Búi trĩ lòi ra nhưng không đau có nên phẫu thuật cắt bỏ?

Biểu hiện chung của người bệnh trĩ là xuất huyết khi đại tiện và đau rát (có thể kèm theo ngứa) ở hậu môn. Tuy nhiên, không ít người bị bệnh này không cảm cảm thấy đau dù búi trĩ lòi ra. Do đó, họ thắc mắc rằng búi trĩ lòi ra nhưng không đau thì có nên phẫu thuật. Trả lời câu hỏi này cần căn cứ vào nhiều góc độ.

Đau rát, xuất huyết hậu môn và búi trĩ sa ra ngoài là những biểu hiện chung của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không cảm thấy đau dù búi trĩ lòi ra ngoài
Đau rát, xuất huyết hậu môn và búi trĩ sa ra ngoài là những biểu hiện chung của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không cảm thấy đau dù búi trĩ lòi ra ngoài

Búi trĩ lòi ra hậu môn báo hiệu điều gì?

Bệnh trĩ được chia thành 2 loại chủ yếu là: Trĩ nội và trĩ ngoại. Chúng đều là những căn bệnh ở hậu môn. Bản chất của các búi trĩ là các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn quá mức và mất khả năng đàn hồi. Nếu búi trĩ hình thành phía trên đường lược thì gọi là trĩ nội; nằm dưới đường lược và ngoài mép hậu môn thì gọi là trĩ ngoại. Một số trường hợp bị đồng thời cả hai loại được gọi là trĩ hỗn hợp.

Búi trĩ có thể được nhìn thấy ngay từ đầu hoặc chỉ được phát hiện khi bệnh trở nặng. Biểu hiện chung là đau rát và ngứa ngáy ở hậu môn. Đồng thời, người bệnh có thể bị chảy máu khi đại tiện. Tuy nhiên, một số trường hợp bị trĩ nhưng không đau hoặc đau rất ít. Thay vào đó, họ chỉ cảm thấy vướng víu ở hậu môn. Chính vì thế, không ít người thắc mắc rằng những trường hợp búi trĩ lòi ra nhưng không đau có nên phẫu thuật cắt bỏ?

Thực tế, không có câu trả lời chung và chính xác cho tất cả các trường hợp. Thay vào đó, bạn cần biết búi trĩ lòi ra báo hiệu điều gì. Đây sẽ là căn cứ quan trọng giúp bạn tìm được một phần câu trả lời.

Trĩ nội cấp độ 2 và 3

Trĩ nội chia thành 4 cấp độ. Tương ứng với đó là mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Ở cấp độ 1, các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng. Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và vẫn còn khả năng tự co lại. Chính vì thế, người bệnh không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Bao phủ quanh búi trĩ là lớp niêm mạc hậu môn nên nó rất dễ bị chảy máu. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị trĩ nội cấp độ 1 lại không cảm thấy đau.

Trĩ nội từ cấp độ 2 trở đi, người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ. Các dấu hiệu của bệnh cũng rõ ràng hơn. Điều đáng lưu ý là trong một số trường hợp trĩ nội cấp độ 2, dù búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không kèm cảm giác đau rát hoặc không đau nhiều. Chính vì thế, khá nhiều người chủ quan bỏ qua “thời điểm vàng” điều trị bệnh mà không cần phẫu thuật.

  • Cấp độ 2, búi trĩ thập thò ra ngoài

Ở cấp độ 2, búi trĩ lòi ra khi đi đại tiện. Tuy nhiên, sau đó chúng sẽ tự co lại. Tình trạng đau rát có thể có hoặc không. Cảm giác đau rát ở cấp độ này không đáng kể. Thay vào đó, người bệnh có thể xuất huyết nhiều hơn khi đại tiện. Nếu ở cấp độ 1, máu thỉnh thoảng dính một ít trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân thì sang cấp độ 2, lượng máu có thể nhỏ thành giọt hoặc bắn thành tia.

  • Cấp độ 3: Búi trĩ mất khả năng co giãn

Đến cấp độ 3, búi trĩ không còn thập thò nữa. Chúng sẽ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn khi người bệnh đi đại tiện, lao động nặng, ngồi xổm hoặc đi lại nhiều. Lúc này, búi trĩ không còn khả năng tự co lại. Người bệnh sẽ phải dùng tay đẩy vào. Tình trạng xuất huyết cũng không nhiều như cấp độ 2. Tuy nhiên, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đau rát nhiều hơn ở hậu môn. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc dữ dội từng hồi.

Trĩ nội cấp độ 3 không gây chảy máu nhiều nên khiến nhiều người chủ quan. Ít ai biết rằng, thời gian diễn biến của bệnh trong giai đoạn này rất nhanh. Khi đã chuyển sang cấp độ 4, tình trạng đau rát và xuất huyết sẽ đạt ở mức đỉnh điểm. Đây đồng thời cũng là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Nếu vẫn không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang biến chứng. Khi đó, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa trực tiếp.

Như vậy, đối với bệnh trĩ nội, búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo đang ở cấp độ 2. Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp thì đây là dấu hiệu bệnh vừa chuyển sang cấp độ 3.

"<yoastmark

Trĩ ngoại giai đoạn đầu

Đối với trường hợp bị trĩ ngoại, người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ ngay từ đầu. Trĩ ngoại không chia thành 4 cấp độ như trĩ nội. Thay vào đó, người ta đánh giá tình trạng bệnh dựa vào kích thước búi trĩ và tình trạng xuất huyết.

Bao phủ búi trĩ ngoại là lớp biểu mô lát tầng ở hậu môn. Do đó, ở giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ ít gây chảy máu. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát nhiều ở hậu môn. Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. Lý do là nơi đây có nhiều dây thần kinh cảm giác.

Điều này cũng có nghĩa là nếu búi trĩ lòi ra nhưng không đau thì ít có khả năng bị trĩ ngoại. Tuy nhiên, để biết chính xác mình bị trĩ gì và tình trạng bệnh ra sao, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu chỉ dựa vào tình trạng xuất huyết để đoán mình bị bệnh trĩ hoặc mức độ bệnh sẽ khó mang lại kết quả chính xác. Bởi đây đồng thời là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác ở hệ tiêu hóa. Tiêu biểu là polyp trực tràng, ung thư đại tràng, sa trực tràng…

Những trường hợp cần phẫu thuật cắt búi trĩ

Để có thêm căn cứ chắc chắn cho câu hỏi búi trĩ lòi ra nhưng không đau có nên phẫu thuật cắt bỏ hay không, bạn cần biết thêm những trường hợp cần áp dụng phương pháp này.

Theo đánh giá của các chuyên gia và bác sĩ, những trường hợp cần đến phẫu thuật cắt trĩ thường là khi bệnh nặng hoặc đã chuyển sang biến chứng. Nếu là trĩ nội thì từ độ 3 trở lên sẽ cần đến phẫu thuật. Còn trĩ ngoại thì đa số dựa vào kích thước búi trĩ và tình trạng xuất huyết. Tuy nhiên, thực tế thì hầu hết các trường hợp trĩ ngoại đều cần phẫu thuật. Nguyên nhân là nó gây nhiều khó chịu, đau đớn cho người bệnh và dễ chuyển sang biến chứng.

Bên cạnh đó, phẫu thuật còn được áp dụng cho trường hợp trĩ tổng hợp và trĩ vòng. Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là cách được áp dụng thời gian trước trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, xu hướng điều trị bệnh đang có sự thay đổi lớn. Thay vì cắt bỏ, người ta chuyển sang bảo tồn búi trĩ. Bởi xét cho cùng, chúng là các đám rối tĩnh mạch với nhiệm vụ là kiểm soát sự tống phân ra ngoài.

Để bảo tồn các đám rối tĩnh mạch này, bác sĩ sẽ hạn chế hoặc ngừng tạm thời nguồn máu nuôi búi trĩ. Đồng thời, họ sẽ cố định nó và lớp niêm mạc hậu môn về lại vị trí ban đầu. Thiếu nguồn máu nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ từ từ co lại hoặc rụng.

"<yoastmark

Kết luận có nên phẫu thuật khi búi trĩ lòi ra ngoài

Những trường hợp không cần phẫu thuật thường là trĩ nội độ 1 và 2; trĩ ngoại giai đoạn đầu và có kích thước nhỏ. Như vậy, với trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau có thể không cần phẫu thuật cắt bỏ. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng các giải pháp điều trị nội khoa. Một số trường hợp có thể kết hợp thêm một thủ thuật can thiệp ngoại khoa.

Cụ thể là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt; ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc chườm lạnh; dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc áp dụng các cách chữa trĩ nội tại nhà bằng các loại thảo dược… Một vài trường hợp có thể dùng đến các thủ thuật can thiệp (chích xơ búi trĩ, thắt chun, quang đông hồng ngoại…)

Trên đây chỉ là các gợi ý giúp bạn có thêm căn cứ để đánh giá tình trạng bệnh. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Tìm được chính xác nguyên nhân và đánh giá chính xác nhất tình trạng bệnh sẽ giúp bạn có hướng điều trị hợp lý nhất.

Ngoài ra, ở một góc độ nhất định, biểu hiện búi trĩ lòi ra nhưng không đau là dấu hiệu không nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp bị tình trạng này có thể khỏi bệnh hoàn toàn bằng cách phương pháp điều trị nội khoa mà không cần đến phẫu thuật.

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá thường được áp dụng cho tình trạng bệnh nhẹ (không gây đau rát nhiều , búi trĩ có thể thò ra ngoài hoặc chưa)
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá thường được áp dụng cho tình trạng bệnh nhẹ (không gây đau rát nhiều , búi trĩ có thể thò ra ngoài hoặc chưa)

Lời khuyên của các bác sĩ trong điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể được chữa khỏi hoàn toàn và dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Điều trị bệnh này không phải lúc nào cũng cần đến phẫu thuật. Do đó, bạn cần chú ý quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời, đừng ngại đến cơ sở y tế kiểm tra khi nghi ngờ mình bị trĩ.

Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng các thảo dược thiên nhiên hoặc dùng thuốc Tây y. Tuy nhiên, dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ lại khá mờ nhạt, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì thế, thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần là điều vô cùng quan trọng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành búi trĩ vẫn đang được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan rất lớn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, lưu ý lại chế độ yếu tố này không chỉ có ý nghĩa phòng bệnh mà còn góp phần đáng kể trong cải thiện bệnh tình.

Cuối cùng, thay vì băn khoăn với câu hỏi búi trĩ lòi ra nhưng không đau có nên phẫu thuật cắt bỏ, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra. Đừng nên tự ý dùng thuốc, kể cả Đông y mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt là không biết chính xác tình trạng bệnh của mình.

ĐỪNG BỎ QUA

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Nhiều người cứ nghĩ phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh trĩ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, đây không phải là giải pháp tối ưu nhất. Thực tế, có những bài thuốc hiệu quả rất cao mà người bệnh vẫn luôn bỏ lỡ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *