Các loại bệnh ho thường gặp và cách phòng ngừa

Ho cấp tính, ho khan, ho dai dẳng kéo dài không hết,… là một số bệnh ho thường gặp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Bệnh hay xảy ra khi thời tiết có sự thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm, đây là điều kiện thuận lợi để tác nhân gây hại tấn công vào đường hô hấp gây bệnh.

Ho là căn bệnh xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh
Ho là căn bệnh xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

Các loại bệnh ho thường gặp

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại bên trong đường hô hấp ra bên ngoài như vi khuẩn, virus, bụi bẩn, đờm nhầy,… Tùy thuộc vào thời gian xuất hiện của cơn ho và các triệu chứng đi kèm mà bệnh ho được chia thành nhiều loại sau đây:

Ho cấp tính

Ho cấp tính thường diễn ra một cách đột ngột và kéo dài trong khoảng thời gian dưới 3 tuần. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng đi kèm như cơ thể mệt mỏi, hơi thở khò khè, cổ mũi, viêm họng, sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm,… Một số nguyên nhân gây ho cấp tính khá phổ biến hiện nay là:

  • Nhiễm khuẩn
  • Mắc các bệnh về viêm đường hô hấp cấp
  • Tràn dịch phổi
  • Dị ứng

Ho khan

Ho khan là tình trạng cơn ho xuất hiện kéo dài không xuất hiện đờm nhầy và kèm theo các triệu chứng như đau họng, mất giọng, khó thở, hơi thở khò khè… Bệnh thường xảy ra khi hệ hô hấp của người bệnh bị rối loạn gây ra các bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Ho khan nếu để kéo dài và không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng tai, viêm thanh quản, ung thư vòm họng,… Một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ho khan là:

  • Dị ứng, hen suyễn
  • Nhiễm virus
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm 
  • Ung thư phổi, tràn khí phổi
Ho khan kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau tức ngực, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày
Ho khan kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau tức ngực

Ho có đờm

Ho có đờm là phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ các tác nhân gây hại bên trong đường hô hấp ra ngoài. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh bị cảm cúm, cơn ho sẽ xuất hiện và kèm theo một số triệu chứng như sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, chảy dịch mũi sau. Khi bị ho có đờm, người bệnh luôn cảm giác có vật gì đó mắc ở cổ, xuất hiện dịch nhầy ở trong họng hoặc ngực chảy ra miệng. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chứng ho có đờm là:

  • Cảm cúm
  • Viêm phế quản cấp, viêm họng
  • Viêm xoang cấp
  • Hen suyễn
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Ung thư phổi

Ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng thường xảy ra một cách đột ngột và kéo dài trên 3 tuần, lượng máu ra ít hay nhiều còn phù thuộc vào mức độ bệnh trạng của từng trường hợp cụ thể. Ho ra máu thường là biểu hiện của một số bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, người bệnh cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ho ra máu thường gặp là:

  • Lao phổi
  • Giãn phế quản
  • Ung thư phổi
  • Nhiễm trùng hô hấp
  • Ho ra máu có thể
Ho ra máu là dấu hiệu quả rất nhiều bệnh ý nguy hiểm người bệnh cần hết sức lưu ý
Ho ra máu là dấu hiệu quả rất nhiều bệnh ý nguy hiểm người bệnh cần hết sức lưu ý

Ho gà

Ho gà là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ra, rất dễ lây nhiễm sang người khác khi có tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Các cơn ho gà thường xuất hiện kéo dài và dữ dội, gia tăng áp lực lên lồng ngực khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, bụng co bóp mạnh. Khi cơn ho gà chấm dứt người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Chảy nước mắt
  • Đỏ mặt
  • Môi tím tái
  • Mắt sưng
  • Tiếng hít thở như tiếng gà gáy

Khi bị ho người bệnh cần phải làm gì?

Thông thường, nếu cơn ho chỉ dài trong khoảng 3 ngày và không đi kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì người bệnh không cần phải sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài dai dẳng hơn 3 tuần kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt, xuất hiện đờm có màu xanh hoặc vàng, ho ra máu, khó thở,… thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, lúc này người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp. 

Dưới đây là một số biện pháp có tác dụng làm giảm cơn ho để tránh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, làm giảm bớt cảm giác khó chịu người bệnh có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

  • Sử dụng thuốc Tây giảm ho theo chỉ định của bác sĩ, một số loại thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng histamine, thuốc kháng viêm, thuốc ức chế cơn ho, thuốc chống xung huyết,…
  • Áp dụng một số mẹo trị ho dân gian như uống nước chanh và mật ong, trị ho bằng lá hẹ, trị ho bằng lá tần dày,…
  • Gối đầu cao khi đi ngủ để phòng tránh các cơn ho vào ban đêm, đặc biệt là ho có đờm và ho do trào ngược acid dạ dày – thực quản.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để ngăn ngừa bụi bẩn và các tác nhân gây hại tấn công gây ho. Sử dụng máy lọc không khí hoặc trồng cây oải hương, bạc hà, húng quế trong phòng giúp cân bằng độ ẩm, hạn chế tình trạng khô cổ họng và ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
Uống thuốc giảm ho theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Uống thuốc giảm ho theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Biện pháp phòng ngừa các bệnh ho thường gặp

Để phòng tránh được các bệnh ho người bệnh cần phải xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý và lưu ý một số điều dưới đây:

  • Có các biện pháp bảo vệ vùng cổ họng, ngực và bàn chân khi thời tiết có dấu hiệu chuyển biến lạnh như mặc áo ấm, mang vớ, đeo khăn choàng cổ,…
  • Tránh xa các tác nhân gây hại dễ gây kích thích đến hệ hô hấp như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm người bệnh nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng sau khi về nhà.
  • Uống nhiều nước giúp giữ độ ẩm cho cổ họng, hạn chế tình trạng cổ họng bị khô rát, dễ bị kích ứng dẫn đến ho kéo dài. Bên cạnh nước lọc, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước ép trái cây tươi giàu vitamin C như cam, chanh,… giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hạn chế sử dụng đồ ăn quá lạnh, đồ cay nóng chứa nhiều gia vị dễ gây kích ứng đến vùng họng gây ho.
  • Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Đây là những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ho.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày và sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn gây hại tồn tại trong răng miệng tấn công vùng họng gây ra bệnh ho.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thoáng khí để có thể loại bỏ các tác nhân gây hại như bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Xây dựng cho bản thân lối sống khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh ho.
  • Bạn có thể thường xuyên xông hơi vùng họng bằng các loại thảo dược thiên nhiên như bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,… Tinh chất trong các loại thảo dược này sẽ thấm vào thành họng có tác dụng sát khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn gây hại tại đường hô hấp.
Bổ sung nước ép trái cây tươi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng
Bổ sung nước ép trái cây tươi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng

Trên đây là thông tin về các loại bệnh ho thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân một cách tốt nhất. Tốt nhất, khi bị ho người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp, tránh để lâu gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 03/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *