TOP 3 cách chữa bệnh động kinh phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

Động kinh là căn bệnh gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương. Nếu không sớm phát hiện triệu chứng hoặc không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, căn bệnh này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy cách chữa động kinh như thế nào an toàn, hiệu quả. Đọc ngay bài viết dưới để giải đáp thắc mắc này.

Cách chẩn đoán bệnh động kinh nhất định bạn cần biết

Động kinh là căn bệnh thuộc dạng rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh), khi đó hoạt động của não bộ bị thay đổi gây ra co giật hoặc cảm giác bất thường, đôi khi là mất ý thức tạm thời.

Động kinh là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, xảy ra ở mọi lứa tuổi
Động kinh là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, xảy ra ở mọi lứa tuổi

Để chẩn đoán bệnh động kinh, chúng ta có thể dựa vào:

  • Tiền sử bệnh của gia đình, triệu chứng lâm sàng bệnh
  • Bác sĩ kiểm tra hành vi, chức năng vận động, chức năng tinh thần, từ đó xác định loại động kinh có thể mắc phải.
  • Xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của di truyền, các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các rối loạn khác có thể liên quan đến
  • Các xét nghiệm chuyên sâu như: điện não đồ (EEG), điện não đồ mật độ cao, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cộng hưởng từ chức năng (IMRI), chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET), chụp cắt lớp vi tính bằng phát xạ đơn photon (SPECT)… để phát hiện những bất thường trong não như:
  • Các kỹ thuật xét nghiệm giúp xác định nơi cơn động kinh bắt đầu trong não: ánh xạ thống kê tham số (SPM), phân tích Curry, đo điện não đồ (MEG).

Các bác sĩ chuyên khoa nhận định, chẩn đoán chính xác loại động kinh và nơi bắt đầu co giật giúp người bệnh tìm ra phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh.

Top 3 cách chữa bệnh động kinh phổ biến hiện nay

Có nhiều cách chữa bệnh động kinh như điều trị bằng cách dùng thuốc; điều trị không dùng thuốc; phẫu thuật. Mỗi cách chữa đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc hiểu rõ từng phương pháp chữa sẽ giúp bạn lựa chọn được cách điều trị bệnh động kinh phù hợp và chính xác nhất.

Cách chữa bệnh động kinh bằng thuốc

Các loại thuốc Tây y và Đông y đều có hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh toàn thể hay cục bộ. Cụ thể:

Thuốc tây y chữa bệnh động kinh

Hầu hết, đối với các trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng động kinh để giảm các cơn co giật. Một số loại thuốc động kinh phổ biến (liều dùng mg/kg/ngày) phải kể tới như: Valproate, Barbituric, Carbamazépine, Vigabatrin…

Nguyên tắc dùng thuốc cần chọn thuốc đúng thể bệnh, theo dõi đáp ứng điều trị và bắt đầu từ liều thấp tới liều cao. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không dừng thuốc đột ngột, khi đổi thuốc phải giảm từ từ thuốc cũ và tăng dần liều thuốc mới.

Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây chữa động kinh
Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây chữa động kinh

Trong trường hợp nhiều trẻ em bị động kinh, sau một thời gian sử dụng thuốc các triệu chứng dần biến mất. Bác sĩ sẽ dựa trên khám, chẩn đoán lại để quyết định xem trẻ có thể ngừng thuốc và sống mà không bị các cơn co giật không.

Ngay cả với người lớn, nếu sau 2 năm không xuất hiện cơn co giật thì bác sĩ có thể xem xét và chỉ định ngừng sử dụng thuốc.

Ưu điểm: Tiện lợi, dễ sử dụng, giúp giảm nhanh các cơn co giật

Nhược điểm: Nhiều loại thuốc chống co giật đều có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng.

  • Các tác dụng phụ thể nhẹ gồm: Chóng mặt, mệt mỏi, tăng cân, da nổi mẩn đỏ, phát ban, mất mật độ xương, rối loạn trí nhớ, suy giảm trí nhớ,…
  • Các tác dụng phụ nặng, nghiêm trọng nhưng hiếm gặp hơn phải kể đến là: viêm một số cơ quan (viêm gan), phát ban, nổi mề đay nghiêm trọng, trầm cảm, có suy nghĩ hay thậm chí là hành vi tự sát.

Vì tính chất nghiêm trọng của các tác dụng phụ, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, tư vấn điều trị phù hợp. Không tự ý điều chỉnh tăng/giảm liều dùng. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ.

Chữa bệnh động kinh bằng thuốc Đông y

Đông y quan niệm, động kinh thuộc chứng kinh phong, liên quan tới sự rối loạn công năng của tạng tâm, tỳ, can, thận, từ đó làm mất cân bằng âm dương, gây nghịch khí, hỏa viêm, đàm trệ.

Vì thế, Đông y điều trị bệnh động kinh bằng cách dùng các vị thuốc có tác dụng làm trấn kinh, an thần, bình can, bổ khí huyết để điều hòa tinh – khí – thần, từ đó nâng cao thể trạng.

Thuốc đông y chữa động kinh hiệu quả từ gốc tới ngọn
Thuốc đông y chữa động kinh hiệu quả từ gốc tới ngọn

Một số bài thuốc Đông y, người bệnh có thể tham khảo, gồm:

  • Bài thuốc 1: Bối mẫu 6g, Mạch môn 12g, Cương tằm 12g, Viễn chí 12g, Chu sa 6g, Trần bì 6g, Phục linh 12g, Thạch xương bồ 8g… Các vị thuốc tán thành bột mịn, lấy nước trúc lịch, gừng, cam thảo nấu thành cao trộn với bột trên, nặn thành viên dùng 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc 2: Bột rau thai nhi 8g, Viễn chí 8g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Kỷ tử 12g, Hà thủ ô 12g, Trần bì, Cam thảo 6g… trộn lẫn, sắc thành thuốc uống 2 lần/ngày.

*Lưu ý: Dùng thuốc đông y cần đúng liều, đúng lượng và cần kiên trì trong thời gian dài mới phát huy hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều lượng hoặc ngưng dừng thuốc giữa chừng dẫn tới thuốc không có tác dụng hoặc phản tác dụng.

Ưu điểm: An toàn, lành tính, phù hợp với sinh lý cơ thể người Việt, giúp điều trị bệnh từ gốc tới ngọn

Nhược điểm: Thời gian điều trị bệnh lâu, đòi hỏi sự kiên trì từ phía người bệnh

Ngoài ra, khi điều trị động kinh, bệnh nhân còn được chỉ định bấm huyệt, xoa bóp và châm cứu. Mục đích của bấm huyệt, xoa bóp chữa động kinh là nhằm phục hồi toàn thân, nhất là mỏi mệt sau lên cơn. Các huyệt châm như cân súc, nội quan, thần môn, hành gian, trung quản, phong long, can du, thần đạo…

Việc bấm huyệt, châm cứu phải được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tại các sở y tế chất lượng, có uy tín. Tuyệt đối không được tự ý day ấn huyệt tại nhà theo mẹo vì có thể dẫn tới phản tác dụng, khi huyết kinh mạch trì trệ, khó lưu thông.

Điều trị bệnh động kinh bằng phẫu thuật

Hiện nay, nhiều bệnh nhân bị động kinh điều trị bệnh bằng các loại thuốc không thông thường không đáp ứng. Vì thế, phẫu thuật là cách cần thiết để điều trị căn bệnh này. Phẫu thuật bệnh động kinh, tức là cắt bỏ một phần não bộ bị tổn thương nhằm ngăn ngừa cơn co giật tái phát.

Được biết, tại bệnh viện Nhi T.Ư, từ tháng 12/2017, các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật kết hợp đặt điện cực bề mặt vỏ não điều trị kháng thuốc. Cách làm này giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí vùng sinh động kinh, tránh phải phẫu thuật diện tích mô não lớn. Từ đó, cách chữa này giúp giảm tổn thương vùng lành, tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân những vùng não thực sự còn lành lặn, giảm thiểu các tai biến không mong muốn.

Phẫu thuật động kinh chỉ thực hiện đối với trường hợp kháng thuốc
Phẫu thuật động kinh chỉ thực hiện đối với trường hợp kháng thuốc

Người bệnh chỉ thực hiện được phẫu thuật khi và chỉ khi đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn và xác định được chính xác vị trí bị tổn thương. Khi đáp ứng được điều kiện mổ động kinh, người bệnh cần càng thực hiện sớm càng tốt, vì để lâu, ổ động kinh sẽ gây nhiễm điện, phóng điện ra nhiều nơi, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần vận động.

Ưu điểm: Giúp loại bỏ các cơn co giật tận gốc

Nhược điểm: Chi phí đắt đỏ, không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tái bệnh

*Lưu ý trước và sau khi làm phẫu thuật động kinh:

Lưu ý trước phẫu thuật:

  • Nhịn ăn, nhịn uống trước phẫu thuật theo sự hướng dẫn của điều dưỡng.
  • Không trang điểm, sơn móng tay, móng chân trước khi phẫu thuật.
  • Cột tóc gọn gàng trước khi phẫu thuật .
  • Tắm rửa, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng
  • Khi có các triệu chứng bất thường như sốt, nôn ói, tiêu chảy,…hãy liên hệ ngay với điều dưỡng
  • Bệnh nhân thay đồ mổ theo hướng dẫn và được điều dưỡng đưa đến phòng mổ.
  • Tháo gửi trang sức, tiền, điện thoại cho người nhà hoặc điều dưỡng cất giữ (có ký nhận).

Lưu ý sau phẫu thuật:

  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể xuất hiện biểu hiện buồn nôn, choáng, khó, đau vết mổ, sưng vùng mổ, sốt, táo bón,… nếu triệu chứng kéo dài trên 2 giờ, hãy liên hệ điều dưỡng
  • Nên ăn, uống các thức ăn mềm, dễ tiêu khi mới xuống phòng bệnh.
  • Bệnh nhân không tự ý vận động khi chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ hoặc kỹ thuật viên.
  • Bệnh nhân sẽ được chụp phim, xét nghiệm để kiểm tra sức khoẻ và kết quả sau mổ khi bác sĩ chỉ định (nếu cần).
  • Đối với những bệnh nhân có ký gửi tư trang thì sẽ được điều dưỡng đến tận phòng bệnh giao trả và ký nhận.

Cách điều trị động kinh không dùng thuốc

Các chuyên gia cho biết, không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng ngay với các loại thuốc kháng bệnh động kinh do lý do về cơ địa.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh vẫn có thể khắc phục bệnh động kinh bằng cách ức chế sự kích thích quá mức của các tế bào thần kinh, từ đó kiểm soát những cơn co giật, động kinh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp.

Người bị bệnh nên hạn chế rượu bia để tránh bị phát bệnh
Người bị động kinh nên hạn chế rượu bia để tránh bị phát bệnh
  • Bổ sung các loại khoáng chất như magnesium, kẽm, canxi có trong sữa, cá, lúa mì…
  • Ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi để làm giảm tỷ lệ tái phát các cơn co giật.
  • Với những bệnh nhân bị béo phì thì nên ăn thanh đạm, nhưng cần đủ dưỡng chất.
  • Với người bị suy nhược cơ thể nên bổ sung thịt nạc, não động vật… nhằm bồi bổ can thận
  • Tăng cường các loại sản phẩm có tác dụng nhuận tràng như hạnh nhân, quả óc chó, mật ong…
  • Giảm lượng nước, đường đưa vào cơ thể do khiến phụ tải tại não bị tăng, gây nguy cơ phát bệnh.
  • Hạn chế các loại thức ăn béo ngậy, cay nóng nhằm tránh sinh đàm, sinh nhiệt.
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích có thể gây hại cho cơ thể.
  • Giảm bớt lượng muối sử dụng mỗi ngày (không vượt quá 3g/ngày).
  • Lưu ý sinh hoạt hàng ngày dành cho người bị bệnh động kinh
  • Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
  • Tránh căng thẳng, làm việc quá sức hay thức quá khuya…
  • Học cách tự điều tiết cảm xúc của bản thân, không suy nghĩ quá nhiều.
  • Nhận thức tình trạng bệnh của bản thân thật tốt để chủ động phòng tránh bệnh.

Ưu điểm: Đây là biện pháp khắc phục bệnh đơn giản, dễ thực hiện. Việc thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt giúp làm giảm tần suất và mức độ co cứng, co giật.

Nhược điểm: Cách làm này chỉ có tính chất hỗ trợ điều trị, phù hợp với người bị động kinh nhẹ. Với tình trạng động kinh lâu năm, cách chữa này hầu như không đem lại kết quả như mong đợi.

Trên đây là một vài hướng dẫn về cách chữa bệnh động kinh. Căn bệnh này vẫn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân bị động kinh thường cảm thấy mặc cảm, tự ti về tình trạng bệnh của bản thân, dẫn tới hiệu quả điều trị kém. Vì thế, gia đình, bạn bè và người thân của bệnh nhân hãy có thái độ cảm thông, động viên và chia sẻ để người bệnh để họ có thể sống hòa nhập với cộng đồng.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bình luận (1)

  1. pham thi lan says: Trả lời

    bac si.chau bi benh dong kinh nay 17 nam roi ma ngay nao cung dung thuoc than kinh ma van len con.chau co nen phau thuat k ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *