Top 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả

Chườm nóng, massage, ngủ đúng tư thế, sử dụng bài thuốc nam,… là những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được rất nhiều người áp dụng để đẩy lùi triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra, giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng đời sống.

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

Top 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà an toàn và hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lê hệ thống dây chằng và rễ thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm rất an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

Chườm nóng

Chườm nóng để chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả. Nhiệt độ nóng từ úi chườm sẽ có tác dụng làm thư giãn các đốt sống, hạn chế gây chèn ép lên các dây thần kinh ở đĩa đệm, từ đó cơn đau nhức sẽ thuyên giảm một cách nhanh chóng. Đồng thời, chườm nóng còn có khả năng làm giảm sự tắc nghẽn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể, từ đó oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho xương khớp sẽ nhiều hơn, có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh. Cách chườm nóng chữa thoát vị đĩa đệm rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:

  • Túi chườm nóng
  • Nước nóng 70 độ C

– Cách thực hiện:

  • Cho nước nóng vào trong túi chườm, sử dụng gối kê cao vùng bị thoát vị đĩa đệm.
  • Sử dụng túi chườm nhẹ lên vùng bị thoát vị đĩa đệm trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Người bệnh chỉ nên thực hiện chườm 1 lần/ngày trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng giảm đau, giúp cơ thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Thường xuyên massage

Massage chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng hạn chế tình trạng căng cứng của xương khớp, giúp làm giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra. Các động tác xoa, bóp, lăn, day trong massage có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể.

Nếu người bệnh thường xuyên massage thì hệ thống cơ, dây chằng và thần kinh ở vùng địa đệm bị tổn thương sẽ được phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, chất nhờn sẽ được tiết ra nhiều hơn giúp hoạt động của xương khớp trở nên linh hoạt và hạn chế tình trạng khô khớp. Một số động tác thường được sử dụng trong massage để chữa thoát vị đĩa đệm là:

Massage có tác dụng làm thư giãn và giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây ra rất hiệu quả
Massage có tác dụng làm thư giãn và giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây ra rất hiệu quả
  • Xoa: Sử dụng các đầu ngón tay xoa bóp lên vùng xương khớp bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Thực hiện xoa bóp theo ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút.
  • Bóp: Dùng ngón cái làm điểm tựa và sử dụng các ngón tay còn lại bóp vào vị trí đau nhức với một lực vừa phải, bóp liên tục trong khoảng 5 phút cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ giảm dần. 
  • Lăn: Sử dụng các ngón tay lăn dọc theo hai bên cuộc sống, kiên trì thực hiện trong khoảng 5 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Day: Dùng ngón cái và ngón út ấn xuống, day chậm với một lực vừa phải tại các vùng xương khớp bị tổn thương. Nên thực hiện động tác này trong 3 phút sẽ có tác dụng làm thư giãn và giảm đau rất hiệu quả.

Sử dụng các bài thuốc Nam

Sử dụng các bài thuốc Nam có nguồn gốc là các loại thảo dược thiên nhiên để chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và tiết kiệm chi phí điều trị. Dưới đây là bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ cây đinh lăng, ngải cứu và lá lốt bạn có thể tham khảo.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây đinh lăng

Sử dụng cây đinh lăng để chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những bài thuốc Nam được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có tác dụng điều trị bệnh và thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y. Thành phần acid amin, vitamin B và yếu tố vi lượng bên trong loại dược liệu này có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Bạn có thể sử dụng đinh lăng để điều trị thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn dưới đây:

– Bài thuốc đắp:

  • Lấy 1 nắm lá đinh lăng đem rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Cho lá đinh lăng vào cối giã nhuyễn, sử dụng để đắp lên vùng cần điều trị.
  • Để yên như vậy trong khoảng 30 phút rồi tháo và tắm sơ với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ có tác dụng làm dịu cơn đau một cách hiệu quả.

– Bài uống uống:

  • Lấy khoảng 30 gram thân và rễ đinh lăng rửa sạch rồi cắt nhỏ.
  • Cho đinh lăng vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ.
  • Sử dụng nước để uống trong ngày thay cho nước lọc.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau khoảng 2 tuần bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ dần được cải thiện

Chữa thoát vị địa đệm bằng ngải cứu

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Ngải cứu là loại dược liệu có tính ấm, thành phần tinh dầu bên trong chúng có tác dụng làm giảm tình trạng đau nhức rất tốt. Vì vậy, ngải cứu được rất nhiều người biết đến và sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp, giúp mang lại hiệu quả khá tốt như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống,… Bạn có thể sử dụng ngải cứu để chữa thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn dưới đây:

– Bài thuốc đắp

  • Lấy khoảng 300 gram ngải cứu tươi rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho ngải cứu vào chảo nóng thực hiện rang đều cùng với một ít muối hột.
  • Cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng sạch sau đó quấn lại đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm
  • Khi thuốc nguội thì đem rang lên cho nóng rồi đắp lại.
  • Đắp liên tục 3 – 4 lần như vậy và kiên trì thực hiện trong thời gian dài để mang lại hiệu quả tốt nhất.

– Bài thuốc uống

  • Ngải cứu đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Lá ngải cứu cho vào cối giã nát và vắt lấy nước cốt.
  • Cho 3 thìa mật ong vào chung và tiến hành trộn đều.
  • Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau và sử dụng để uống trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện khoảng 15 ngày tình trạng bệnh sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt là loại dược liệu có tính cay nồng, thường được sử dụng trong các bài thuốc chống phong thấp, làm giảm tê bì tay chân và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Thành phần tinh chất bệnh trong lá lốt có tác dụng chống viêm nhiễm và giảm đau nhức xương khớp rất tốt, có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Bạn có thể sử dụng lá lốt để chữa thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 40 gram lá lốt tươi
  • 300 ml sữa bò

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho lá lốt vào máy xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt.
  • Đổ sữa bò và nước cốt lá lốt vào nồi rồi đun sôi lên rồi tắt bếp.
  • Chia hỗn hợp thành nhiều phần để sử dụng trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ dần được cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng lá lốt chế biến thành các món ăn để sử dụng hàng ngày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt.

Kết hợp sữa bò và lá lốt để chữa thoát vị đĩa đệm
Sử dụng kết hợp sữa bò và lá lốt để chữa thoát vị đĩa đệm

Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao là phương pháp có tác dụng tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả rất tốt. Đi bộ, yoga, bơi lội là những bài tập có tác dụng rất tốt đối với những người bị thoát vị đĩa đệm, bạn nên kiên trì tập luyện thường xuyên mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đi bộ

Bài tập đi bộ mang lại hiệu quả rất tốt đối với những người bị thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, có tác dụng giảm đau và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

  • Khi bắt đầu tập người bệnh nên đi bộ chậm sau đó tăng dần tốc độ lên, đồng thời tiến hành hít thở đều đặn .
  • Khi đi bộ nên để đầu hướng thẳng về phía trước, thẳng lưng, vai và cánh tay để thoải mái.
  • Nên kiên trì đi bộ từ 30 – 45 phút mỗi sáng hoặc chiều tối sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
  • Người bệnh không nên đi quá nhiều và quá nhanh, nếu cảm thấy đau nhức thì hãy dừng lại và nghỉ ngơi

Tập yoga

Ngoài bài tập đi bộ người bệnh cũng có thể thực hiện tập luyện các tư thế yoga cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm khá tốt. Các bài tập này có tác dụng kéo dãn hệ thống cơ, xương, dây thần kinh giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và vận động linh hoạt hơn, giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp.

– Tư thế yoga rắn hổ mang

  • Nằm sấp xuống sàn, hai tay để xuôi theo cơ thể và khép hai chân.
  • Di chuyển hai tay từ từ lên ngang vai và chống lòng bàn tay xuống sàn.
  • Từ từ nâng cơ thể lên, hít thở vào thật sâu và nâng đầu lên cao.
  • Để cổ hơi ngửa về phía sau, hai vai mở rộng, siết chặt cơ bụng.
  • Giữ yên như vậy trong khoảng 20 giây rồi thả lỏng.

– Tư thế yoga cây cầu

  • Nằm ngửa xuống sàn, để hai tay xuôi theo hông và đùi.
  • Gập đầu gối lại và giữ khoảng cách hai bàn chân rộng bằng vai.
  • Tiến hành hít thở sâu rồi nâng lưng lên trên đến khi thấy lưng và cổ căng ra.
  • Giữ tư thế đó trong khoảng 30 giây rồi từ từ nằm xuống, thư giãn cơ thể.
  • Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 5 lần.

– Tư thế yoga con châu chấu

Tư thế yoga con châu chấu có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt
Tư thế yoga con châu chấu có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt
  • Nằm sấp xuống sàn, hai chân duỗi thẳng ra phía sau.
  • Đặt hai tay dọc theo hai bên hông của cơ thể và để lòng bàn tay úp xuống.
  • Thở ra, duỗi thẳng cơ thể, đồng thời ấn đùi và khung chậu xuống sàn.
  • Hít vào thật sâu rồi nâng hai chân lên trên về phía trần nhà.
  • Giữ cho chân thật thẳng, phần bắp đùi, đầu gối và ngực trên phải úp hẳn xuống sàn.
  • Để yên như vậy trong khoảng 20 giây sau đó thở ra rồi hạ đều hai chân xuống.

Bơi lội

Bơi lội là bài tập có tác dụng rất tốt trong việc làm giãn hệ thống cơ, xương khớp và hạn chế gây áp lực lên đĩa đệm giúp giảm đau nhức nhanh chóng. Đây là bài tập rất an toàn và ít gây tổn thương đến cột sống, bạn nên dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để bơi lội và kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh nên hạn chế luyện tập các bài tập gây áp lực lên đĩa đệm và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh như:

  • Chạy bộ
  • Nâng và đẩy tạ
  • Động tác vặn mình
  • Động tác giữ thẳng chân
  • Tránh động tác ngồi xổm

Điều chỉnh tư thế ngủ

Tư thế ngủ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn các tư thế ngủ không gây áp lên các dây thần kinh, hạn chế các cơn đau nhức xuất hiện giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.. Một số tư thế ngủ mà người bị thoát vị đĩa đệm nên áp dụng là:

  • Ngủ nghiêng sang bên trái hoặc bên phải và dùng một cái gối mềm nhỏ để kê vào giữa hai chân giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn và giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Nằm ngủ quay sang một bên và co chân về phía bụng giúp cột sống được kéo dãn, hạn chế gây chèn ép lên đĩa đệm.
  • Nằm sấp và kê một cái dối ở dưới bụng có tác dụng làm giảm áp lực lên cột sống ở thắt lưng.
  • Nằm ngửa và đặt một chiếc gối ngay bên dưới đầu gối giúp cân bằng lực ở cột sống.
Các tư thế ngủ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Các tư thế ngủ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Một số lưu ý khi tiến hành chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Trong quá trình thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:

  • Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà ở trên chỉ có tác dụng đối với những trường hợp nhẹ, bệnh mới phát triển còn những trường hợp nặng thì không đem lại hiệu quả.
  • Khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp ở trên yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ có tác dụng rất tốt đến quá trình điều trị bệnh. Nên tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega-3 rất tốt cho hệ thống xương khớp.
  • Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích, đây là nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, hệ thống xương khớp trở nên chắc khỏe và linh hoạt hơn. Không nên luyện tập các động tác làm gia tăng áp lực lên dây thần kinh tọa và xương khớp gây đau nhức.
  • Nên thường xuyên đi lại, hạn chế ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu sẽ gia tăng áp lực lên cột sống, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
  • Những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp.
Các loại thực phẩm tốt cho xương khớp người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể
Các loại thực phẩm tốt cho xương khớp người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể

Trên đây là 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà rất an toàn và hiệu quả người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng, với những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *