Những cách giảm đau búi trĩ giúp người bệnh dễ chịu hơn

Trĩ là căn bệnh gây ra các triệu chứng đau nhức khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng đời sống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số cách làm giảm đau búi trĩ nhanh chóng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.

Búi trĩ sưng to gây đau nhức khó chịu cho người bệnh
Búi trĩ sưng to gây đau nhức khó chịu cho người bệnh

Các cách làm giảm đau búi trĩ nhanh chóng

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, chườm đá, ngâm nước ấm, sử dụng thuốc giảm đau,… là những phương pháp có tác dụng làm giảm đau búi trĩ nhanh chóng, người bệnh có thể áp dụng tại nhà để làm giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

1/ Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn là phương pháp có tác dụng hạn chế sự xuất hiện các cơn đau búi trĩ và giảm đau một cách rất hiệu quả. Vì vậy, người bệnh hãy tập thói quen giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh sẽ có tác dụng làm giảm đau búi trĩ rất tốt.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả mang lại thì trong quá trình vệ sinh người bệnh cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên dùng giấy để vệ sinh hậu môn, vì lúc này vùng hậu môn đang bị sưng đau việc dùng giấy sẽ khiến vùng da ở khu vực này dễ bị trầy xước, gây đau đớn và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. 
  • Nên vệ sinh hậu môn bằng nước sạch, nước ấm hoặc là nước muối pha loãng và lau khô bằng khăn mềm, sạch. Cách này có tác dụng làm sạch được chất bẩn mà không gây tổn thương đến hậu môn. 
  • Để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, người bệnh nên thực hiện vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh, mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Nên hạn chế sử dụng xà phòng để vệ sinh hậu môn, thành phần chất hóa học bên trong xà phòng sẽ dễ gây kích ứng, làm khô da và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Mặc quần lót rộng rãi, thoáng mát và có độ thấm hút mồ hôi tốt nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn làm gia tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Nên thay quần lót thường xuyên 2 lần/ngày.

2/ Chườm đá lạnh vào vùng hậu môn

Chườm nước đá có tác dụng làm co búi trĩ và giảm đau hiệu quả
Chườm nước đá có tác dụng làm co búi trĩ và giảm đau hiệu quả

Chườm đá lạnh là phương pháp có tác dụng làm giảm cơn đau ở búi trĩ rất hiệu quả và nhanh chóng. Nhiệt độ từ đá lạnh khi tiếp xúc với các búi trĩ sẽ làm tê liệt các dây thần kinh ở nơi đây, khiến các búi trĩ bị co lại làm giảm hiện tượng sung huyết và sưng đau một cách nhanh chóng. Phương pháp này có cách thực hiện rất đơn giản, mỗi khi cơn đau búi trĩ xuất hiện bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ tay và vùng hậu môn.
  • Lấy một vài viên đá lạnh cho vào khăn mỏng và sạch.
  • Gói khăn lại và sử dụng để áp lên vùng hậu môn có xuất hiện búi trĩ.
  • Thực hiện chườm nhẹ trong vòng 15 phút, cơn đau búi trĩ sẽ nhanh chóng biến mất.

Lưu ý: Không nên lạm dụng đá lạnh để áp trực tiếp lên vùng hậu môn, nhiệt độ thấp từ đá sẽ gây tổn thương cho vùng da nơi đây. Không áp dụng phương pháp này đối với những trường hợp búi trĩ có dấu hiệu bị lở loét và hoại tử.

3/ Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Ngoài việc lạm dụng hơi lạnh từ đá, người bệnh cũng có thể sử dụng nước ấm để ngâm vùng hậu môn cũng có tác dụng làm giảm đau búi trĩ rất hiệu quả. Nhiệt độ ấm nóng từ nước có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở hậu môn, làm giảm hiện tượng sung huyết và sưng đau một cách nhanh chóng. Ngoài ra, cách này còn có tác dụng làm sạch và loại bỏ các vi khuẩn có hại ở khu vực hậu môn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm khiến bệnh chuyển biến nặng.

Cho nước sạch vào ấm, đun sôi lên rồi đổ ra chậu. Cho vào nước ấm một ít muối đợi cho đến khi tan hết. Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lau khô bằng khăn mềm và sạch.

Thực hiện ngâm hậu môn vào bên trong nước ấm trong khoảng 15 phút, cơn đau sẽ dần thuyên giảm. Nên kiên trì áp dụng cách này 2 – 3 lần/ngày sẽ có tác dụng làm giảm sưng và khiến vùng hậu môn cảm thấy dễ chịu hơn.

Giảm đau búi trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm
Giảm đau búi trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm

4/ Xông hậu môn

Xông hậu môn cũng là cách làm giảm đau búi trĩ được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên nấu nước để xông hậu môn, nhiệt độ từ nước và tinh chất bên trong các loại thảo dược sẽ có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và làm giảm hiện tượng sung huyết, sưng đau một cách nhanh chóng. Dưới đây là hai bài thuốc xông hậu môn từ ngải cứu và sả, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

– Xông hậu môn bằng ngải cứu

  • Nguyên liệu: Ngải cứu, nghệ, bồ kết, cúc tần, lá sung
  • Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa phải trong khoảng 10 phút rồi đem đi xông. Xông đến khi nước hết nóng thì sử dụng để rửa hậu môn.

– Xông hậu môn bằng sả

  • Nguyên liệu: Cây sả, lá sung, kinh giới, bạc hà, ngải cứu, lá lốt và cúc tần
  • Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem làm sạch, cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Sau khoảng 10 phút các tinh chất trong thảo dược đã hòa tan vào nước thì tắt bếp và sử dụng để xông hậu môn khi còn nóng. Khi nước nguội thì dùng để vệ sinh hậu môn.

Lưu ý: Người bệnh nên tiến hành vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi tiến hành xông hơi bằng thảo dược để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Áp dụng các bài thuốc giảm đau từ thảo dược

Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để làm giảm đau búi trĩ là phương pháp rất đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả người bệnh cũng có thể áp dụng. 

1/ Giảm đau búi trĩ bằng lá trầu không

Sử dụng nước lá trầu không ngâm rửa hậu môn giúp làm giảm đau búi trĩ
Sử dụng nước lá trầu không ngâm rửa hậu môn giúp làm giảm đau búi trĩ

Sử dụng nước lá trầu không ngâm rửa hậu môn giúp làm giảm đau búi trĩ

Thành phần tinh chất bên trong lá trầu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm hiện tượng sung huyết ở búi trĩ. Bạn có thể nấu nước lá trầu không sử dụng để ngâm 2-3 lần/1 ngày và vệ sinh hậu môn để làm giảm cơn đau do búi trĩ gây ra.

Cách thực hiện: Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch, đun sôi với một lượng nước vừa đủ khoảng 10 phút. Khi nước bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt thì đổ nước ra chậu đợi đến khi nguội bớt thì sử dụng để ngâm hậu môn.

2/ Giảm đau búi trĩ từ nghệ

Nghệ có khả năng chống viêm, giảm đau và làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn có có thể sử dụng chúng để làm giảm cơn đau do búi trĩ gây ra giúp  mang lại hiệu quả khá tốt.

Cách thực hiện: Lấy 2 củ nghệ tươi đem rửa sạch và cho vào cối giã nát. Vệ sinh sạch sẽ tay và hậu môn, sử dụng khăn sạch lau khô. Lấy phần nghệ đã giã nát đắp lên vùng hậu môn có búi trĩ. Để yên như vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

3/ Giảm đau búi trĩ bằng lá bỏng

Lá bỏng là loại thảo dược có tính mát, khả năng kháng khuẩn kháng viêm mạnh. Khi sử dụng lá bỏng để đắp vào búi trĩ sẽ có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm và hạn chế bệnh phát triển nặng. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy lá bỏng rửa sạch với nước muối, sử dụng để ăn trực tiếp 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và tối.
  • Cách 2: Giã nát lá bỏng đắp vào vùng hậu môn trước khi đi ngủ, dùng băng gạc cố định lại để qua đêm và rửa sạch khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Giảm đau búi trĩ bằng cách đắp lá bỏng
Giảm đau búi trĩ bằng cách đắp lá bỏng

Ưu điểm: Những bài thuốc dân gian có nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm: Hiệu quả điều trị không cao, khó chữa dứt điểm bệnh, nên kết hợp với thuốc đặc trị để nâng cao hiệu quả.

Giảm đau bằng thuốc Tây y

Bên cạnh việc áp dụng những mẹo làm giảm đau búi trĩ ở trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau trong Tây y để hạn chế cảm giác đau nhức khó chịu do bệnh gây ra. Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay và mang lại hiệu quả rất nhanh chóng. Một số loại thuốc giảm đau búi trĩ thường được sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau cơ vòng Trimebutin
  • Thuốc mỡ bôi tại chỗ chứa Hydrocortisone hoặc Steroid
  • Thuốc giảm đau cấp tốc như Dibucain
  • Thuốc kháng viêm giảm đau tại chỗ như Proctosedyl, Titanoreine, Hemorrhostop

Ưu điểm: Các loại thuốc Tây được sử dụng để làm giảm đau búi trĩ thường có hiệu quả rất nhanh.

Nhược điểm: Chỉ có tác dụng tạm thời và cơn đau sẽ tái phát sau đó nếu không được chữa trị đúng cách. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc người bệnh cũng nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng quá liều gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Phương pháp Đông y giúp dứt điểm cơn đau do bệnh trĩ

Từ xa xưa ông cha ta đã tìm ra nhiều vị thảo dược tự nhiên có hiệu quả chữa sa búi trĩ dứt điểm:

Những vị thảo dược đặc trị trĩ
Những vị thảo dược đặc trị trĩ

Nhược điểm: Có thời gian điều trị lâu, người bệnh cần kiên trì

Ưu điểm:

  • Cơ chế đặc trị khác biệt với thuốc tân dược: “tấn công nguyên căn bệnh, khắc phục triệu chứng, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tái phát”.
  • Thành phần thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ
  • 96% người bệnh điều trị dứt điểm bệnh sau 70 ngày dùng thuốc

Nhận thấy thuốc Đông y có nhiều ưu điểm vượt trội, đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã vận dụng cơ chế đặc trị, bào chế thành công bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang.

Bài thuốc được phát triển dựa trên công thức chữa bệnh trĩ cổ của người H’Mông. Sau khi thu thập được công thức, đội ngũ nghiên cứu tại Thuốc dân tộc đã gia giảm thảo dược, điều trị bài thuốc nhằm mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.

Kết hợp lý thuyết YHCT và YH hiện đại, liệu trình điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc là sự kết hợp của 3 bài thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi.

Công dụng của 3 chế phẩm trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Công dụng của 3 chế phẩm trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Trước khi đưa vào sử dụng bài thuốc đã trải qua quy trình thẩm định thuốc nghiêm ngặt bởi nhiều chuyên gia. Kết quả cho thấy:

  • 88,4% người bệnh tự co búi trĩ, giảm táo bón, đau rát…sau 3 tháng sử dụng thuốc
  • 7,3% hết đại tiện ra máu, giảm đáng kể triệu chứng.
  • 4,3% người bệnh không chữa dứt điểm bệnh vì không tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ

Bên cạnh hiệu quả điều trị, bài thuốc còn được bào chế dưới dạng viên hoàn và túi lọc tiện lợi, tiết kiệm thời gian đun sắc.

Hiệu quả điều trị cao, thảo dược đặc trị, dạng sử dụng tiện lợi là những lời khen ngợi của người bệnh dành cho bài thuốc chữa sa búi trĩ tại Thuốc dân tộc. Cũng chính vì những yếu tố độc nhất trên, bài thuốc luôn được giới chuyên gia cũng như báo chí săn đón, phân tích.

Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm trĩ, người bệnh nên liên hệ đến Thuốc dân tộc để thăm khám và điều trị. Người bệnh nên lưu ý, số lượng người bệnh đến thăm khám tại Thuốc dân tộc rất đông, thường xuyên quá tải. Vì vậy hãy đặt lịch thăm khám trước với chuyên gia để không phải chờ lâu.

Bệnh trĩ

Báo chí phân tích bài thuốc chữa sa búi trĩ tại Thuốc dân tộc:

Các biện pháp phòng tránh hiện tượng sa búi trĩ gây sưng đau

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiện tượng sa búi trĩ gây sưng đau, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày giúp cơ thể hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa hiện tượng sung huyết và hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung chất xơ và probiotic cho cơ thể để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón gây áp lực lên trực tràng khiến bệnh chuyển biến nặng. Hạn chế sử dụng đồ ăn khó tiêu, đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và nhiều gia vị.
  • Tuyệt đối tránh xa rượu, bia và chất kích thích, đây là những loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, khiến cơ thể mất nước, gia tăng nguy cơ táo bón và khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, làm giảm hiện tượng sung huyết và hạn chế cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh, kiểm soát cân nặng để hạn chế gây áp lực lên hậu môn khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập thói quen đi đại tiện trong một khung giờ cố định, tránh tình trạng phân ứ đọng trong hậu môn và gây áp lực lên các búi trĩ.
  • Không nên làm việc quá sức hoặc ngồi quá lâu, điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên hậu môn và trực tràng, nguy cơ dẫn đến sa búi trĩ gây đau đớn, khó chịu. Người bệnh nên tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, thường xuyên đứng dậy di chuyển hoặc vận động nhẹ khi ngồi làm việc trong thời gian dài.
  • Tốt nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân để được phác đồ điều trị phù hợp, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tránh để lâu, khiến bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống.
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách

Trên đây là các biện pháp làm giảm đau búi trĩ một cách nhanh chóng bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân lối sống và chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế hiện tượng sa búi trĩ gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

ĐỪNG BỎ QUA

Ngày Cập nhật 11/07/2022

Nhiều người cứ nghĩ phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh trĩ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, đây không phải là giải pháp tối ưu nhất. Thực tế, có những bài thuốc hiệu quả rất cao mà người bệnh vẫn luôn bỏ lỡ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *