Top 3 cách chữa bệnh sỏi gan hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có 3 cách chữa bệnh sỏi gan phổ biến, hiệu quả gồm Tây y, Đông y và chữa tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh đau đầu không biết lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp. Dưới đây là một số thông tin về từng cách chữa giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể, từ đó đưa ra quyết định chính xác.

Sỏi gan hay sỏi đường mật trong gan là bệnh lý phổ biến nhưng nguy hiểm. Nếu không chữa kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Tổn thương gan, viêm gan, xơ gan, áp xe gan, nhiễm trùng máu, viêm mủ đường mật… Thậm chí là ung thư gan, ung thư mật, đe dọa đến tính mạng.

Cách chữa bệnh sỏi gan hiệu quả được nhiều người áp dụng
Sỏi gan là bệnh khó chữa vì hay tái phát, cấu trúc đường mật phức tạp

Việc chữa trị bệnh sỏi đường mật trong gan tương đối phức tạp và khó khăn. Bởi sỏi gan nằm ở vị trí hiểm hóc, hay tái phát, đường mật gấp khúc và nhỏ.  Không phải lúc nào cũng áp dụng được các biện pháp can thiệp, đặc biệt là khi sỏi nhiều, nằm rải rác hoặc nằm sâu trong nhu mô gan. Nếu can thiệp không đúng kỹ thuật hoặc nhiều lần, có thể làm ảnh hưởng đến bộ phận khác.

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp phù hợp thì có thể khắc chế và khỏi bệnh hoàn toàn.

Hiện nay, có 3 cách chữa bệnh sỏi gan phổ biến gồm: Tây y, Đông y và chữa tại nhà. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng biệt. Dưới đây là thông tin của từng biện pháp, bạn đọc có thể tham khảo để lựa chọn cho mình cách chữa phù hợp.

1. Chữa bệnh sỏi gan bằng Tây y

Tùy theo mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật.

  • Dùng thuốc Tây y

Với trường hợp bệnh sỏi gan nhẹ, kích thước sỏi dưới 5mm, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và theo dõi định kỳ. Một số bệnh nhân sẽ được kê toa kèm thuốc uống.

Vậy bị sỏi gan uống thuốc gì? Dưới đây là những loại thuốc tân dược thường dùng để điều trị:

– Thuốc làm tan sỏi đường uống: Ursodeoxycholic acid (Actigall), Chenodeoxycholic acid (Chenodal). Những loại thuốc này có bản chất là acid mật, có tác dụng bào mòn sỏi, ức chế sản xuất Cholesterol ở gan.

– Thuốc điều trị triệu chứng: Dùng trong trường hợp có biến chứng viêm nhiễm, gây đau nhức. Gồm những loại thuốc sau:

+ Thuốc giảm đau: Visceralgin, Papaverin… có công dụng làm giãn cơ, giảm co thắt, giảm đau.

+ Thuốc kháng sinh: Aminosid, Quinolon… có tác dụng giảm nhiễm khuẩn.

+ Thuốc kháng viêm: Alpha chymostrypsin… có tác dụng giảm viêm nhiễm.

Thuốc Tây giảm triệu chứng nhanh nhưng hiệu quả không triệt để, dễ gây tác dụng phụ
Thuốc Tây giảm triệu chứng nhanh nhưng hiệu quả không triệt để, dễ gây tác dụng phụ

Ưu điểm: Thuốc giúp giảm triệu chứng nhanh, kháng viêm tốt, dễ sử dụng.

Nhược điểm:

+ Thuốc tan sỏi đường uống chỉ có tác dụng với sỏi Cholesterol kích thước nhỏ, sỏi chưa bị canxi hóa, chưa có biến chứng. Đối với sỏi Bilirubin (sỏi sắc tố mật) gần như không có tác dụng. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng dài, tùy thuộc vào kích thước sỏi mà có thể vài tháng hoặc vài năm.

+ Thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ như táo bón, mệt mỏi, đau dạ dày…

+ Hiệu quả không triệt để, nguy cơ tái phát bệnh cao.  

  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)

Đây là một kỹ thuật nội soi dùng để điều trị các vấn đề về ống tụy, ống mật, và túi mật. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp sỏi gan mật lớn hơn 5mm. ERCP sẽ giúp kéo sỏi trôi xuống tá tràng, làm giảm áp lực trong hệ thống đường mật và loại bỏ sỏi dễ dàng hơn. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện từ 30 – 60 phút.

Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ, có gắn camera đưa qua miệng bệnh nhân, đi xuống thực quản, dạ dày và ruột non – nơi có lỗ của đường mật. Bơm thuốc cản quang để chụp hình đường mật.

Sau khi xác định được tình trạng bệnh, số lượng, kích thước sỏi, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật phù hợp như sinh thiết, tán sỏi, lấy sỏi, đặt ống stent… Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng chỉ phù hợp với bệnh nhân chưa bị hẹp đường mật.

Ưu điểm: Nhanh, ít xâm lấn, giải quyết nhanh dịch mật bị ứ trệ.

Nhược điểm:

+ Người bệnh dễ bị chướng bụng, buồn nôn, tê tại vùng họng sau khi thực hiện.

+ Có thể gặp biến chứng như: Chảy máu đường mật, viêm đường mật, tổn thương đường mật, thủng tá tràng, viêm tụy…

  • Nội soi tán sỏi qua da

Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng tại nhiều bệnh viện lớn. Các bác sĩ sẽ tạo một đường có kích thước rộng 3 – 5mm, từ ngoài xuyên qua thành bụng, tới ống mật chủ và nhu mô gan.

Sau đó, máy tán sỏi laser công suất lớn sẽ kiểm tra toàn bộ đường mật, túi mật. Những nơi có sỏi sẽ được tán nhỏ và hút ra ngoài, bơm rửa để lấy sạch cặn sỏi còn sót lại.

Ưu điểm: Có thể trị sỏi triệt để, thời gian phục hồi nhanh.

Nhược điểm:

+ Đòi hỏi phải thực hiện ở bệnh viện lớn, với trang thiết bị y tế hiện đại và bác sĩ chuyên môn cao.

+ Có tác dụng cao với sỏi túi mật. Đối với sỏi đường mật tỷ lệ thành công thấp.

+ Có thể gây biến chứng như tụ máu, tổn thương nhu mô gan, chảy máu đường mật…

Nội tán sỏi qua da có thể trị bệnh triệt để nhưng dễ gây tụ máu, tổn thương nhu mô gan...
Nội tán sỏi qua da có thể trị bệnh triệt để nhưng dễ gây tụ máu, tổn thương nhu mô gan…
  • Phẫu thuật mổ hở (mổ lấy sỏi)

Là một trong các biện pháp chữa sỏi gan mật kinh điển, được áp dụng trong trường hợp sỏi lớn, có biến chứng, không thể nội soi tán sỏi. Phương pháp mổ hở phối hợp nhiều kỹ thuật hiện đại, giúp người bệnh loại bỏ hoàn toàn sỏi trong gan.

Sỏi gan có thể được lấy ra bằng nong, rọ, đặt stent, tán sỏi nội soi qua ống mềm…

Ưu điểm: Loại bỏ sỏi gan triệt để.

Nhược điểm:

+ Thời gian phục hồi chậm

+ Yêu cầu kỹ thuật cao

+ Không thực hiện cho người bị bệnh tim mạch, rối loạn đông máu.

  • Phẫu thuật cắt một phần gan

Khi tất cả các biện pháp trên không thể tiến hành, hoặc đã thực hiện nhưng không có kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần gan. Phương pháp này còn được tiến hành trong trường hợp sỏi nhiều và nằm quá sâu trong nhu mô gan, đường mật bị chít hẹp do xơ hóa, bệnh gây biến chứng chảy máu, áp xe đường mật…

Ưu điểm: Loại bỏ hoàn toàn sỏi trong gan.

Nhược điểm: Do một phần của gan bị cắt nên các chức năng như thải độc, sản xuất dịch mật… bị suy giảm.

2. Đông y chữa sỏi gan

Song song với sự phát triển của y học hiện đại, y học cổ truyền vẫn có chỗ đứng nhất định và được nhiều người tin tưởng sử dụng. Các bài thuốc Đông y được lưu truyền từ nhiều năm, đến nay vẫn được áp dụng và cho hiệu quả tốt.

Đông y trị bệnh theo hướng bảo tồn, lấy sỏi trong gan mật không cần phải phẫu thuật. Cơ chế của thuốc là đào sâu tận bên trong, trị bệnh từ gốc, bổ gan, lợi mật, tác động toàn diện hệ thống gan mật để cơ thể tự đào thải sỏi ra ngoài. Thành phần của thuốc Đông y từ tự nhiên, được gia giảm theo tỉ lệ phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh.

Thuốc Đông y chữa bệnh sỏi gan từ gốc, an toàn và hiệu quả
Thuốc Đông y chữa bệnh sỏi gan từ gốc, an toàn và hiệu quả

Các loại thảo dược Đông y thường dùng để trị sỏi gan mật chứa lượng kháng sinh tự nhiên cao, có tác dụng giảm triệu chứng, kháng viêm, kháng khuẩn, bổ gan mật, tăng cường vận động đường mật, tẩy sỏi. Có thể kể đến một số dược liệu như:

+ Diệp hạ châu: Giải độc, tiêu viêm, tán ứ.

+ Nhân trần: Thanh nhiệt, tăng cường chức năng gan, thúc đẩy sản xuất dịch mật     

+ Kim tiền thảo: Tăng khả năng bài tiết dịch mật, tăng cường vận động đường mật, bào mòn sỏi, kháng viêm.

+ Sài hồ: Kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ và cải thiện chức năng gan.

Ưu điểm:

– An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.

– Hiệu quả cao và bền vững.

– Nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Nhược điểm:

– Hiệu quả chậm, thời gian điều trị lâu dài

– Tốn thời gian và công sức sắc thuốc.

– Thuốc Đông y có vị đắng khó uống.

3. Cách chữa sỏi gan mật tại nhà

Đối với những người mới bị sỏi gan, kích thước sỏi nhỏ, chưa có biến chứng, triệu chứng nhẹ, có thể áp dụng cách chữa tại nhà. Để loại bỏ sỏi, mọi người cần uống nhiều nước, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đồng thời áp dụng một số bài thuốc dân gian sau:

+ Tẩy sỏi gan bằng quả dứa: Lấy 1 quả dứa và gọt vỏ. Khoét lỗ và cho vào khoảng 0,3g phèn chua. Sau đó cho thêm nước vào và đậy nắp, đun khoảng 3 giờ. Uống nước dứa và ăn dứa hàng ngày. Thực hiện liên tục 7 ngày.

Dứa có tác dụng tẩy sỏi hiệu quả
Dứa có tác dụng tẩy sỏi hiệu quả

+ Chữa sỏi gan mật bằng chanh và dầu oliu: Nhịn ăn 12 giờ trước khi thực hiện. Uống 1 thìa nước cốt chanh và 4 thìa dầu oliu. Lặp lại 8 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút.

+ Chữa sỏi gan mật bằng quả đu đủ xanh: Lấy 1 quả đu đủ còn non, cắt đầu và đuôi, bỏ hạt, giữ nguyên vỏ. Cho một ít muối vào trong và nấu cách thủy khoảng 20 – 30 phút. Để nguội và ăn hết cả vỏ. Mỗi ngày ăn 1 quả, sử dụng liên tục trong 1 tuần.

Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh còn có thể áp dụng cách chữa từ giấm táo và nước ép táo; hoa đu đủ đực, quả sung, bồ công anh…

Ưu điểm: Lành tính, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm.

Nhược điểm:

+ Hiệu quả thấp, bệnh dễ tái phát.

+ Không có kiểm chứng khoa học, chỉ mang tính truyền miệng.

Những lưu ý trong quá trình chữa bệnh sỏi gan

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao và nhanh chóng, trong quá trình chữa bệnh mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây tươi, chất béo thực vật… Nên kiêng đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đạm động vật, thực phẩm nhiều đường và nhiều muối, không uống rượu, bia…

– Ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống, tái.

– Uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày)

– Ăn đúng giờ, không bỏ bữa (nhất là bữa sáng).

– Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục để tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe, tăng vận động đường mật… Người bệnh nên tập các môn thể dục như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga.

Trên đây là 3 cách chữa bệnh sỏi gan phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Mỗi phương pháp có thế mạnh và hạn chế riêng, do đó tùy vào điều kiện, tình trạng bệnh mà mọi người xem xét lựa chọn cách chữa phù hợp.

Ngày Cập nhật 19/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *