Hướng dẫn cách dùng dầu tràm trị ho cho bé hiệu quả

Dầu tràm là sản phẩm được sản xuất bằng cách chưng cất hơi nước của lá và cành cây tràm tươi. Tinh dầu này được sử dụng để điều trị các bệnh như như đau đầy, cảm lạnh hoặc đau răng. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng làm loãng đờm, giảm đau và giúp cải thiện ho. Nhờ chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, đặc biệt an toàn với mọi đối tượng sử dụng. Do đó, cha mẹ có thể dùng dầu tràm trị ho cho bé.

cách dùng dầu tràm trị ho cho bé
Tinh dầu tràm có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn, có tác dụng hỗ trợ trị ho cho bé

Tinh dầu tràm là gì?

Tinh dầu tràm có nguồn gốc từ cây tràm được biết đến với tên thực vật là Melaleuca leucadendra và Melaleuca cajuputi. Loại dầu này được sản xuất từ lá và cành cây tràm theo phương pháp chiết xuất gọi là chưng cất hơi nước. Trung bình, phải mất khoảng 45 kg tràm tươi để sản xuất ra 0.45 kg tinh dầu tràm.

Các thành phần chính của loại dầu này bao gồm Alpha Pinene, Cymene, Alpha Terpineol, Gamma Terpinene, Caryophyllene, Myrcene, Beta Pinene, Cineole, Limonene, Linalool, Alpha Terpinene,… Tương tự như tinh dầu khuynh diệp, dầu cây tràm chứa mùi thơm dịu nhẹ.

Lợi ích của tinh dầu tràm đối với sức khỏe và bệnh ho

Dầu tràm mặc dù không được sử dụng trong ẩm thực nhưng chúng chứa nhiều công dụng chữa bệnh. Các nghiên cứu cho biết, tinh dầu có các tác dụng chống khuẩn và chống viêm, giúp chống lại nhiễm trùng từ vi rút, vi khuẩn gây cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả. Bên cạnh đó, các thành phần chứa trong dầu tràm còn được xem như thuốc giảm đau tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng đau như ở cơ bắp, xương khớp và niêm mạc họng.

Mặt khác, dầu tràm còn được dùng như thuốc thông mũi và tiêu đờm, giúp giảm nghẹt mũi và họng. Đồng thời, chúng còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp liên quan như nhiễm trùng, ho, viêm họng hoặc viêm thanh quản,… Ngoài những lợi ích này ra, dầu tràm còn có những tác dụng khác như giúp khử độc cơ thể, chữa mụn, làm sạch kinh nguyệt bị tắc nghẽn. 

Tác dụng trị ho của dầu tràm
Nhờ chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, tinh dầu tràm có tác dụng thông mũi, họng, tiêu đờm và ức chế ho

Hướng dẫn cách dùng dầu tràm trị ho cho bé

Dầu tràm có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt đối với hệ thống hô hấp. Tinh dàu này không chỉ giúp ngắt cơn ho mà còn hỗ trợ làm sạch hệ thống hô hấp. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để giảm ho và ngăn ngừa ho chuyển biến nặng, cha mẹ có thể thử dùng các cách trị ho cho bé sau đây.

1. Bôi dầu tràm lên chân cho trẻ trước khi ngủ

Để giữ ấm cơ thể cho bé, ngăn ngừa trẻ bị đau họng hoặc ho do nhiệt độ hạ thấp vào ban đêm, cha mẹ nên dùng dầu tràm thoa đều dưới lòng bàn chân cho bé. 

+ Cách thực hiện như sau:

  • Cha mẹ nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay của bản thân
  • Sau đó, thoa đều hai lòng bàn tay lại với nhau
  • Tiếp đến dùng tay massage lòng bàn chân của con một cách nhẹ nhàng
  • Cuối cùng, dùng đầu ngón tay day ấn huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân của trẻ vài giây rồi mang tất chân cho con

2. Dùng dầu tràm pha nước cho bé tắm

Trẻ nhỏ sức đề kháng thường yếu, do đó, để bảo vệ con khỏi tác nhân gây bệnh, đồng thời chấm dứt cơn ho kho chịu ở trẻ, cha mẹ nên dùng dầu tràm tắm cho bé. Cách làm rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu tràm vào thau nước ấm tắm cho bé. Sau đó, thực hiện các bước tắm cho con giống như thường ngày.

Trong quá trình tắm, hơi nước ấm có chứa các hạt tinh dầu sẽ được trẻ hít vào, giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch hệ hô hấp. Từ đó, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp. Thực hiện cách làm này thường xuyên 2 – 3 lần mỗi ngày và chỉ sau 4 – 5 ngày, triệu chứng ho ở con sẽ thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý: Sau khi tắm xong cho con, cha mẹ nên lau khô mình cho bé bằng khăn bông mềm và sạch. Trong khi tắm, chỉ nên ngâm người con từ ngực trở xuống. Tắm nhẹ nhàng, không để nước tắm dính vào mắt của trẻ.

Dầu tràm trị ho cho bé
Dùng tinh dầu tràm pha với nước ấm, tắm cho bé giúp trị ho

3. Cho trẻ hít tinh dầu tràm

Cho trẻ hít tinh dầu tràm cũng là một trong những cách giúp giảm ho ở con. Cha mẹ nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu lên khăn và để gần mũi cho con ngửi trong vòng 5 phút. Các hoạt chất trong dầu tràm sẽ giúp giảm ho và chữa nghẹt mũi ở trẻ.

Ngoài cách làm này, các bậc phụ huynh cũng có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán để trẻ hít. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng ở trẻ em trên 6 tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ chỉ nên nhỏ dầu tràm ra khăn và quàng trên cổ trẻ. Tuyệt đối không thoa dầu tràm trực tiếp vào mũi trẻ.

Khi dùng tinh dầu tràm trị ho cho bé nên chú ý điều gì?

Mặc dù dầu tràm được coi là an toàn nhưng trong quá trình sử dụng cha mẹ nên chú ý liều lượng để tránh tác dụng phụ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con trẻ. Cũng giống như các sản phẩm, dược liệu tự nhiên khác, khi dùng dầu tràm trị ho cho bé, cha mẹ nên lưu ý những điều này:

  • Dầu tràm không độc hại nhưng các thành phần chứa trong tinh dầu này có thể gây kích ứng da ở một số trẻ. Do đó, trước khi sử dụng sản phẩm điều trị bệnh cho con, cha mẹ nên lấy một ít dầu bôi lên vùng da ở cánh tay trẻ để kiểm tra xem con có bị dị ứng hay không. Sau 24 giờ, nếu vùng da tại nơi thoa dầu tràm xuất hiện phản ứng dị ứng, cha mẹ không nên sử dụng tinh dầu này điều trị bệnh cho con và ngược lại.
  • Không thoa tinh dầu trực tiếp lên da trẻ khi chưa phối trộn với chất vận chuyển như dầu dừa hoặc nước hoa hồng
  • Trong quá trình bôi dầu, nên tránh xa các khu vực nhạy cảm như mũi, miệng và mắt
  • Dùng tinh dầu này có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn. Vì vậy, cha mẹ không nên dùng tinh dầu tràm trị ho cho bé mắc bệnh hen suyễn

Với các cách dùng dầu tràm trị ho cho bé nêu trên, cha mẹ có thể áp dụng hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh ở con, đồng thời giúp bé ít ốm vặt hơn. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng cho con để tránh những tác dụng không mong muốn.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách trị ho có đờm ở trẻ

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *