Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng có thể là một trong những thách thức lớn đối với người nhà không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, đây chính là biện pháp hữu ích giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống đối với người thân yêu của bạn. Vì vậy, để biết cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng, các bạn nên tham khảo các Tips sau đây.

Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Hành động chăm sóc của người nhà đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bệnh hồi phục nhanh

Theo số liệu thống kê của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ cho biết, có hơn 85% người già trên 60 tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Và con số này đang được dự đoán tăng lên. Đặc biệt, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi. Điều này cho thấy, có rất nhiều người sẽ là người chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh hoặc cũng có thể tự mình đối phó với tình trạng đau nhức do bệnh gây nên.

Theo các chuyên gia, thoái hóa cột sống thắt lưng thường gây đau nhức dữ dội. Tình trạng đau này thường gây ảnh hưởng đến hông, mông, đầu gối, bàn chân và các ngón chân. Do đó, để vô hiệu hóa triệu chứng khó chịu này và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, bên cạnh việc người bệnh áp dụng điều trị chuyên khoa, cách chăm sóc của người nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng hồi phục bệnh.

Hiểu đúng tình trạng bệnh trước khi bắt đầu chăm sóc 

Một trong những điều bạn có thể làm khi chăm sóc người nhà bị thoái hóa cột sống thắt lưng là nên hiểu đúng tình trạng bệnh của họ. Việc nắm rõ tình huống bệnh sẽ giúp bạn xác định người bệnh cần hỗ trợ những gì. Cụ thể, người thân của bạn mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cột sống và các chi dưới.

Khi đó, họ thường cảm thấy đau nhức và khó khăn khi thực hiện các hoạt động như cúi gập người, cúi người để mang tất hay với. Ngoài ra, bệnh còn khiến người bệnh khó di chuyển ra khỏi giường sau khi ngủ dậy hoặc thường ngồi trong thời gian dài. Lúc này, họ sẽ cần sự trợ giúp từ bạn để thực hiện các hoạt động thường ngày.

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng
Một trong những cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng hiệu quả là cần hiểu đúng về bệnh và cảm xúc người bệnh trải qua

Ngoài việc hiểu rõ về những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe, bạn cũng cần nắm rõ cảm xúc của người bệnh. Thông thường, người đang bị thoái hóa cột sống thắt lưng thường trải qua cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng ngay cả khi họ đã ăn uống đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. 

Bên cạnh đó, triệu chứng đau nhức, co cứng khớp gây khó khăn khi vận động diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thường khiến họ sinh ra cảm giác sợ hãi và lo lắng. Lâu dần, nếu bệnh không được kiểm soát, nguy cơ xảy ra trầm cảm thường khá cao. Và đây chính là nguyên nhân khiến bệnh thêm tồi tệ và khó điều trị. 

Vì vậy, để giúp khắc phục bệnh hiệu quả, người chăm sóc nên hiểu rõ về bệnh và cảm xúc của người bệnh. Cách làm này sẽ giúp các bạn biết cách sắp xếp đồ dùng của bệnh nhân ở vị trí phù hợp, tiện sử dụng khi cần thiết, đồng thời trấn an người bệnh để họ an tâm điều trị. Có như vậy, bệnh mới nhanh chóng được đẩy lùi.

Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc người bệnh bị thoái hóa cột sống thắt lưmng thường được nhân viên y tế chia sẻ và khuyến khích người nhà bệnh nhân nên ghi nhớ nhằm mục đích giúp người bệnh tăng khả năng bình phục.

1. Có chế độ ăn lành mạnh và khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất thật sự cần thiết đối với người bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Việc chú trọng khẩu phần ăn giàu chất xơ và ít chất béo bão hòa sẽ giúp giảm cân và hỗ trợ làm giảm áp lực lên cột sống lưng. Từ đó giúp giảm đau và giúp khớp vận động dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm như vitamin C, E, Acid Omega – 3… có thể giúp làm giảm triệu chứng viêm và giảm đau do thoái hóa cột sống thắt lưng gây nên. Do đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu hoạt chất này vào khẩu phần ăn hàng ngày cho người bệnh.

Một số thực phẩm nên tăng cường trong chế độ ăn uống như:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi,…
  • Thực phẩm chứa canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua uống, phô mai, yaourt,…)
  • Rau lá xanh đậm như cải xoăn, rau bina, súp lơ,…
  • Trái cây: Cam, bưởi, mận,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Đậu lăng, đậu đen,…
  • Thịt trắng

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, bạn nên tránh cho người bệnh sử dụng các sản phẩm dưới đây để tránh tình trạng bệnh chuyển nặng.

  • Thức ăn, nước uống chứa chất ngọt như coca cola, bánh ngọt,…
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia hoặc caffein
  • Thức ăn chứa nhiều muối như thịt xông khói, xúc xích,…
  • Đồ hộp, thức ăn cay nóng và thức ăn nhanh, bao gồm gà rán, khoai tây chiên,…
Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên kiêng cà phê
Cà phê không tốt đối với sức khỏe của người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

2. Tập thể dục

Nghỉ ngơi là phương pháp giúp cột sống tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên, việc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi mà kiêng các loại vận động thường ngày sẽ khiến chức năng của hoạt động của các đốt sống mất dần. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây teo cơ và gây biến dạng khớp dẫn đến liệt.

Do đó, để ngăn ngừa vấn đề này xảy ra, bên cạnh việc khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, bác sĩ cũng khuyến khích người chăm sóc nên cho người bệnh vận động với các bài tập nhẹ nhàng. Bởi tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày có thể giúp giảm đau. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, giúp duy trì khả năng vận động của khớp.

Thêm vào đó, các bài tập thể dục còn giúp xương chắc khỏe, tăng cường cơ bắp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, là người chăm sóc, các bạn nên khuyến khích người bệnh tập luyện. Một số môn thể thao phù hợp với người bị thoái hóa cột sống thắt lưng như bơi lội, yoga hoặc đi bộ,…

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện, người chăm sóc cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu về các kỹ thuật và bài tập mà người bệnh có thể thực hiện. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ những chấn thương hoặc đau đớn có thể xảy ra khi rèn luyện.

3. Giảm đau bằng các biện pháp vật lý trị liệu

Để giúp người bệnh đối phó với cơn đau nhức do thoái hóa cột sống thắt lưng gây nên, các bạn có thể áp dụng cách cách giảm đau đơn giản sau đây:

  • Sử dụng túi chườm nóng: Cách làm này khá an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến bệnh và sức khỏe. Để giảm đau và sưng viêm ở cột sống cho người nhà, các bạn chỉ cần cho nước nóng và túi chườm rồi đặt lên khu vực bị đau khoảng 15 phút. Nhiệt độ nóng sẽ giúp các khớp và cơ bắp thư giãn, đồng thời giúp máu lưu thông, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, bạn nên chú ý không nên chườm nước quá nóng trong thời gian quá dài (> 20 phút) để tránh nhiệt độ gây kích ứng dây thần kinh cảm giác dưới da.
  • Chườm lạnh: Có tác dụng tương tự như chườm nóng, giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, thay vì sử dụng nước nóng bạn dùng đá cho vào túi chườm và đắp lên vị trí đau. Thời gian chườm không quá 20 phút nhằm tránh trường hợp da bị bỏng lạnh. Bên cạnh dùng đá, các bạn cũng có thể dùng túi đậu Hà Lan hoặc khoai tây cấp đông chườm lên cột sống thắt lưng, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh
  • Massage: Việc sử dụng một lực vừa phải từ tay xoa bóp tại vị trí thắt lưng sẽ giúp làm lưu thông máu, làm ấm khớp. Từ đó giúp kiểm soát triệu chứng đau và tê bì. Để tăng tính hiệu quả, các bạn có thể massage bằng dầu tràm, khuynh diệp,… 
Massage chữa thoái hóa cột sống thắt lưng
Massage giúp kích thích máu lưu thông, giúp giảm đau do thoái hóa cột sống thắt lưng gây nên

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể tác động làm tăng hoặc giảm triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tiến triển theo hướng xấu, người chăm sóc nên khuyên người bệnh nên duy trì những thói quen lành mạnh sau đây:

  • Nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Không nên thức khuya. Tốt nhất nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày
  • Không nên mang vác vật nặng. Trong trường hợp bắt buộc nên áp dụng tư thế nâng bằng đôi chân (dạng chân qua vật, gập gối và không được cong lưng) để mang vật nhằm giảm bớt áp lực lên cột sống, tránh chấn thương
  • Tránh di chuyển nhanh, mạnh hoặc thay đổi hướng đột ngột
  • Không nên ngồi quá lâu. Bạn nên nhắc nhở người nhà nên đứng dậy đi lại 3 – 5 phút sau 1 – 2 tiếng ngồi. Bên cạnh đó, khi ngồi nên giữ thẳng lưng và cổ
  • Hạn chế hút thuốc lá
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ và thoải mái

Với các cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng nêu trên sẽ giúp bạn giảm bớt bối rối khi có người nhà mắc bệnh. Việc tuân thủ đúng các Tips gợi ý trên không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh mà còn tăng cường sức khỏe cho người thân. Tuy nhiên, các bạn đừng quên đưa người nhà tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Đây là cách tốt nhất giúp bạn có thể đánh giá mức độ hồi phục bệnh của người thân. Đồng thời giúp bác sĩ theo dõi và kịp thời xử lý các vấn đề sức khỏe liên quan.

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc, người bệnh cũng cần khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để xử lý bệnh triệt để, ngăn ngừa các biến chứng xấu tới xương khớp, sức khỏe.

Đánh bại thoái hóa cột sống thắt lưng nhờ bài thuốc Nam gia truyền 150 năm – Xương khớp Đỗ Minh

Xương khớp Đỗ Minh là bài thuốc ra đời, được ứng dụng trong điều trị thoái hóa cột sống từ 150 năm nay. Bài thuốc đã chứng minh được hiệu quả ưu việt, đánh bật bệnh chỉ sau 3 – 5 tháng điều trị. Đây là giải pháp được hàng nghìn người, trong đó có nghệ sĩ Xuân Hinh lựa chọn và nhiều tờ báo uy tín đưa tin, đánh giá cao.

XEM NGAY: Hành trình chữa khỏi bệnh xương khớp của NS.Xuân Hinh nhờ phác đồ điều trị tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Xương khớp Đỗ Minh và nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nhiều tờ báo uy tín đưa tin, đánh giá cao
Xương khớp Đỗ Minh và nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nhiều tờ báo uy tín đưa tin, đánh giá cao

Công thức bài thuốc là sự tổng hòa của 5 phương thuốc nhỏ: Thuốc đặc trị xương khớp Thuốc bổ gan giải độc Thuốc bổ thận hoạt huyết Thuốc kiện tỳ ích tràng Thuốc xoa bóp.

Sự kết hợp của 5 bài thuốc nhỏ trên giúp mang lại hiệu quả điều trị toàn diện: Vừa khu phong, tán hàn, loại bỏ triệu chứng đau nhức do thoái hóa; vừa bổ gan, bổ thận, kiện tỳ, nâng cao sức đề kháng và phòng bệnh tái phát triệt để.

Bên cạnh bài thuốc đặc trị, người bệnh còn có thể được chỉ định áp dụng vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt) giúp tác động tới bệnh toàn diện TỪ TRONG RA NGOÀI, gia tăng hiệu quả điều trị.

Phác đồ kiềng ba chân giúp xử lý bệnh xương khớp từ trong ra ngoài nhanh chóng
Phác đồ kiềng ba chân giúp xử lý bệnh xương khớp từ trong ra ngoài nhanh chóng

Ngoài ra, Xương khớp Đỗ Minh còn là bài thuốc vừa HIỆU QUẢ vừa AN TOÀN nhờ sử dụng 50 – 60 loại thảo dược lành tính. Toàn bộ vị thuốc đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, an toàn cho mọi đối tượng.

Nhờ những ưu điểm vượt trội kể trên, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh đã giúp hàng nghìn người khỏi hẳn các bệnh lý về xương khớp. Thống kê cho thấy:

Tỷ lệ người bệnh điều trị bệnh xương khớp thành công nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
Tỷ lệ người bệnh điều trị bệnh xương khớp thành công nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Sự thành công của bài thuốc là yếu tố quan trọng giúp nhà thuốc Đỗ Minh Đường nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017 và “Top 20 thương hiệu nổi tiếng” năm 2020.

ĐỪNG BỎ QUA: 5 lý do khiến Đỗ Minh Đường trở thành địa chỉ vàng cho bệnh nhân xương khớp

Người bệnh có nhu cầu khám và chữa thoái hóa cột sống thắt lưng tại Đỗ Minh Đường, vui lòng liên hệ:

⇒ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *