Cây Đại Tướng Quân - Tác Dụng Chữa Bệnh Và Cách Dùng

Cây đại tướng quân hay còn gọi là chuối nước được nhiều gia đình sử dụng làm cảnh. Ít ai biết rằng đây là một loại thảo dược có thể giảm đau nhức xương khớp, chữa bong gân, các bệnh ngoài da và cả bệnh trĩ.

Cây đại tướng quân được nhiều gia đình trồng bởi nó vừa có thể làm cảnh vừa có giá trị dược liệu.
Cây đại tướng quân được nhiều gia đình trồng bởi nó vừa có thể làm cảnh vừa có giá trị dược liệu.

+Tên khoa học: Crinum asiaticum

+Tên gọi khác: Náng, chuối nước, tỏi voi

+ Họ: Amaryllidaceae (loa kèn đỏ)

Mô tả đặc điểm cây đại tướng quân

Cấu tạo thân, lá, hoa và quả cây

Cây đại tướng quân thuộc loài thân địa sinh (thân hành), cao khoảng 1m và sống lâu năm. Đường kính của hành cây từ 5 – 10cm, cổ dài khoảng 15cm. Lá mọc từ gốc và có hình ngọn giáo. Chiều dài của lá có thể lên đến 1m và rộng 10cm. Mép lá nguyên, không có răng cưa.

Hoa mọc theo nang. Mỗi nang có từ 6 -12 hoa. Mỗi hoa khi nở có thể to như bàn tay. Cánh hoa màu trắng, chỉ nhị đỏ và bao phấn vàng. Hoa có mùi thơm dễ chịu về chiều tối. Quả mọng và hơi tròn. Mỗi quả có đường kính từ 3 – 5cm và thường chỉ chứa 1 hạt.

Đặc điểm về môi trường sống

Nguồn gốc của cây đại tướng quân chưa được làm rõ. Người ra chỉ biết rằng nó có phạm vi phân bố khá rộng. Cây được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và một số nước khác có điều kiện khí hậu tương tự. Cây thích sống trong môi trường không quá nóng cũng không quá ẩm. Người ra thường tách hành con để trồng. 

Bộ phận dùng và cách thu hái

Cây đại tướng quân thường dùng làm dược liệu. Toàn bộ các thành phần của cây đều được sử dụng. Người ta có thể thu hái nó quanh năm. Tuy nhiên, nếu muốn lấy hoa thì nên thu hái vào mùa hè.

Khi làm dược liệu, cây có thể dùng dạng tươi hoặc khô. Người ta chế biến nó bằng cách sắc lấy nước uống, thoa ngoài da hoặc nấu cao. Liều lượng dùng mỗi ngày giao động từ 10 – 30g.

Các bộ phận của cây đại tướng quân đều có giá trị dược liệu. Trong đó lá cây là bộ phận thường được sử dụng nhất.
Các bộ phận của cây đại tướng quân đều có giá trị dược liệu. Trong đó lá cây là bộ phận thường được sử dụng nhất.

Tính vị và thành phần hóa học cây đại tướng quân

Theo ghi chép của Đông y, đại tướng quân là loại cây có tính mát, vị cay. Nó quy kinh (tác dụng đặc biệt) vào tỳ (lá lách), vị (dạ dày) và phế (phổi). Điều đáng lưu ý, đây là loại thảo dược có độc tính.

Thành phần hóa học chủ yếu của cây đại tướng quân là Ambelin, Crinasiatin và Crinamin. Cụ thể, trong rễ của lại cây này chứa nhiều vitamin, hợp chất tạo nên mùi hôi tương tự tỏi và lycorin. Trong hạt cũng chứa lycorin. Ngoài ra, nó còn có  crinamin.

Giá trị dược liệu của cây đại tướng quân

Tác dụng chủ yếu của cây đại tướng quân là thông huyết, giảm đau và tiêu sưng. Bên cạnh đó, loại cây này còn chữa đau răng, đau họng, viêm da và chữa vết thương rắn cắn. Ngoài ra, khi dùng riêng lẻ từng thành phần của cây sẽ có một số tác dụng như:

  • Rễ cây: Giải độc, tán hàn và làm toát mồ hôi;
  • Củ: Long đờm và nhuận tràng, chữa đau tai;
  • Hạt: Lợi tiểu và điều hòa kinh nguyệt;
  • Lá: Chữa chứng buồn nôn nhưng không nôn ra được, đau nhức tay chân, đau lưng, bệnh trĩ, mụn nhọt.

Các bài thuốc chữa bệnh với cây đại tướng quân

Chữa đau nhức xương khớp với lá đại tướng quân

Dùng 20g lá ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát. Cho vào đó một chút rượu rồi sao trên bếp cho vừa nóng. Dùng vải bọc thuốc lại rồi đắp lên chỗ bị đau nhức xương khớp. Mỗi ngày đắp 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút và thực hiện liên tục trong khoảng 3 ngày.

Hoặc bạn cũng có thể kết hợp cây đại tướng quân với các vị thuốc Đông y khác giã nát và đắp ngoài da. Thường dùng lá bạc thau (8g) và lá cây đòn gánh (10g). Kết hợp với hai loại thảo dược này là 10 lá đại tướng quân. 

Ngoài công dụng giảm đau nhức xương khớp, bạn cũng có thể dùng một trong hai bài thuốc này trong trường hợp bị bong gân do chấn thương để giảm đau và sưng.

Giã nát lá đại tướng quân vắt lấy nước uống hoặc đắp ngoài da chữa được nhiều bệnh lý.
Giã nát lá đại tướng quân vắt lấy nước uống hoặc đắp ngoài da chữa được nhiều bệnh lý.

Chữa bệnh trĩ ngoại, viêm da, mụn nhọt, rắn cắn với lá đại tướng quân

Kết hợp đồng thời cả hai cách, thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày:

+Lá tươi sau khi rửa sạch thì giã nát rồi đắp lên da và dùng băng gạc y tế cố định lại;

+Giã nát 1 – 2 lá rồi vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý khi dùng cây đại tướng quân chữa bệnh

Cách giải độc khi dùng cây đại tướng quân quá liều

Thảo dược đại tướng quân có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên nó lại là loại có độc tính. Chính vì thế khi dùng dạng uống, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc về liều lượng và thời gian sử dụng.

Trường hợp bị ngộ độc khi dùng loại dược liệu này sẽ có các biểu hiện như: nôn mửa, người vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy, tim đập nhanh, hô hấp không đều, sốt… Giải pháp tạm thời để khắc phục là dùng nước trà đặc, nước đường hoặc nước muối pha loãng. Hoặc bạn cũng có thể pha nước giấm gừng với tỷ lệ 2:1. Nếu các dấu hiệu vẫn không thuyên giảm thì cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất.

Nước trà đặc có thể giải độc cây đại tướng quân.
Nước trà đặc có thể giải độc cây đại tướng quân.

Ngoài ra, khi dùng cây đại tướng quân chữa tình trạng đau nhức xương khớp, đau lưng hoặc bong gân, bạn chỉ sử dụng ngoài da, không được uống. Bởi nó có thể gây nhiễm trùng khớp hoặc ngộ độc.

Phân biệt cây đại tướng quân với trinh nữ hoàng cung

Cây đại tướng quân mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng làm cảnh vì hoa đẹp. Khi sử dụng làm dược liệu, bạn cần chú ý phân biệt để không nhầm lẫn cây này với cây trinh nữ hoàng cung. Cả hai loại cây đều thuộc họ loa kèn đỏ với thân, lá và hoa có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy hai loại cây này có một số điểm khác biệt như sau:

  • Lá: Ở dạng tươi, lá của trinh nữ hoàng cung mỏng và màu nhạt hơn lá của đại tướng quân. Còn ở dạng khô thì trinh nữ hoàng cung có mùi thơm đặc trưng, trong khi lá của đại tướng quân thì hăng nhẹ và không thơm.
  • Thân: Trinh nữ hoàng cung có thân tròn, củ màu trắng. Thân của cây đại tướng quân có hình bầu dục, màu hồng nhạt hoặc đỏ.
  • Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung có màu hồng nhạt. Còn của cây đại tướng quân có màu trắng, một số cây có màu đỏ phớt ở cuốn hoa.
Nếu thu hoạch không ngay mùa hoa, nhiều người dễ nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung là đại tướng quân.
Nếu thu hoạch không ngay mùa hoa, nhiều người dễ nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung là đại tướng quân.

Ngày Cập nhật 18/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *