Bị zona thần kinh bôi Xanh Methylen có tác dụng gì?

Xanh Methylen là thuốc sát khuẩn và giải độc, thường dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm vi rút ngoài da. Do đó, khi bị zona bôi Xanh Methylen vào các nốt mụn nước giúp làm se và khô mụn. Đồng thời, thuốc giúp sát trùng, ngăn ngừa bội nhiễm.

Bị zona bôi Xanh Methylen
Dung dịch Xanh Methylen thường được chỉ định điều trị bệnh zona thần kinh

Xanh Methylen là thuốc gì?

Xanh Methylen là một loại thuốc có tác dụng sát khuẩn và giải độc. Thuốc được sản xuất dưới dạng thuốc tiêm, viêm nén và dung dịch bôi ngoài da 1%. 

Xanh Methylen thường được sử dụng với các mục đích sau đây:

  • Điều trị bệnh methemoglobin – huyết không rõ nguyên nhân hoặc do thuốc gây nên
  • Chữa triệu chứng methemoglobin – huyết
  • Chữa ngộ độc cyanid

Ngoài ra, Xanh Methylen còn có công dụng sát khuẩn nhẹ. Đặc biệt, thuốc còn liên kết không hồi phục với acid nucleic của vi rút. Do đó, giúp chữa các bệnh ngoài da do vi rút gây nên như:

  • Bệnh zona thần kinh
  • Herpes simplex
  • Viêm da mủ
  • Chốc lở
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục

Bên những tác dụng này ra, Xanh Methylen còn được sử dụng làm thuốc nhuộm các mô, giúp chẩn đoán vi khuẩn và vi rút gây bệnh.

Bị zona bôi Xanh Methylen có tác dụng gì?

Khi bị bệnh zona thần kinh, bên cạnh dùng các loại thuốc khác, nhân viên y tế thường kê dung dịch Xanh Methylen cho bệnh nhân sử dụng. Mục đích của việc sử dụng thuốc này là giúp sát khuẩn và làm khô các nốt mụn nước. Từ đó giúp ngăn ngừa mụn nước vỡ gây viêm và lây nhiễm bệnh sang cho người khác.

Thông thường, để hạn chế mụn nước vỡ, dịch mủ chảy lan và gây lây nhiễm vi rút sang vùng da khác hoặc lây cho người khác, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân bị zona nên bôi Xanh Methylen khi các nốt phỏng nước đã bị vỡ. Khi đó, các hoạt chất chứa trong thuốc giúp loại bỏ vi rút gây bệnh, ngăn chặn nhiễm trùng. Đồng thời, thuốc còn giúp các nốt mụn nước se lại và khô nhanh.

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng nên có kế hoạch chăm sóc và giữ vệ sinh sạch sẽ. Không nên cào hoặc gãi ngứa để các nốt mụn nhanh chóng lành lại và không để lại sẹo.

Bôi zona thần kinh bằng xanh methylen
Bị zona bôi Xanh Methylen giúp làm khô và ngăn ngừa nhiễm trùng

Xanh Methylen chống chỉ định dùng ở đối tượng nào?

Không sử dụng thuốc điều trị bệnh ở những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị suy thận
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt glucose – 6 phosphat dehydrogenase
  • Trẻ nhỏ không nên sử dụng Xanh Methylen đường uống vì thuốc có thể gây tan máu cấp
  • Người đang điều trị methemoglobin

Cách sử dụng và liều dùng Xanh Methylen

Xanh Methylen thường được sử dụng dưới dạng đường uống, tiêm hoặc bôi ngoài da. Tùy thuộc vào dạng bào chế mà cách sử dụng của mỗi loại khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với dạng đường tiêm: Khi dùng Xanh Methylen điều trị theo đường tiêm, thuốc cần được pha loãng với nước muối đẳng trương có nồng độ 0.9%. Thông thường, sau khi pha thuốc xong, bệnh nhân sẽ thu được dung dịch Xanh Methylen có nồng độ 0.05%. Thuốc tiêm vào cơ thể cần tiêm với tốc độ chậm. Liều tiêm 1 – 2 mg/ kg thể trọng cơ thể.
  • Thuốc dùng dưới dạng đường uống: Xanh Methylen đường uống được sản xuất dưới dạng viên nén. Cách sử dụng thuốc rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc với nước sau khi ăn. Tốt nhất nên uống với nhiều nước để để tránh rối loạn tiêu hóa hoặc tiểu khó. Liều dùng ở người lớn là 150 – 300 mg/ ngày.
  • Xanh Methylen dùng bôi ngoài da: Trước khi thoa thuốc, bệnh nhân cần vệ sinh da vùng bệnh sạch sẽ. Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch thuốc và bôi lên vị trí da bị bệnh. Thuốc cần được bôi theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian ngắn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
xanh methylen đường tiêm
Chỉ nên sử dụng Xanh Methylen bôi ngoài da khi được bác sĩ chỉ định

Tác dụng phụ của Xanh Methylen

Trong quá trình sử dụng Xanh Methylen, bệnh nhân cần chú ý liều lượng và thời gian dùng. Tuyệt đối không lạm dụng vì thuốc có thể gây các phản ứng phụ như thiếu máu, tan máu. Ngoài các phản ứng này ra, Xanh Methylen cũng có thể gây nên một vài tác dụng phụ khác như:

  • Phản ứng dị ứng với các biểu hiện khó thở, phát ban hoặc sưng phù
  • Đau ngực, đau bụng dữ dội hoặc đau ở phần sau xương ức
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Da nhợt nhạt, xanh xao
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Sốt cao
  • Đổ mồ hôi
  • Cảm giác sắp ngất xỉu 
  • Hạ huyết áp
  • Chóng mặt
  • Đau vùng trước tim
  • Kích ứng bàng quang
  • Da có màu xanh

Bị zona bôi Xanh Methylen giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng dung dịch thuốc này, bệnh nhân chỉ nên dùng trong thời gian ngắn nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, người bệnh có thể thảo luận trực tiếp với bác sĩ chăm sóc sức khỏe hoặc dược sĩ.

→ Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu zona ở mắt và cách chữa an toàn

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *