Cách chẩn đoán bệnh qua các vị trí đau lưng chính xác

Tình trạng đau lưng là triệu chứng chỉ chung những cơn đau trên nhiều vị trí nằm quanh đốt sống lưng. Ở mỗi vị trí đau lưng đều phản ánh các dấu hiệu bệnh nhất định, hoặc đơn giản cơ đau phát sinh do chấn thương. Đau lưng do bệnh lý thường là cơn đau nửa mãn tính (6 đến 12) tuần hoặc mãn tính (trên 12 tuần).

Cách chẩn đoán bệnh qua các vị trí đau lưng chính xác
Có thể chẩn đoán bệnh lý thông qua các vị trí đau lưng đặc trưng

Đau lưng gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều biểu hiện và vị trí đau khác nhau như đau lưng trên, đau thắt lưng, đau lưng dưới,… Ở các vị trí cụ thể, cơn đau là biểu hiện của một số bệnh điển hình. Tình trạng đau lưng cấp tính thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sinh nở, ảnh hưởng từ lao động.

Chẩn đoán bệnh qua các vị trí đau lưng

Để chẩn đoán một cách chính xác những nguyên nhân gây đau lưng. Người bệnh có thể dựa vào biểu hiện tại các vị trí đau lưng sau đây:

Đau lưng trên

Lưng trên là bộ phận chịu ảnh hưởng từ những hoạt động của phần đầu, cổ và tay. Khi bị đau lưng trên, người bệnh thường cảm thấy nhức và đau khi chạm vào. Đây có thể là biểu hiện cơ bản của chứng căng cơ xảy ra khi người bệnh vận động quá mức, hoặc vận động sai tư thế. Ngoài ra cơn đau tạm thời xảy ra khi bệnh nhân đứng lâu, nâng vật nặng. do chấn thương nhẹ khi chơi thể thao,…

Đau lưng trên thường phản ánh các vấn đề ở cơ bắp, gân, dây chằng, các tổn thương ở mô mềm. Ngoài ra triệu chứng đau lưng trên còn là dấu hiệu lâm sàng của các bệnh lý sau:

– Bệnh phổi: Phần lớn những bệnh lý liên quan đến phổi như lao phổi, viêm phổi, phổi có khối u đều có dấu hiệu nhận biết là các cơn đau lưng trên bên trái. Những triệu chứng kèm theo gồm có: cơn ho dai dẳng, người bệnh xuất huyết phổi, khó thở, đau tức ngực, đau lưng trên…

Cách chẩn đoán bệnh qua các vị trí đau lưng chính xác
Đau lưng trên do bệnh phổi có thể kèm theo triệu chứng tức ngực và khó thở

– Giãn dây chằng cột sống ngang lưng: Đây là triệu chứng tạm thời thường xảy ra sau khi chơi thể thao, chấn thương từ công việc nặng nhọc hoặc bị tai nạn. Tình trạng đau lưng trên do giãn dây chằng khi không được điều trị khắc phục dễ tái phát, nghiêm trọng hơn là nguy cơ đứt dây chằng. Thời gian điều trị đứt dây chằng có thể kéo dài vài tháng

– Rối loạn khớp Sacroiliac (SI): Tình trạng rối loạn khớp SI (khớp nối giữa xương cùng và xương chậu hoặc xương hông và xương ở lưng) là vị trí đau lưng trên phổ biến. Triệu chứng thường xảy ra khi người bệnh vận động quá mức hoặc quá ít. Biểu hiên đặc trưng là các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói đột ngột và lặp lại nhiều lần.

– Viêm khớp điểm sườn: Đặc trưng của bệnh là những cơn đau ở vùng lưng trên. Nguyên nhân gây bệnh do các xương sườn được nối với một đốt sống ngực bị suy yếu. Từ đó hình thành các ổ viêm khiến bệnh nhân đau nhức và có cảm giác châm chích tại vùng bệnh.

Các vị trí đau lưng chính xác
Vị trí đau lưng trên có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người bệnh

Ngoài ra, vị trí đau lưng trên cũng tiềm ẩn các nệnh do nhiễm virus, cảm cúm hoặc những bệnh đường hô hấp gây ra.  Những người thường xuyên căng thẳng, lạm dụng thuốc hoặc thiếu canxi, thiếu ngủ cũng là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.

Đau lưng giữa

Vị trí đau lưng giữa thường liên quan đến tư thế ngủ nằm nệm, do ngủ giường cứng. Ngoài ra cơn đau cũng có thể xảy ra khi chơi thể thao, vận động quá sức. Đau lưng giữa cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

Loãng xương: Cơn đau ở giữa lưng phát triển khi cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Điều này khiến cấu trúc xương bị suy yếu, không tạo được tế bào xương mới thay thế cho xương cũ bị biến mất. Loãng xương dễ khiến người bệnh bị chấn thương và đau nhức ngay cả khi không vận động.

vị trí đau lưng giữa
Đau lưng giữa là biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến cột sống

Bệnh thận: Tình trạng đau lưng giữa là một dấu hiệu của bệnh thận. Kèm theo đó là những triệu chứng phụ như đau bụng, tiểu tiện thất thường, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, đau bụng dưới,… Nếu xuất hiện các biểu hiện trên, người bệnh cần đề phòng chứng thận hư, sỏi thận, nhiễm trùng.

Vẹo cột sống: Người bệnh cong vẹo cột sống có biểu hiện đặc trưng là cơn đau lưng giữa. Thông thường tình trạng này xảy ra khi phần xương cột sống bị vẹo, biến dạng khiến việc phân bổ sức ép không đồng đều. Cơn đau nhức vùng lưng do vẹo cột sống có thể rất nghiêm trọng và người bệnh khó có thể sinh hoạt trong tư thế bình thường.

Thoát vị đĩa đệm: Bệnh thoát vị đĩa đệm ở các đốt sống T9 – T12 gây đau tại vùng lưng giữa kèm theo cảm giác ngứa ran. Bệnh biến chứng nguy hiểm khi các nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm và chèn ép các rễ thần kinh và tủy sống gây ra đau đớn nghiêm trọng.

Viêm xương khớp: Đau lưng giữa cũng tiềm ẩn khả năng viêm xương khớp. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao niên. Khi các lớp sụn của khớp đã bị phá hủy hoặc mài mòn gây ra cọ xát, điều này sẽ khiến các cơn đau cấp tính quấy rầy người bệnh khi cử động.

Thoái hóa cột sống lưng: Thoái hóa đốt sống lưng là một triệu chứng của quá trình lão hóa xương khớp. Bệnh thường diễn ra nhanh và mạnh hơn đối với người lớn tuổi. Khi cấu trúc xương mỏng dần, khối lượng cơ giảm, lượng dịch bảo vệ khớp giảm dần gây ra cơn đau giữa lưng.

Đau thắt lưng (đau lưng dưới)

Vị trí đau lưng tại vùng thắt lưng hay gặp nhất trong đa số các trường hợp. Thắt lưng là khu vực nâng đỡ hầu như toàn bộ trọng lượng và các hoạt động thân trên. Do đó, cơn đau tại khu vực này có thể là chấn thương cơ học hoặc các bệnh xương khớp liên quan.

Đau lưng dưới có khuynh hướng kéo dài như một cơn đau liên tục. Bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng dữ dội hoặc đau âm ỉ. Đối với nam giới , đau thắt lưng thường là dấu hiệu của bệnh về thận và tiền liệt tuyến. Ngoài ra triệu chứng cũng là hậu quả của việc lao động nặng, khiêng vác nặng.

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ rất hay gặp trong thời kì mang thai do sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung sẽ gây áp lực lên các dây chằng, xương vùng thắt lưng. Những tháng cuối thai kì bà bầu sẽ càng cảm thấy đau vùng thắt lưng nhiều hơn, đau buốt thắt lưng và đau âm ỉ xung quanh thắt lưng.

– Bệnh lý về thận: Những bệnh lý suy yếu chức năng thận như: sỏi thận, thận hư… đều gây ra tình trạng đau thắt lưng. Khi hoạt động chức năng thận suy giảm, thận bị mất cân bằng muối, mất cân bằng điện giải sẽ gây ra tình trạng ứ dịch. Một trong số những biến chứng của bệnh thận là đau mỏi thắt lưng và đau bụng dưới.

vị trí đau lưng dưới
Đau thắt lưng kèm theo đau bụng dưới, tiểu tiện đau rát là dấu hiệu bệnh thận

– Loét dạ dày hoặc tá tràng:  Vị trí đau lưng tại vùng thắt lưng cũng phản ánh các bệnh liên quan đến dạ dày tá tràng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo triệu chứng viêm loét dạ dày hoặc tá tràng. Nếu người bệnh có biểu hiện đau ở giữa lưng, kèm theo đầy hơi, sụt cân, đại tiện thất thường nên cảnh giác trước nguy cơ mắc bệnh lý này.

Tuyệt đối không tự tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm vì chúng sẽ làm nghiêm trọng hơn vết loét hoặc làm chảy máu dạ dày.

– Đau thắt lưng do mang thai: Đau thắt lưng ở phụ nữ mang thai và sau sinh xảy ra phổ biến. Đối với thai phụ được gây tê cột sống thì đây chính là tác dụng phụ của thuốc gây tê. Cơn đau này có thể biến mất sau khi người bệnh có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

– Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là bệnh lý cơ bản gây ra nhiều cơn đau trên toàn bộ cơ thể, trong đó có đau vùng thắt lưng.  Tình trạng viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến sụn và xương dưới sụn khiến người bệnh đau nhức mỗi khi cử động cột sống.

Viêm xương khớp cũng là triệu chứng ban đầu của bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm khi các gai xương được hình thành và chèn ép các dây thần kinh chạy dọc cột sống lưng. Biến chứng nghiêm trọng của viêm xương khớp gây ra các cơn đau dữ dội, lan xuống cả mông, đầu gối. Bệnh nhân thậm chí có thể bị biến dạng cột sống nếu không điều trị sớm.

– Thoát vị đĩa đệm: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những cơn đau tại vị trí thắt lưng. Vị trí thoát vị chủ yếu từ đốt sống L1 – L5. Bệnh phát triển do chấn thương, khiêng vác nặng, hoặc do biến chứng của viên xương khớp và thoái hóa đốt sống.

vị trí đau lưng dưới
Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm do thói quen ngồi nhiều, vận động sai tư thế
Do vùng thắt lưng là vị trí phải chịu nhiều áp lực hơn so với các vùng xương khớp khác. Điều này cũng là cấu trúc đĩa đệm bị thoái hóa, nứt và lệch ra khỏi vị trí cơ bản tại đốt sống, chèn ép. Trường hợp nghiêm trọng phải kể đến là đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức và tê liệt tạm thời.

– Loãng xương: Đau thắt lưng là một biểu hiện cơ bản của bệnh loãng xương. Bệnh lý xảy ra chủ yếu ở độ tuổi trung niên và phát triển âm thầm. Do đó chỉ khi bệnh phát triển nghiêm trọng thì người bệnh mới phát hiện và thăm khám. Đến lúc này cấu trúc xương lỏng lẻo, dễ bị nứt, thoái hóa và gây ra những cơn đau dữ dội.

Đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng xu hướng bệnh trẻ hóa về độ tuổi. Đây cũng là bệnh lý đặc thù ở người làm việc văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động. 

Đau lưng dưới gần mông

Vị trí đau lưng dưới gần hông thường bị nhầm lẫn với các cơn đau thắt lưng. Vị trí này nằm trên xương chậu, nơi thường chịu áp lực chuyển động và uốn dẻo được, hỗ trợ hoạt động xoay hông khi di chuyển.

Hầu hết các cơn đau tại vị trí này là kết quả của chấn thương dây chằng, cơ, các khớp hoặc đĩa đệm. Nếu như xảy ra do bệnh lý, cơn đau có thể lan xuống mông và chân khi đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh.

Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân đau lưng mãn tính tại vị trí cuối cùng của đốt sống lưng. Bệnh thần kinh tọa là những tổn thương tại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Khi dây thần kinh này bị chèn ép sẽ gây đan lan từ mông xuống đùi, chân và ngón chân. Bệnh tiến triển nặng có thể gây tê liệt và mất cảm giác ở chi dưới.

vị trí đau lưng dưới gần mông
Cơn đau lưng gần mông lan xuống đùi là biểu hiện đặc trưng của bệnh thần kinh tọa

Đau dây thần kinh liên sườn: Các cơn đau ở hệ thống dây thần kinh liên sườn khác với dây thần kinh tọa về chiều dài và vị trí. Đặc trưng của bệnh là cơn sốt về chiều, người bệnh mệt mỏi, sút cân và hay tái phát đau nhức tại vị trí lưng dưới cùng.

Bệnh thận và đau ruột thừa: Vị trí đau lưng dưới gần mông là một dấu hiệu của bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản và bệnh viêm ruột thừa. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ trong nhiều giờ, người bệnh thường bị đau dữ dội đến sốt nhẹ sau đó.

Hội chứng kích thích ruột: Một bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Mắc phải bệnh lý này, đại tràng người bệnh bị kích thích tăng khả năng co bóp khi căng thằng. Những biểu hiện kèm theo như đau bụng, tiêu chảy, và đau đầu có thể xuất hiện song song.

Lạc nội mạc tử cung: Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ là biểu hiện của bệnh phụ khoa lạc nội mạc tử cung. Bệnh lý xảy khi lượng máu sẽ bị chảy ngược trở lại gây ra các cơn đau vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung. Cơn đau đặc trưng tại vùng xương chậu và có thể lan ra sau lưng.

Nhiễm trùng tiết niệu (UTI): Bệnh xảy ra ở cả nam giới và nữ giới do sự xâm nhập của vi khuẩn và niệu đạo. Bệnh ảnh hưởng gây ra các cơn đau tại lưng dưới và bụng dưới. Người bệnh thường buồn tiểu nhưng tiểu ít, tiểu tiện ra máu, nước tiểu màu vàng, có mùi hôi, kèm theo cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.

Viêm tụy: Đa số các trường hợp viêm tụy xảy ra ở nam giới, do thói quen uống bia rượu thường xuyên gây tổn thương tụy. Do cấu tạo nằm sát với dạ dày, khi tụy bị viêm có thể gây ra cơn đau lan sang bụng và vùng lưng dưới gần môn bên trái.

Phương pháp giảm đau lưng hiệu quả

Đối với những vị trí đau lưng phản ánh bệnh lý nói trên, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân tại chuyên khoa Xương khớp để được hướng dẫn điều trị. Bệnh nhân không nên trông chờ vào tác dụng của thuốc giảm đau. Tự ý dùng thuốc giảm đau lâu dài có thể khiến tình trạng đaunhức trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên tuân thủ chỉ định bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Phương pháp điều trị bảo tồn luôn được ưu tiên để khắc phục các cơn đau nhức xương khớp nói chung. Kết hợp sử dụng thảo dược chườm nóng, tập luyện vật lý trị liệu để làm dịu bớt các cơn đau lưng có thể mang lại sự cân bằng để giảm đau.

Bệnh nhân có thể tham khảo các phương pháp giảm đau tại nhà dưới đây. Sau đó, nếu không nhận thấy chuyển biến tích cực mới nên cân nhắc sử dụng thuốc tân dược:

Chườm nóng

Chườm nóng mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng với trường hợp căng cơ, giãn cơ, đau nhức do chấn thương… Sử dụng thảo dược, muối, cám gạo hoặc cơm để chườm nóng được dân gian áp dụng lâu đời. Phương án đặc biệt có hiệu quả tốt đối với những bệnh nhân bị đau cột sống nói chung.

điều trị đau lưng
Tập vật lý trị liệu, chườm nóng, giác hơi là các cách giảm đau lưng tức thì

Giác hơi

Phương pháp giác hơi phù hợp với vị trí đau lưng tại hai bên cột sống. Tác dụng của nhiệt sẽ giúp đánh tan những cơn đau rất hiệu quả. Người bệnh nên thực hiện giác hơn 2 lần một ngày vào buổi tối và sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên giác hơi sẽ không phù hợp với người bệnh cao tuổi hoặc những đối tượng đang bị cảm sốt, thể trạng yếu.

Sử dụng thảo dược

Có nhiều phương pháp dân gian điều trị đau lưng nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung. Trong đó những loại thảo dược thường được sử dụng là lá lốt, mắc cỡ, tía tô, ngải cứu… Trong Y học dân tộc, nhóm thảo dược có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả, phù hợp trong điều trị đau lưng ở giai đoạn cơ bản.

Chỉ cần dùng thảo dược đem giã nát và đem đun sôi. Sau đó dùng nước uống hàng ngày còn phần bã thì đắp trực tiếp vào vùng lưng trên ở giữa bị đau. Thực hiện kiên trì trong 1 – 2 tháng sẽ giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả.

Một số lưu ý giảm đau lưng tại nhà

  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu chưa nhận được chẩn đoán chính xác từ người bệnh. 
  • Trường hợp bị đau lưng do căng cơ hoặc đau dây thần kinh, người bệnh không ngồi một chỗ quá lâu và dành thời gian cho việc nghỉ ngơi.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, tập yoga để giảm đau theo hướng dẫn của chuyên gia.
  • Hạn chế các hoạt động thể thao mạnh, đi bộ hoặc bơi lội sẽ an toàn hơn đối với người bệnh đau lưng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, hạn chế món ăn chiên xào, thức ăn nhanh.
  • Tránh xa chất kích thích, cà phê, thuốc lá trong thời gian điều trị đau lưng.

Đau lưng trên là triệu chứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở mỗi vị trí đau lưng phản ánh những vấn đề riêng biệt, do đó người bệnh cần xác định rõ mình bị đau do đâu sau đó mới đảm bảo phương pháp điều trị đúng đắn. 

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *