Dùng cây ngải dại chữa á sừng sao cho đúng và hiệu quả?

Dùng cây ngải dại chữa á sừng xuất phát từ kinh nghiệm trong dân gian. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tác dụng của loại cây này. Để phát huy hiệu quả chữa á sừng, ngoài thực hiện đúng cách, người bệnh cần biết thêm một vài lưu ý quan trọng. 

Ngải dại có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm mềm da nên được ứng dụng chữa bệnh á sừng.
Ngải dại có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm mềm da nên được ứng dụng chữa bệnh á sừng.

Công dụng đối với bệnh á sừng của cây ngải dại

Cây ngải dại (Artemisia Indica Willd) có tính mát, vị đắng và thanh lọc tốt nên thường được ứng dụng để chữa tình trạng đau bụng, rối loạn kinh nguyệt và giúp cầm máu. Ngoài những tác dụng phổ biến này, ít ai biết rằng đây còn là loại cây chữa bệnh á sừng nói riêng và một số bệnh viêm da cơ địa nói chung khá hiệu quả.

Tác dụng chữa bệnh á sừng của cây ngải dại đến từ khả năng chống viêm, kháng khuẩn và nấm tuyệt vời. Điều này đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh. Trong đó có nhóm nghiên cứu của Showkat Rashid và các cộng sự thuộc Viện Y học Tích Hợp Ấn Độ. Ngoài khẳng định tác dụng của cây ngải dại, nhóm nghiên cứu còn chỉ ra rằng những hoạt chất chữa bệnh tập trung ở tinh dầu. Và tinh dầu của cây này có cả trong lá và thân.

Bên cạnh đó, một số thành phần trong cây ngải dại còn cân bằng độ ẩm và làm mềm da. Nhờ đó, da có thể hạn chế được tình trạng khô ráp do một số yếu tố tác động từ bên ngoài. Mặt khác, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng một số hoạt chất trong cây ngải dại có thể ức chế tế bào ung thư ở phổi, gan, đại tràng và bạch cầu.

Tóm lại, công dụng của cây ngải dại với bệnh á sừng như sau:

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
  • Ngăn chặn nhiễm trùng và ức chế quá trình lây lan của bệnh;
  • Hạn chế các tổn thương da do tình trạng bong tróc;
  • Hỗ trợ cơ thể tái tạo lại tế bào da mới.
Dùng cây ngải dại chữa á sừng chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, nó không chữa được tận gốc bệnh.
Dùng cây ngải dại chữa á sừng chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, nó không chữa được tận gốc bệnh.

Ưu và nhược điểm khi dùng cây ngải dại chữa á sừng

Ưu điểm:

  • An toàn;
  • Hầu như không có tác dụng phụ khi dùng kéo dài;
  • Chi phí thấp;
  • Thực hiện đơn giản;
  • Khắc phục đáng kể các dấu hiệu bệnh;
  • Hiệu quả kéo dài.

Nhược điểm:

  • Nguyên liệu khó tìm;
  • Thời gian điều trị kéo dài;
  • Tốn thời gian: Mỗi lần chuẩn bị thuốc chỉ dùng được 1 lần;
  • Không chữa được tận gốc bệnh.

Cách dùng cây ngải dại chữa á sừng

Chuẩn bị: 50g ngải dại tươi, một ít muối hạt và một cái chậu (kích thước lớn hay nhỏ tùy vào diện tích vùng da bị á sừng.

Thực hiện:

  • Bỏ rễ; lá sâu, già và úa. Dùng cả phần thân và lá;
  • Ngâm trong nước muối khoảng 15 phút rồi rửa sạch. Mục đích là loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, nấm gây bệnh;
  • Rửa lại nguyên liệu với nước sạch;
  • Vò nát rồi cho vào đó một ít muối và đổ nước ngập nguyên liệu;
  • Nấu sôi trong khoảng 15 phút rồi tắt lửa;
  • Vệ sinh da bị á sừng bằng nước sạch và lau khô;
  • Đợi nước bớt nóng rồi ngâm vùng da bị á sừng trong khoảng 30 phút;
  • Rửa lại da với nước sạch một lần nữa rồi dùng khăn lau khô;
  • Giữ cho da bị bệnh được khô thoáng trong vài giờ sau đó.

Để các triệu chứng của bệnh á sừng nhanh chóng được cải thiện, bạn cần thực hiện cách điều trị này liên tục khoảng nửa tháng. Mỗi ngày ngâm nước ngải dại từ 3  – 4 lần.

Chữa á sừng bằng cây ngải dại cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định mới đạt được hiệu quả cải thiện bệnh.
Chữa á sừng bằng cây ngải dại cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định mới đạt được hiệu quả cải thiện bệnh.

Lưu ý khi chữa á sừng bằng cây ngải dại

Bên cạnh thực hiện đúng cách dùng cây ngải dại chữa á sừng, bạn cần lưu ý về chăm sóc da, sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Những yếu tố này không những ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn quyết định nhiều đến vấn đề bệnh có tái phát hay không.

Về cách chăm sóc da:

  • Hạn chế thấp nhất việc cào gãi hoặc dùng tay gỡ các mảng vảy bong tróc trên da. Hành động này rất dễ khiến da bị chảy máu và nhiễm trùng;
  • Giữ ẩm cho da bằng kem chuyên dụng hoặc tinh dầu thiên nhiên (dầu dừa, dầu oliu). Nhất là khi trời lạnh và hanh khô;

Xem thêm: Điều trị á sừng bằng dầu dừa tại nhà hiệu quả bất ngờ

  • Không để vùng da bị á sừng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau 8 giờ sáng;
  • Dùng kem chống nắng khi ra đường vào lúc trời nắng nóng để tránh làm thâm sạm và mất nước vùng da bị bệnh;
  • Hạn chế để da tiếp xúc với tác nhân dễ gây dị ứng: Nguồn nước ô nhiễm, không khí khói bụi và các sản phẩm tẩy rửa công nghiệp;
  • Vệ sinh da đúng cách, giữ cho da luôn khô thoáng.
Thoa kem chống nắng cũng là một cách chăm sóc và bảo vệ da khi bị á sừng.
Thoa kem chống nắng cũng là một cách chăm sóc và bảo vệ da khi bị á sừng.

Về sinh hoạt và ăn uống

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt;
  • Ăn đủ chất. Bổ sung các loại rau củ quả tươi trong bữa ăn hằng ngày;
  • Kiêng những thực phẩm từng gây dị ứng da hoặc dễ gây ra tình trạng này;
  • Uống đủ nước (từ 1,5 – 2 lít). Lượng nước này nên có cả nước ép từ các loại trái cây;
  • Dành khoảng 60 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục vừa sức;
  • Giữ cho tinh thần thoải mái bằng cách cân bằng giữa học tập, làm việc và nghỉ ngơi; suy nghĩ tích cực.

Phân biệt cây ngải dại với ngải cứu

Khi dùng cây ngải dại chữa á sừng bạn cần chú ý phân biệt nó với cây ngải cứu. Cả hai đều là loại thân thảo và có nhiều đặc điểm nhận dạng bên ngoài khá giống nhau. Tuy nhiên, công dụng của chúng rất khác nhau. Trong khi cây ngải cứu thường dùng để giảm đau nhức xương khớp thì cây ngải dại dùng để chữa các bệnh về da.

Một vài đặc điểm để phân biệt 2 loại cây này là:

  • Thân và lá ngải dại to hơn ngải cứu;
  • Mặt trên lá cây ngải dại màu xanh nhạt, mặt dưới ít lông. Những lá non có lông màu xám nhạt và mỏng;
  • Mùi cây ngải dại hắc hơn ngải cứu.
Hãy chắc chắn loại dược liệu bạn đang dùng để chữa á sừng là ngải dại chứ không phải ngải cứu (Trong ảnh là cây ngải cứu).
Hãy chắc chắn loại dược liệu bạn đang dùng để chữa á sừng là ngải dại chứ không phải ngải cứu (Trong ảnh là cây ngải cứu).

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *