Cắt trĩ có đau không? Phương pháp phẫu thuật nào không đau?

Một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ nhanh chóng hiệu quả hiện nay là cắt trĩ hay còn gọi là mổ trĩ. Tuy nhiên, mặc dù được đánh giá cao về tính an toàn cũng như hiệu quả hồi phục nhưng vẫn còn rất nhiều người không dám lựa chọn điều trị trĩ bằng phẫu thuật vì sợ đau. Vậy cắt trĩ có đau không, đâu là những phương pháp tốt nhất hiện nay?

Cắt trĩ có đau không là thắc mắc chung của nhiều người
Cắt trĩ có đau không là thắc mắc chung của nhiều người

Khi nào cần làm phẫu thuật cắt trĩ?

Trĩ là căn bệnh về hậu môn trực tràng thường gặp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống lẫn công việc của người bệnh nếu không kịp thời thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, xuất phát từ tâm lý xấu hổ, thiếu kiến thức nhận biết bệnh, sợ đau, sợ bị phẫu thuật nên nhiều người thường e ngại, chủ quan trước tình trạng bệnh của mình. 

Thực tế, có rất nhiều phương pháp chữa trĩ chứ không nhất thiết phải làm phẫu thuật. Với trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường được chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa như sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y dưới dạng uống, đặt hậu môn hoặc dùng các thảo dược thiên nhiên hỗ trợ… Các biện pháp điều trị này chỉ có tác dụng với người mắc trĩ độ 1, độ 2, nếu nặng hơn thì phải chuyển sang điều trị ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa hay phẫu thuật cắt trĩ chỉ được áp dụng cho người mắc trĩ độ 3, độ 4. Khi mà các búi trĩ lớn hơn, sưng to, sa ra ngoài gây đau đớn và chảy nhiều máu khiến người bệnh sa sút nghiêm trọng về sức khỏe. Phẫu thuật mổ trĩ cũng được chỉ định với các trường hợp không có chuyển biến tích cực khi đã áp dụng các biện pháp điều trị khác.

Cắt trĩ có đau không?

Có thể nói, cắt trĩ có đau không là thắc mắc chung của nhiều người do đa phần ai cũng có tâm lý sợ đau. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thực tế hầu như phương pháp cắt trĩ nào cũng ít nhiều có gây đau cho người bệnh. 

Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, các phương pháp phẫu thuật được cải tiến đáng kể nên sẽ chỉ gây ra các cơn đau nhẹ cho bệnh nhân. 

Việc cắt trĩ có đau không còn phụ thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật và cơ địa của người phải cắt trĩ. Nếu lựa chọn phương pháp truyền thống, sử dụng các dụng cụ y tế thông thường thì chắc chắn người bệnh sẽ thấy đau đớn khó chịu mà vết thương cũng lâu phục hồi và dễ tái phát hơn. 

Còn nếu lựa chọn các biện pháp hiện đại với máy móc tiên tiến, kỹ thuật cao thì thời gian phẫu thuật sẽ được rút ngắn đáng kể, người bệnh cũng giảm thiểu được đau đớn trong và sau quá trình phẫu thuật. 

Các phương pháp cắt trĩ không đau tốt nhất hiện nay

Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp phẫu thuật và thay đổi vị trí mổ phù hợp cho bệnh nhân. Sau đây là một số biện pháp cắt trĩ ít đau được áp dụng phổ biến hiện nay:

1. Cắt trĩ bằng phương pháp Longo

Là phương pháp được nhiều người lựa chọn do ít đau, nhanh hồi phục
Là phương pháp được nhiều người lựa chọn do ít đau, nhanh hồi phục

Xem thêm: Hành trình kỳ diệu tìm kiếm công thức chữa bệnh trĩ bí truyền của người H’Mông

Có thể nói, đây là phương pháp hiện được nhiều người lựa chọn nhất tính đến thời điểm hiện tại dựa trên nguyên lý đưa búi trĩ trở lại vị trí bình thường. Tiếp đó tiến hành cắt và khâu mạch máu nuôi búi trĩ để búi trĩ co nhỏ lại. Phương pháp này có những ưu điểm sau đây:

  • Ít đau do vết cắt nằm ở vùng ít cảm giác của hậu môn, không phải dùng thuốc giảm đau đường tiêm. Chỉ cần dùng thuốc giảm đau đường uống, khi phẫu thuật, bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ ở vùng hậu môn. 
  • Thời gian xuất viện nhanh, sau phẫu thuật 1 ngày khoảng 85% bệnh nhẹ có thể đi lại bình thường. Do đó, thời gian nằm viện trung bình của người bệnh khi được phẫu thuật bằng phương pháp này là 10 – 24 giờ sau mổ. 
  • Tỷ lệ tái phát ít vì các búi trĩ bị cắt đứt hoàn toàn nguồn cung máu.
  • Chi phí thường dao động trong khoảng 2.2 – 3.5 triệu đồng.

2. Cắt trĩ bằng phương pháp laser

Là phương pháp sử dụng chùm tia laser bằng dòng điện mạnh qua hệ thống ống kính có chứa CO2 để chia nhỏ và cắt các mô búi trĩ. Phương pháp này thường không gây tổn thương cho các mô xung quanh có thể làm giảm diện tích búi trĩ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số ưu điểm của phương pháp này có thể kể đến như:

  • Được đánh giá cao về hiệu quả trong việc điều trị, vô cùng thích hợp với bệnh nhân mắc trĩ độ 2, độ 3 và một số trường hợp thuộc độ 4. 
  • Thời gian thực hiện tiểu phẫu nhanh, ít gây đau, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh, ít biến chứng, hạn chế được nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ thích hợp với bệnh nhân mắc trĩ độ 2, độ 3. Hơn nữa, do chi phí điều trị tương đối cao nên ít được người bệnh lựa chọn hơn.

3. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH   

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH không chỉ hiệu quả với người mắc trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ vòng mà có cho thấy ưu điểm trong điều trị các bệnh lý về hậu môn trực tràng khác. Thủ thuật này dựa trên nguyên tắc chính là cắt mạch các búi trĩ và phần niêm mạch sa trên đường lược. Sau đó tiến hành khâu niêm mạc kéo lên để tạo hình lại hậu môn. Một số ưu điểm của phương pháp này có thể kể đến như:

  • Thời gian phẫu thuật nhanh, chỉ 20 phút, ít gây đau, ít chảy máu và không gây tổn thương lên vùng da quanh hậu môn.
  • Không gây ra biến chứng, tỷ lệ viêm nhiễm thấp, không xảy ra các hiện tượng như đại tiện không tự chủ, hẹp hậu môn…
  • Thời gian hồi phục nhanh, chỉ sau phẫu thuật 1 ngày, bệnh nhân có thể xuất viện; sau 1 tuần có thể trở lại sinh hoạt bình thường do vết thương nhỏ nên có thể liền miệng nhanh chóng.

Bệnh trĩ

4. Các phương pháp cắt trĩ khác 

Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh cũng có thể chọn mổ trĩ bằng:

  • Phương pháp HCPT: Dùng sóng điện cao tần để cắt trĩ mà không cần có sự can thiệp của dao kéo.
  • Phương pháp Feruson: Cắt từng búi trĩ riêng biệt cho đến khi không còn búi trĩ nào tại vùng hậu môn.
  • Phương pháp Milligan Morgan: Trước tiên tiến hành cắt bỏ từng búi trĩ một, chỉ định cho bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp; trĩ độ 3, 4; búi trĩ không bị tắc mạch.

Những lưu ý khi cắt trĩ

cắt trĩ có đau không
Sau khi cắt trĩ, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách để nhanh chóng hồi phục

Sau khi đã tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc cắt trĩ có đau không, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Ở giai đoạn đầu, người bệnh trĩ ít cảm nhận được các đau đớn khó chịu mà bệnh gây ra nhưng càng về sau bệnh sẽ ngày một nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên vì tâm lý e ngại hay chủ quan trước tình trạng bệnh của mình mà không sớm thăm khám để được điều trị.
  • Sau khi cắt trĩ, cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện, tốt nhất nên dùng vòi sen xịt rửa để làm sạch, tuyệt đối không dùng giấy vệ sinh để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Nên vận động nhẹ nhàng, tăng cường ăn nhiều rau củ quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ. Bên cạnh đó cũng cần kiêng các thực phẩm khó tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, tốt nhất là từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tuyệt đối không uống rượu bia, thuốc lá.
  • Thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ và nhất định phải tái khám theo định kỳ để theo dõi. 

Như vậy, với thắc mắc cắt trĩ có đau không thì câu trả lời chính là đau nhưng với sự tiến bộ của y học hiện đại thì tình trạng này đã được cải thiện đáng kể. Tức là người bệnh sẽ ít cảm nhận được đau đớn trong và sau phẫu thuật khi lựa chọn các phương pháp mới với đội ngũ y bác sĩ tay nghề giỏi, thiết bị kỹ thuật tiên tiến ở các bệnh viện lớn.

Xem thêm video: VTC2 giới thiệu giải pháp chữa bệnh trĩ không đau đớn của Trung tâm Thuốc dân tộc:

Có thể bạn quan tâm:

ĐỪNG BỎ QUA

Ngày Cập nhật 11/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *