Chàm da đầu – Nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Chàm da đầu là bệnh lý mãn tính nếu không điều trị kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến tâm lý và sức khỏe của người mắc bệnh. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và nhận sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa.

Chàm da đầu
Chàm da đầu là bệnh lý ngoài da do da đầu thiếu ẩm

Chàm da đầu là gì?

Chàm da đầu (Scalp eczema) là một trong những thuật ngữ mô tả tình trạng viêm do rối loạn tiết bã nhờn hoặc da đầu bị khô. Bệnh thường xuất hiện với biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy, bong tróc hoặc đỏ trên da đầu.

Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau đó vài tuần mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh không những không khỏi mà còn lan rộng, gây khó khăn cho việc điều trị về sau. Vì vậy, để khắc phục triệu chứng và giảm thiểu những tác động của bệnh đối với sức khỏe và chất lượng sống, các chuyên gia khuyên người bệnh nên điều trị sớm.

Nguyên nhân gây chàm da đầu

Theo các chuyên gia, bệnh chàm da đầu hình thành chủ yếu là do nấm Malassezia furfur sinh sôi và phát triển trên da đầu gây nên. Bên cạnh đó, bệnh xuất hiện một phần là do sự giảm tiết nhờn và thiếu độ ẩm trên da đầu. Ngoài ra, chàm da đầu xuất hiện do các yếu tố sau:

Chàm da đầu do cơ địa

Yếu tố cơ địa là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm da đầu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến cơ địa như:

  • Di truyền: Những đối tượng có người thân trong gia đình mắc bệnh chàm da đầu thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn người khác
  • Do rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể: Trường hợp bị rối loạn hệ thần kinh, rối loạn chức năng bài tiết hoặc ảnh hưởng hệ tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm da đầu phổ biến.
  • Mắc bệnh lý: Người bị bệnh viêm mũi xoang, viêm đại tràng, suyễn, viêm tai hoặc mắc bệnh về thận,… có khả năng mắc bệnh cao hơn người khỏe mạnh

Chàm da đầu có thể là do yếu tố dị nguyên

Ngoài nguyên nhân cơ địa của mỗi cá nhân, bệnh xảy ra có thể là do các yếu tố tác nhân sau:

  • Dị ứng do tiếp xúc trực tiếp với vật dụng hàng ngày như quần áo, giày dép, khăn lau đầu, dầu gội, mùng hoặc mền,…
  • Môi trường lao động thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hoặc nguyên liệu làm cao su,…
  • Dị ứng thực phẩm do ăn phải thức ăn lạ hoặc do cơ địa có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định như cá, tôm hoặc cua,…

Ngoài các nguyên nhân này, chàm da đầu cũng có thể là do hệ miễn dịch suy yếu hoặc cơ thể thiếu hụt dưỡng chất.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh chàm da đầu

Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh chàm da đầu:

  • Căng thẳng, stress 
  • Béo phì hoặc tăng cân
  • Vấn đề về da như nổi mụn
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Trầm cảm
  • Môi trường, thời tiết thay đổi, khô và hành
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tác dụng phụ của thuốc interferon, lithium hoặc psoralen,…
  • Các vấn đề về sức khỏe như đột quỵ, bệnh Parkinson, HIV hoặc chấn thương ở đầu
  • Thiếu ngủ
  • Do da khô
Nguyên nhân chàm da đầu
Căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da đầu

Triệu chứng chàm da đầu

Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng bong da, gàu hoặc ngứa. Ngoài các dấu hiệu này, chàm da đầu còn xảy ra với các biểu hiện nhận biết đặc trưng sau:

  • Da xuất hiện các mảng đỏ, tiết nhờn nhiều, ở một số đối tượng có da đầu có màu vàng
  • Rụng tóc
  • Sưng
  • Cảm giác bỏng rát
  • Hình thành các mảng da nhờn trên da.

Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở da đầu mà còn lan rộng, ảnh hưởng đến các vị trí lân cận như lông mày, tai, mũi hoặc mặt.

Ở trẻ em, bệnh xảy ra ở da đầu với triệu chứng phổ biến như hình thành mảng da đỏ, khô và có vảy. Ở trường hợp nặng, da đầu có thể chuyển sang màu vàng nhạt hay trắng dày.

Điều trị bệnh chàm da đầu

Để chẩn đoán bệnh chàm da đầu với các bệnh lý viêm nhiễm da khác, bác sĩ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ lấy vài mẫu vảy bong tróc trên da đầu đem làm sinh thiết để xác định sự hiện diện của nấm gây viêm. Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, tùy vào mức độ bệnh mà nhân viên y tế sẽ kê đơn thuốc hoặc chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

Dùng thuốc chữa chàm da đầu

Nguyên tắc điều trị bệnh được chú trọng hiện nay là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mạnh mẽ. Do đó, để khắc phục bệnh, nhân viên y tế thường kê một số loại thuốc bôi có tác dụng tại chỗ cho người bệnh sử dụng. Dưới đây là các loại thuốc điều trị bệnh chàm da đầu được dùng phổ biến như:

  • Thuốc Corticosteroid bôi ngoài: Corticosteroid là thuốc chống viêm có steroid, có tác dụng giảm ngứa và khó chịu trên da. Đồng thời, thuốc còn có công dụng kiểm soát viêm, ngăn ngừa bệnh lan rộng gây tổn thương các vùng da lành. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng Corticosteroid có nồng độ dưới 1%. Bởi thuốc dùng liều lượng cao, bôi quá dày trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Một số loại thuốc Corticosteroid đường bôi thường được dùng như Mometasone, Betamethasone, Fluocinolone acetonide,… 
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Trong một số trường hợp sử dụng thuốc chống viêm có steroid nhưng không thành công, bác sĩ sẽ xem xét và kê đơn thuốc mới cho bệnh nhân. Thuốc ức chế miễn dịch bao gồm Tacrolimus và Pimecrolimus có thể là lựa chọn thay thế phù hợp. Hai loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và điều trị bệnh chàm. Thuốc ức chế miễn dịch chống chỉ định sử dụng ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Ngoài dùng thuốc bôi ngoài, người bệnh có thể kết hợp chung với một số loại thuốc đường uống sau để cải thiện bệnh:

  • Thuốc kháng histamine: Trong trường hợp bệnh chàm da đầu xuất hiện do yếu tố dị ứng, để giảm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamine cho bệnh nhân sử dụng. Vì thuốc có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, mờ mắt hoặc chóng mặt. Do đó, tránh sử dụng ở những đối tượng cần tinh thần tập trung cao như người đang tham gia giao thông, học sinh hay sinh viên đang thi, công nhân vận hành máy móc hạng nặng,…
  •  Thuốc Prednisone: Thuốc thuộc nhóm steroid đường uống, có tác dụng giảm viêm và cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Thuốc chống nấm: Các loại thuốc kháng nấm như Fluconazole có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa nấm phát triển. Vì vậy, giúp giảm ngứa và khô, bong tróc trên da đầu do viêm.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc chỉ được chỉ định sử dụng khi viêm kèm theo triệu chứng nhiễm trùng
Điều trị bệnh chàm da đầu
Thuốc giúp cải thiện triệu chứng viêm, ngứa do chàm da đầu gây nên

Kiểm soát triệu chứng ngứa viêm da đầu bằng dầu gội

Viêm da đầu một phần là do bệnh nhân sử dụng dầu gội không phù hợp hoặc chứa chất gây kích ứng. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, người bệnh nên ngưng và tránh sử dụng các loại dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc tóc có chứa cồn. 

Bên cạnh đó, để kiểm soát tình trạng bong tróc da và ngứa ngáy ở đầu, bệnh nhân có thể sử dụng các loại dầu gội có chứa hoạt chất kháng nấm, chống viêm sau đây:

  • Dầu gội chứa selen sunfit: Sản phẩm có tác dụng ức chế và tiêu diệt nấm gây viêm da đầu. Đồng thời, dầu gội chứa selen sunfit còn giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng khô hoặc ngứa ở da đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng dầu gội chứa hoạt chất này tối thiểu 2 lần mỗi tuần. Tuyệt đối không lạm dụng vì sản phẩm có thể gây tác dụng phụ làm khô da đầu hoặc nhờn tóc. Nặng hơn, chúng có thể gây biến đổi màu tóc hoặc kích ứng da đầu, làm tăng nguy cơ rụng tóc.
  • Dầu gội chứa kẽm pyridine: Dầu gội có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giúp trị gàu và giảm ngứa. Ngoài ra, kẽm pyridine còn có công dụng giảm tốc độ sản xuất của tế bào da mới. Do đó, giảm thiểu bong tróc da đầu. Chỉ nên sử dụng dầu gội chứa kẽm pyridine có nồng độ từ 1 – 2%. Số lần dùng mỗi tuần từ 2 – 3 lần. Không nên sử dụng quá nhiều có thể gây kích ứng da đầu khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Dầu gội chứa acid salicylic: Có tác dụng làm bung các lớp da bên ngoài, giảm ngứa. Nồng độ acid salicylic trong dầu gội ở mức tù 1.8 – 3%. Vì dầu gội có thể gây kích ứng da đầu nên người bệnh chỉ nên dùng 2 – 3 lần/ tuần.

Ngoài các loại dầu gội nêu trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu có chứa Ketoconazole để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, chỉ sử dụng hóa chất ở nồng độ từ 1 – 2%, mỗi 2 lần/ tuần.

Giảm chàm da đầu bằng tự nhiên

Có thể áp dụng các biện pháp điều trị tự nhiên sau đây để cải thiện bệnh:

  • Dùng mật ong: Với đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, mật ong có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây viêm. Bên cạnh đó, mật ong còn có thể giúp trị ngứa, cung cấp độ ẩm cho da. Vì vậy, giúp làm mềm da, cải thiện tình trạng khô da. Đặc biệt, với công dụng làm lành nhanh, mật ong giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương trên da đầu. Cách thực hiện đơn giản, dùng mật ong pha loãng với nước ấm theo công thức 9:1. Sau đó thoa đều lên tóc và da đầu rồi massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút. Chờ 30 phút rồi gội lại đầu.
  • Dùng tinh dầu: Các nghiên cứu cho biết, tinh dầu tự nhiên có tính kháng khuẩn và chống nấm, có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm da đầu. Tuy nhiên, để giảm thiểu tác dụng phụ, trước khi thoa dầu lên da đầu và tóc, bệnh nhân cần pha loãng với dầu dẫn (ô liu, dầu dừa,…). Một số loại tinh dầu thường dùng chữa chàm da đầu như tinh dầu cây trà, dầu tràm, khuynh diệp hoặc dầu oải hương,…

Ngoài các biện pháp nêu trên, trong trường hợp bệnh chuyển nặng và lan rộng , bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng liệu pháp ánh sáng để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được dùng khi thực sự cần thiết. Bởi ánh sáng nhân tạo có thể tác động xấu đến sức khỏe.

Biện pháp phòng ngừa chàm da đầu tái phát

Bệnh có thể được điều trị dứt điểm nhưng nếu bệnh nhân không biết cách phòng ngừa, chàm da đầu rất dễ tái phát trở lại. Vì vậy, để phòng tránh bệnh bùng phát, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp sau đây:

  • Sau khi tắm xong, không nên để đầu ướt đi ngủ
  • Dùng máy sấy tốc nên chỉnh sang chế độ sấy lạnh hoặc hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất. Việc dùng nhiệt độ cao có thể gây khô tóc và da đầu làm tình trạng viêm thêm nghiêm trọng
  • Thư giãn, giữ tinh thần thoải mái chính là điều kiện cân bằng giúp giảm stress và căng thẳng. Từ đó ngăn ngừa chàm da đầu quay trở lại
  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hoặc dị ứng
  • Không nên ngãi ngứa 
  • Tránh hút thuốc lá

Chàm da đầu là bệnh lý không khó chữa trị nhưng bệnh có nguy cơ tái phát cao. Do đó, ngoài điều trị bằng thuốc đặc hiệu, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa phù hợp.

→ Có thể bạn quan tâm: Chàm đồng tiền là gì – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *