Cây Cà Độc Dược Chữa Bệnh Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng

Cây cà độc dược là một vị thuốc nam được quy vào kinh Phế với vị cay, tính ôn và có độc. Loại thảo dược này được dân gian sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc trị ho hen, hen suyễn, nhức mỏi toàn thân, chống co thắt dạ dày, trị mụn nhọt, say sóng,… Tuy nhiên, loại cây này có độc, do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này.

Tìm hiểu những thông tin về thảo dược cây cà độc dược: Tính vị, thành phần hóa học, liều dùng, bài thuốc và một số lưu ý khi sử dụng
Tìm hiểu những thông tin về thảo dược cây cà độc dược: Tính vị, thành phần hóa học, liều dùng, bài thuốc và một số lưu ý khi sử dụng
  • Tên gọi khác: Mạn đà la, Cà diên, Cà lục dược, Sùa tùa, Hìa kía piếu,…
  • Tên khoa học: Datura metel
  • Họ: Thuộc họ Cà (Solanaceae)

1. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Cây cà độc dược là loại cây thân thảo với phần thân gốc hóa thân gỗ, sống nhiều năm. Khi trưởng thành, cây chỉ cao khoảng 1 – 1,5 mét. Cành non có nhiều lông mịn nhỏ, có màu xanh lục hoặc màu xanh tím. Lá cây cà độc dược có màu xanh lục và cả hai mặt đều có lông. Lá mọc so le, phiến lá lệch, mép lá hình răng cưa to, gợn sóng. Hoa cây cà độc dược là loại hoa to, màu trắng có hình dạng loa kèn. Hoa mọc đơn lẻ và mọc ở kẽ lá. Quả hình cầu, có nhiều gai nhọn quanh quả. Khi quả chín, quả nứt thành nhiều khía theo đường rạch của quả. Trong quả có nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen, hình dẹt.

Phân bố: Cây cà độc dược là cây bụi, mọc hoang ở những vùng đất bỏ hoang, ven đường, bên bờ ruộng ở các tỉnh thành như: Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Thọ,… Ở một số nhà, cũng có thể trồng loại cây này để làm cảnh.

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng phần lá và hoa để làm thuốc là chính. Một số bài thuốc khác cũng có thể sử dụng phần cành, quả và rễ cây.

Thu hái: Lá được thu hoạch vào thời điểm cây sắp và đang ra hoa. Thu lấy những phần lá bánh tẻ. Còn hoa, thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào mùa thu.

Chế biến: Lá và hoa sau khi được làm sạch, đem phơi nắng hoặc sấy cho khô.

Bảo quản: Bảo quản trong bọc kín để sử dụng lâu dài. Nên cất trữ ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Dùng phần lá hình bánh tẻ và quả cây cà độc dược để bào chế thành thuốc trị bệnh
Dùng phần lá hình bánh tẻ và quả cây cà độc dược để bào chế thành thuốc trị bệnh

3. Thành phần hóa học

Thành phần hoạt chất Alcaloid trong cây cà độc dược chiếm đa số, cả trong phần lá, hoa, rễ và quả. Ngoài thành phần này, trong loại cây này còn chứa nhiều thành phần khác như:

  • Scopolamin;
  • Atropin;
  • Hyoscyamin;
  • Norhyoscyamin;
  • Vitamin C.

4. Vị thuốc trong Đông y

Tính vị: Vị cay, tính ôn, có độc

Quy kinh: Kinh Phế.

Tác dụng: Định suyễn, khử phong thấp.

5. Tác dụng dược lý

Trong dược lý hiện đại, cây cà độc dược được giới chuyên môn nghiên cứu công dụng dựa trên tác dụng của thành phần hoạt chất hyoxin và atropin.

Thành phần hoạt chất atropin:

  • Cơ vòng của mắt giãn da, kéo theo việc đồng tử cũng dãn theo. Khi đó, nhãn cầu dẹt lại và gây áp lực lên mắt’
  • Sự tiết nước bọt, dịch vị, mồ hôi và dịch ruột dừng lại;
  • Giúp khí đạo nở ra khi khí đạo bị kích thích hoặc bị co thắt;
  • Tác động lên não làm choáng váng, say xẩm, sốt. Ở những liều độc hơn có thể khiến cho thần kinh trung ương bị ức chế và dẫn đến tê liệt.

Thành phần hoạt chất hyoxin:

  • Làm giãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn nếu đem so sánh với thành phần hoạt chất atropin;
  • Liều độc của hyoxin độc hơn atropin, hyoxin gây ức chế thần kinh nhiều hơn và vấn đề kích thích;
  • Hyoxin phối hợp cùng với atropin để làm thuốc chống say tàu, say máy bay hoặc làm thuốc dịu thần kinh, tránh ức chế.

6. Cây cà độc dược có những công dụng chữa bệnh gì?

Trong Đông y, cây cà độc dược được sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc với những công dụng chữa bệnh sau:

  • Trị một số bệnh lý về đường hô hấp như chứng ho, hen, thậm chí lả hen suyễn;
  • Chống co thắt bệnh dạ dày ruột;
  • Chống say tàu xe, say sóng;
  • Chữa đau răng;
  • Chữa chứng đau thần kinh tọa;
  • Chữa đau nhức xương khớp, đau nhức toàn thân;
  • Trị toàn thân mọc mụn nhọt.

7. Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng: Chủ yếu dùng ở dạng thuốc sắc. Một số bài thuốc khác có thể dùng ở dạng cao.

Liều dùng: Tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý mà có liều dùng tương ứng.

8. Những bài thuốc từ dược liệu cây cà độc dược

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cà độc dược được dân gian lưu truyền lại. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị để cải thiện bệnh lý:

Cây cà độc dược được bào chế thành thuốc chữa bệnh hen suyễn, nhức mỏi xương khớp, mụn nhọt, đau thần kinh tọa,...
Cây cà độc dược được bào chế thành thuốc chữa bệnh hen suyễn, nhức mỏi xương khớp, mụn nhọt, đau thần kinh tọa,…

# Bài thuốc trị hen:

  • Nguyên liệu: Lá và hoa cây cà độc dược.
  • Cách thực hiện: Đem phần lá và hoa của cây cà độc dược rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem phơi cho khô. Trước khi sử dụng, bạn cần thái nhỏ lá và quả, thêm một phần kali nitrat vào trong giấy cuộn thành điếu thuốc lá. Đốt để hút trị cơn hen. Mỗi lần sử dụng 1 – 1,5 gram và mỗi ngày sử dụng một lần.

# Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, đau nhức toàn thân:

  • Nguyên liệu: Lá, cành, rễ và hoa cây cà độc dược.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem phơi khô. Sau khi lá đã được phơi khô, đem chúng ngâm cùng với một lượng rượu vừa đủ. Sau 10 ngày là có thể sử dụng. Dùng rượu để thoa đều lên vị trí bị đau nhức xương khớp.

# Bài thuốc trị chứng đau thần kinh tọa:

  • Nguyên liệu: Một nắm lá cây cà độc dược.
  • Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch nắm lá cây cà độc dược, bạn đem chúng hơ nóng trên lửa rồi đem đắp lên vị trí bị đau. Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng.

# Bài thuốc trị mụn nhọt gây sưng đau:

  • Nguyên liệu: Nắm lá cây cà độc dược cùng với rượu 45 độ.
  • Cách thực hiện: Làm sạch những phần lá đã được chuẩn bị bằng nước sạch. Sau đó đem ngâm cùng với phần rượu trắng 45 độ. Lấy một ít phần hỗn hợp để thoa nhẹ lên vị trí bị sưng, đau.

# Bài thuốc trị chứng nôn mửa:

  • Nguyên liệu: Lá cây cà độc dược và rượu trắng 45 độ.
  • Cách thực hiện: Đem lá cây cà độc dược rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem ngâm cùng với phần rượu trắng. Sau 5 – 7 ngày ngâm là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng 10 – 15 giọt để uống.

# Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang:

  • Nguyên liệu: Lá cà độc dược.
  • Cách thực hiện: Đem 4 – 5 lá cây cà độc dược rửa sạch nhiều lần với nước, vớt ra để ráo rồi thái nhỏ. Cho toàn bộ phần đã thái nhỏ vào trong lon sữa trống, đậy kín nắp lon. Đem lon sữa lên bếp và bắt đầu đun trên ngọn lửa liu riu. Dùng một tờ giấy cuộn tròn thành hình phễu, đặt đầu to vào nơi khói bốc lên và đặt đầu nhỏ vào trong lỗ mũi. Người bệnh hít thở đều bằng mũi khoảng 4 – 5 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Bệnh tình sẽ thuyên giảm nếu kiên trì thực hiện liên tục trong 1 tháng.

9. Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng dược liệu cà độc dược

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây cà độc dược, người dùng có thể gặp phải một số triệu chứng bất thường của tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Sốt nhẹ, sốt do cúm;
  • Khô miệng, khát nước;
  • Kích ứng da;
  • Giảm thị lực;
  • Hôn mê, co giật;
  • Chóng mặt;
  • Nhịp tim không ổn định.

Tuy nhiên, đây không phải là danh sách đầy đủ về tác dụng phụ của dược liệu cây cà độc dược. Do đó, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên do, tốt nhất người bệnh tạm ngưng việc sử dụng thuốc và chỉ trở lại sử dụng khi cơ thể đã ổn định trở lại. Đồng thời, tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

10. Những đối tượng nào không được sử dụng các bài thuốc từ cây cà độc dược

Bên cạnh những đối tượng được chỉ định sử dụng các bài thuốc từ cây cà độc dược thì vẫn còn khá nhiều đối tượng không được khuyến cáo khi sử dụng dược liệu này, bao gồm:

  • Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn với một số thành phần có trong dược liệu cây cà độc dược hoặc một số dược liệu khác có trong bài thuốc;
  • Đối tượng có thể lực yếu;
  • Bệnh nhân bệnh hen suyễn do bị đường hô hấp bị nhiễm trùng;
  • Bệnh nhân cao huyết áp;
  • Bệnh nhân bị suy tim;
  • Đối tượng bị sốt, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản;
  • Bệnh nhân khó tiểu, bí tiểu;
  • Bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng;
  • Đối tượng mắc bệnh tăng nhãn áp;
  • Đối tượng bị táo bón;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cây cà độc dược
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cây cà độc dược

11. Không nên dùng cây cà độc dược cùng với thuốc nào?

Cây cà độc dược được khuyến cáo không được sử dụng đồng thời với các loại thuốc kháng cholinergic như atropine hay scopolamine hoặc một số loại thuốc khác. Tốt nhất, người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này đồng thời với các loại thuốc trên. Trong trường hợp sử dụng không đúng có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

12. Cách giải độc khi sử dụng bài thuốc từ cây cà độc dược

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây cà độc dược, đôi khi người bệnh không may sẽ bị trúng độc. Khi đó, người bệnh không được quá lo sợ, hãy áp dụng cách giải độc đơn giản được chúng tôi chia sẻ dưới đây:

  • Lấy 10 gram cam thảo cùng với 2 thìa đường pha cùng với 200 ml nước nóng;
  • Khuấy đều tay để hỗn hợp tan đều;
  • Dùng hết cốc nước thì triệu chứng ngộ độc sẽ thuyên giảm dần.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu cây cà độc dược và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu này như: chống chỉ định sử dụng, tác dụng phụ, cách trị độc,… Cây cà độc dược là loại cây có độc, do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng dược liệu này.

Bạn đọc có thể xem thêm:

Ngày Cập nhật 03/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *