Cây Mật Gấu - Công Dụng Trị Bệnh Và Tác Dụng Phụ Cần Biết

Thành phần của cây mật gấu có chứa kháng sinh và nhiều hoạt chất quan trọng khác trong điều trị bệnh về tim mạch, tiểu đường, xương khớp hoặc bệnh do ký sinh trùng… Độc tính trong loại cây này khá thấp nhưng lạm dụng nó trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó đó tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. 

Cây lá đắng (mật gấu) tốt cho hoạt động của gan, thận và tim mạch.
Cây lá đắng (mật gấu) tốt cho hoạt động của gan, thận và tim mạch.

+Tên khoa học: Vernonia amygdalina.

Người ta thường gọi Vernonia amygdalina là cây mật gấu Châu Phi để phân biệt với cây Mahonia bealei (cũng được gọi là cây mật gấu). Mahonia bealei thuộc họ Fortune (Hoàng liên gai). Nó còn được biết đến với tên gọi khác là hoàng mộc, hoàng liên ô rô hoặc hoàng bá gai.

+Họ: Asteraceae (họ Cúc).

+Tên gọi khác: Ở Việt Nam gọi là cây lá đắng.

Tên gọi bản địa của cây mật gấu vùng Châu Phi khác nhau tùy từng vùng. Cụ thể là: grawa (tiếng Amharic ở Ethiopia), ewuro (tiếng Yoruba ở Nigeria), etidot (tiếng Ibibio ở Guinea Xích Đạo), onugbu (tiếng Igbo ở đông nam Nigeria)…

Mahonia bealei (Hoàng liên ô rô) cũng có tên là cây mật gấu nhưng công dụng và thành phần hóa học hoàn toàn khác Vernonia amygdalina.
Mahonia bealei (Hoàng liên ô rô) cũng có tên là cây mật gấu nhưng công dụng và thành phần hóa học hoàn toàn khác Vernonia amygdalina.

Đặc điểm nhận dạng của cây lá đắng

Hình thái bên ngoài cây lá đắng

Cây lá đắng thuộc loại cây bụi, cao khoảng 2m. Thân mềm. Lá đơn, hình xoang và mọc cách. Hai mặt lá có lớp lông mỏng. Mép lá hình răng cưa nông. Chiều dài của lá từ 10- 15cm và thường có màu xanh. Gân lá có thể có màu tía tùy theo môi trường sống. Hoa màu vàng, cánh nhỏ li ti và mọc thành cụm.

Môi trường sống của cây lá đắng

Cây lá đắng có nguồn gốc ở Châu Phi. Một số tài liệu cho rằng nó xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 21. Loại cây này thường mọc hoang ở ven rừng và những vùng đồi núi. 

Tính vị và thành phần hóa học của cây lá đắng

Đúng như tên gọi, cây mật gấu có vị rất đắng nhưng có hậu ngọt, tính bình. Các nhà khoa học cho biết vị đắng của loại cây này là do tác động của các hợp chất gồm:

  • Alkaloids: Một loại amin nguồn gốc thực vật, có thể ứng dụng làm thuốc giảm đau hoặc gây tê;
  • Saponin: Glycoside tự nhiên có tính phá huyết, thường dùng để tăng sức đề kháng;
  • Tannin: Hợp chất polyphenol có trong thực vật được ứng dụng để giảm nhiễm trùng vết thương;

Ngoài ra những chất trên, đặc điểm về thành phần hóa học của cây lá đắng còn có: terpene (tạo hương thơm), steroid (giảm đau), coumarin (giảm phù nề), flavonoid (chống lại một số vi sinh vật gây bệnh), acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide và sesquiterpene. Trong đó, đáng chú ý là sesquiterpene. Chất này có tác dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Mặt khác, cây lá đắng còn chứa một số khoáng chất như: magie, crom, mangan, sắt, đồng, kẽm… Cùng với đó là các loại vitamin như A, E, C, B1 và B2. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy trong loại cây này một số axit amin quan trọng như: leucine, Isoleucine, lysine, threonine, valine và histidine…

Độc tính và tác dụng phụ của cây mật gấu

Một số thành phần của cây lá đắng có thể chứa độc tính. Tiêu biểu như saponin. Chất này cũng có trong nhân sâm hoặc cây đinh lăng. Nó là chất phá huyết, gây hại cho sức khỏe nếu dùng với liều lượng cao.

Tuy nhiên, khi thử nghiệm với động vật thì nó vẫn an toàn dù dùng kéo dài. Cụ thể, người ta dùng dịch chiết từ cây lá đắng với nước rồi cho động vật uống trong 6 tuần. Sau đó thực hiện các xét nghiệm và so sánh với nhóm đối chứng. Kết quả không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về hoạt động của tim, gan, thận, ruột khi sinh thiết. Trọng lượng và số lượng tế bào máu cũng không có gì bất thường.

Dù vậy, nếu lạm dụng loại cây này hoặc dùng với liều lượng quá cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến những hậu quả như:

  • Ngộ độc: Biểu hiện thường gặp là đau đầu, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, tay chân run rẩy…
  • Viêm ruột hoặc suy giảm chức năng của bộ phận này;
  • Huyết áp lên xuống thất thường. Nếu bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, lạm dụng cây lá đắng có thể dẫn đến liệt nửa người;
  • Suy giảm hệ miễn dịch.
Lạm dụng cây lá đắng có thể gây suy yếu hệ miễn dịch và rối loạn huyết áp.
Lạm dụng cây lá đắng có thể gây suy yếu hệ miễn dịch và rối loạn huyết áp.

Giá trị dược liệu và liều lượng dùng cây lá đắng

Một số nơi ở Châu Phi dùng lá đắng như một loại rau để nấu canh. Ở Nigeria thì dùng loại cây này để vệ sinh răng miệng. Thậm chí, nó còn được dùng làm xà phòng ở Uganda. Ngoài những công dụng này, cây lá đắng còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh. Giá trị dược liệu của nó được công nhận và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam.

Tác dụng với sức khỏe của cây lá đắng

  • Gan: Mát gan, giải độc và hạ men gan;
  • Tim mạch: Giảm lượng cholesterol xấu trong máu xuống 50%. Cung cấp cho cơ thể lượng axit béo không bão hòa chống lại bệnh tim mạch. Đáng chú ý đây là loại axit cơ thể không thể tự tổng hợp. Nhờ những tác động này, lượng đường huyết được giữ ở mức ổn định và hệ tim mạch được bảo vệ.
  • Thanh nhiệt;
  • Cân bằng lượng hormone sinh dục nữ, duy trì nồng độ estrogen ở mức thích hợp và kích thích khả năng sinh sản;
  • Chống oxy hóa;
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư. Đặc biệt là khi kết hợp cây lá đắng với curcumin trong nghệ.

Những bệnh lý có thể điều trị bằng cây lá đắng

  • Sốt rét;
  • Ký sinh trùng ở đường ruột gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa; bệnh sán máng, lỵ…;
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Giảm triệu chứng ho (đặc biệt là ho có đờm), đau họng;
  • Hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về xương khớp.

Các cách sử dụng cây mật gấu chữa bệnh

Khi dùng làm dược liệu, người ta thường dùng cả phần thân, lá và rễ cây lá đắng. Nó được sử dụng theo 2 cách;

  • Sắc lấy nước uống: Có thể dùng ở dạng khô hoặc tươi;
  • Ngâm rượu: Thường dùng phần thân và rễ (bỏ vỏ). Thái mỏng trước khi ngâm. Dùng dạng khô hay tươi đều được. Thời gian ngâm rượu ít nhất là 15 ngày hoặc cho đến khi rượu chuyển màu vàng đậm. Càng ngâm lâu thì các dược tính trong cây lá đắng phát huy công dụng càng nhiều.
Cây lá đắng khi dùng làm dược liệu có thể dùng cả dạng tươi lẫn khô.
Cây lá đắng khi dùng làm dược liệu có thể dùng cả dạng tươi lẫn khô.

Bài thuốc chữa bệnh với cây mật gấu

Chữa đau nhức xương khớp và rối loạn tiêu hóa với cây lá đắng

Dùng thân cây lá đắng ở dạng khô. Sau khi thái nhỏ thì ngâm với rượu trắng cho đến khi màu rượu chuyển sang vàng đậm. Thường thì khoảng thời gian này mất từ 15 – 30 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần 1 chén nhỏ.

Trị tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống nước cây lá đắng thay trà

Dùng lá mật gấu ở dạng khô hãm với nước sôi để uống như trà. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 10g. Ngoài công dụng chữa bệnh tiểu đường tuýp 2, cách dùng này còn giúp gan, thận thải độc hiệu quả và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.

Chữa ho và đau họng với cây lá đắng dạng tươi

Nhai 1 hoặc 2 lá mật gấu dạng tươi rồi từ từ nuốt. Bạn nên nhai trước khi đi ngủ. 

Bài thuốc giảm sốt với cây lá đắng

Chuẩn bị 10g lá mật gấu ở dạng khô và 25g nghệ tươi. Nghệ cắt lát hoặc giã nhuyễn trước khi cho vào ấm nấu với lá mật gấu và nửa lít nước. Đến khi nước sắc còn khoảng 100ml là có thể dùng. Uống khi còn ấm và có thể cho vào đó một ít mật ong để dễ uống hơn.

Thuốc sắc xong nên chia thành 3 lần và uống hết trong 1 ngày. Ngoài công dụng giảm sốt thông thường, với trường hợp bị sốt rét, bạn cũng có thể dùng lá mật gấu chữa bệnh theo cách này.

Hạ huyết áp bằng lá mật gấu

Bạn chọn 5 lá mật gấu tươi. Sau khi rửa sạch thì đun sôi với 3 chén nước. Đến khi nước sắc còn 2 chén thì để nguội, bỏ bã là có thể uống. Lượng thuốc sắc được chia thành hai lần uống trong ngày sẽ không còn bị tăng huyết áp nữa.

Lá mật gấu trị viêm ruột thừa

Đun sôi 30g là mật gấu ở dạng tươi với 400ml nước. Sau đó lọc bỏ phần bã rồi pha với một thìa súp mật ong. Lượng thuốc này chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Điều trị bệnh lỵ

Dùng 15g lá mật gấu dạng khô sắc với 3 chén nước. Đun lửa lớn đến khi nước sắc còn lại 1 chén. Lọc bỏ phần bã. Thuốc sau khi sắc chia thành 2 lần uống trong ngày.

Lá mật gấu hãm với nước sôi uống như trà tốt cho gan và thận. Đồng thời nó còn chữa được nhiều bệnh. Trong đó có bệnh tiểu đường.
Lá mật gấu hãm với nước sôi uống như trà tốt cho gan và thận. Đồng thời nó còn chữa được nhiều bệnh. Trong đó có bệnh tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng cây lá đắng làm dược liệu

Cây lá đắng là thảo dược thiên nhiên gần như không có độc tính. Tuy nhiên, thành phần của nó có chứa kháng sinh. Do đó, bạn không nên tự ý dùng loại cây này chữa bệnh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nhất là khi sử dụng lâu dài và với liều lượng cao.

Bên cạnh đó, nếu muốn dùng phối hợp cùng các loại thuốc tân dược chữa bệnh, bạn hãy thông báo cho bác sĩ. Bởi một số thành phần của cây lá đắng có thể gây tương tác không tốt với các loại thuốc trị bệnh.

Trong quá trình sử dụng cây lá đắng làm thuốc chữa bệnh, bạn hãy chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể. Nên tăng dần liều lượng và không được đột ngột ngừng các loại thuốc tân dược đang sử dụng.

Bên cạnh đó, dù các thử nghiệm trên động vật không thể hiện độc tính của cây lá đắng nhưng đối với phụ nữ đang mang thai vẫn nên thận trọng khi dùng loại cây này. Tốt nhất là không nên dùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đồng thời, người huyết áp thấp cũng không nên dùng loại cây này.

Ngoài ra, có không ít người nhầm lẫn cây mật gấu với cây mật nhân (bá bệnh). Cả hai cây đều có vị đắng. Tuy nhiên đặc điểm về hình dạng, thành phần hóa học và công dụng rất khác nhau.

Tên gọi cây mật gấu dễ nhầm lẫn với cây mật nhân. Trong ảnh là cây mật nhân.
Tên gọi cây mật gấu dễ nhầm lẫn với cây mật nhân. Trong ảnh là cây mật nhân.

Cuối cùng, kết hợp với việc dùng thuốc (dù là thảo dược thiên nhiên hay thuốc tân dược) phải là chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Nếu không bệnh tình rất khó thuyên giảm.

Ngày Cập nhật 18/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *