảm căng thẳng, lo âu kéo dài. Đồng thời giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện cảm giác mệt mỏi.

Hướng dẫn cách thực hiện tư thế Inverted Staff Pose

  • Sử dụng một chiếc ghế vững chắc có hở phần lưng, đặt chiếc ghế này trên thảm hoặc trên nền nhà
  • Cuộn một chiếc khăn bông mềm và đặt trên ghế
  • Đưa hai chân vòng qua lưng ghế sau đó ngồi xuống
  • Từ từ thực hiện động tác ngửa người ra phía sau sao cho phần lưng được đặt ở trên lòng ghế
  • Lấy hai chân làm trụ, giữ vững chân trên nền nhà
  • Thả lỏng phần cổ và phần đầu
  • Dùng hai tay để giữ hai chân trước của ghế 
  • Người giãn hết mức, cố gắng giữ tư thế này trong khoảng 1 phút
  • Từ từ thả lỏng cơ thể, nâng cao người và trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 5 đến 7 lần
  • Thực hiện bài tập mỗi ngày.
Inverted Staff Pose
Tư thế Inverted Staff Pose giúp trải dài tử cung, làm giảm bớt quá trình lưu thông máu và lưu lượng máu nuôi dưỡng các khối u xơ

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bị u xơ tử cung có nên tập yoga? Tập lợi hay hại?” Cách lựa chọn bài tập phù hợp và hướng dẫn thực hiện. Nhìn chung việc luyện tập yoga có thể giúp người bệnh làm giãn vùng thắt lưng và mở vùng bụng, cải thiện triệu chứng và hạn chế gia tăng kích thước của khối u xơ.

Tuy nhiên để mang đến hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn người bệnh cần lựa chọn và áp dụng bài tập phù hợp với từng tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Đồng thời nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập.

Bài viết liên quan:

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *