Chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không? [Giải đáp]

Hiện nay, tiêm vắc xin được nhận định là cách phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng không biết rằng chích ngừa viêm gan B rồi thì có bị lây nữa không? Thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác từ bác sĩ chuyên khoa.

chích ngừa viêm gan B có bị lây nữa không
Nhiều người thắc mắc không biết chích ngừa viêm gan B rồi thì còn khả năng bị lây không?

Tìm hiểu về vấn đề chích ngừa viêm gan B

Chích ngừa viêm gan B hiện đang là cách phòng bệnh hiệu quả nhất có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Sau khoảng 21 ngày tiêm mũi đầu tiên thì cơ thể sẽ bắt đầu tạo ra kháng thể chống lại virus HBV.

Để có định lượng kháng thể ở mức cần thiết thì bạn cần chích đủ 3 – 4 mũi vắc xin ngừa bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, sau khoảng từ 4 – 5 năm thì có thể chích thêm 1 mũi bổ sung nhằm mục đích duy trì số lượng kháng thể ở mức ổn định. Đồng thời có thể hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B.

Sau đây là những nhóm đối tượng thường sẽ được chỉ định chích ngừa viêm gan B:

  • Người không có kháng thể ngừa Hepatitis B virus hay nồng độ kháng thể dưới 10mUI/ml.
  • Tất cả các trẻ sơ sinh – nhất là những em bé có mẹ mang mầm bệnh.
  • Đối tượng mắc các bệnh viêm gan mãn tính như viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, tăng men gan hay viêm gan C.
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm viêm gan B.
  • Nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp xúc với dịch phẩm và máu.
  • Người ghép tạng hay thường xuyên phải truyền máu.
  • Người tiêm chích các chất gây nghiện.
  • Bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hay những người bị suy giảm miễn dịch.
  • Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm gan B như tiếp xúc với máu hay quan hệ với những người có HBsAg dương tính.

Chích ngừa viêm gan B chính là biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất với Hepatitis B virus. Tuy nhiên, giải pháp này chống chỉ định với một số nhóm đối tượng sau:

  • Những người đã bị nhiễm Hepatitis B virus.
  • Người có cơ địa quá mẫn với các thành phần có trong vắc xin.
  • Người bị sốt nặng do nhiễm trùng.
  • Người đang bị nhiễm trùng dạng cấp tính.
  • Đối tượng có tiền sử lupus ban đỏ, hội chứng Guillain-Barré, đa xơ cứng hay mắc các bệnh tự miễn khác.

Chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không? Bác sĩ giải đáp

Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu tiêm vắc xin đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn rất lo lắng bởi không biết chích ngừa viêm gan B rồi thì có bị lây nhiễm nữa hay không?

khả năng lây bệnh sau chích ngừa viêm gan B
Trẻ sơ sinh là đối tượng được chỉ định chích ngừa viêm gan B, nhất là khi có mẹ nhiễm bệnh

Trước thắc mắc của rất nhiều người bệnh, bác sĩ Tuyết Lan tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết:

“Chích ngừa viêm gan B chỉ có tác dụng phòng bệnh cho những người chưa từng bị nhiễm Hepatitis B virus. Tiêm phòng vắc xin sẽ giúp cơ thể sinh ra các kháng thể để chống lại virus HBV, tránh lây nhiễm virus khi có tiếp xúc. Nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng cách thì hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B có thể đạt khoảng 95% đối với cả trẻ em và người lớn. Còn đối với người trên 40 tuổi thì hiệu quả bảo vệ đạt khoảng 90%. Hiệu quả này có thể kéo dài trong khoảng 15-20 năm và thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Hiệu quả bảo vệ sau khi chích ngừa viêm gan B sẽ được quyết định bởi nồng độ của anti HBs có trong máu người được tiêm phòng. Nồng độ anti HBs càng cao thì hiệu quả bảo vệ sẽ càng tốt. Nồng độ anti HBs đạt mức trên 10 mIU/ml thì có hiệu quả bảo vệ, nồng độ anti HBs đạt trên 100 mIU/ml thì có hiệu quả miễn dịch rất cao. Trường hợp nồng độ anti HBs dưới 10 mIU/ml thì chưa có khả năng bảo vệ.

Nồng độ anti HBs giảm dần theo thời gian, đồng thời khác nhau ở mỗi người. Đây chính là lý do hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B sẽ giảm dần theo thời gian. Chính vì vậy, cần chú ý thăm khám và định lượng nồng độ anti HBs định kỳ để tiêm vắc xin phòng viêm gan B bổ sung khi nồng độ anti HBs nhỏ hơn 10 mUI/ml.

Mặc dù hiệu quả bảo vệ của chích ngừa viêm gan B là rất cao, nhưng không phải là tuyệt đối 100%. Do đó, một người đã tiêm vắc xin viêm gan B đầy đủ nhưng vẫn có thể bị lây bệnh. Nhất là qua truyền máu, tiêm chích, đường tình dục hay qua nhau thai. Bên cạnh đó, dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, dụng cụ bấm móng, bàn chải đánh răng cũng sẽ có nguy cơ lây bệnh.”

Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm gan B

Chích ngừa viêm gan B đầy đủ và đúng lịch chính là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn cũng cần kết hợp thêm với các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả phòng ngừa.

chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không
Chích ngừa viêm gan B có hiệu quả tốt nhưng không phải tuyệt đối nên vẫn có nguy cơ bị lây

Cần đặc biệt chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Nên quan hệ tình dục điều độ và an toàn, đeo bao cao su và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ.
  • Tuyệt đối không dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải răng, dao cạo hay kìm bấm móng… Bởi chúng có thể tiếp xúc với dịch cơ thể hay máu của người nhiễm bệnh.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm và đồng thời tránh tiếp xúc với máu của người khác khi không có dụng cụ bảo vệ.
  • Không tiêm, xỏ khuyên, làm móng hay xăm mình ở những cơ sở không đảm bảo an toàn y tế.
  • Cần sử dụng bơm kim tiêm mới đã qua vô trùng trong mọi trường hợp.

Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc “chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây bệnh không?”. Nên nhớ rằng, việc chích ngừa mặc dù mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhưng chưa phải là tuyệt đối. Chính vì thế cần kết hợp với các biện pháp dự phòng khác để nâng cao hiệu quả phòng bệnh viêm gan B.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *