Chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền có ưu và nhược điểm gì?

Điều trị bệnh trĩ theo Y học cổ truyền đang trở nên phổ biến và lâu dần có thể trở thành xu hướng chữa bệnh của nhiều người bệnh. Tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền luôn đạt mức an toàn và hiệu quả, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định thể hiện ở phương diện nhược điểm.

Chữa bệnh trĩ theo Y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân chọn lựa để cải thiện bệnh lý
Chữa bệnh trĩ theo Y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân chọn lựa để cải thiện bệnh lý

Chữa bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền có tốt không?

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, bệnh trĩ là hạ trĩ và được phân ra thành 3 loại khác nhau, như: trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Đây là tình trạng bất thường ở vùng hậu môn và trực tràng kèm theo đó là những dấu hiệu như đau rát hậu môn, ngứa ngáy, chảy máu trực tràng. Trong Y học cổ truyền đã phân thành nhiều thể trạng khác nhau như: huyết ứ, khí huyết hư và thấp nhiệt.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Y học cổ truyền đang dần trở thành xu hướng. Tuy nhiên, ưu và nhược điểm là hai thứ luôn tồn tại song song với nhau, phương pháp chữa bệnh trĩ theo Y học cô truyền cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Vậy, ưu điểm và nhược điểm đó là gì? 

Ưu điểm của thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

  • Tính an toàn cao:

Những bài thuốc Đông y cổ truyền chủ yếu sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Đó có thể là thân, cành, rễ, lá, quả và có khi là hạt của những loại cây thuốc. Do đó, bản chất của những loại cây thuốc là lành tính, ít độc hại, người dùng có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc. Những tác dụng phụ đôi khi có thể xảy ra nhưng có thể chỉ là triệu chứng thông thường rồi nhanh chóng tan biến. Nổi bật hơn, những bài thuốc Đông y có thể sử dụng điều trị bệnh cho cả phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em và cả người lớn tuổi. 

Mặt khác, thuốc được làm bằng thủ công là chính và hầu như không sử dụng các chất bảo quản để bảo quản thuốc. Thuốc chỉ cần phơi hoặc sấy khô và đem cất trữ nơi khô ráo là có thể được sử dụng trong vài ngày liền.

  • Đạt hiệu quả như mong muốn:

Những bài thuốc trị bệnh trĩ trong Y học cổ truyền đã được ông bà tà truyền lại từ đời này sang đời khác và được thế giới công nhận công dụng của chúng mang lại cho sức khỏe của người bệnh. Nền Y học cổ truyền vẫn tìm được chỗ đứng riêng của bản thân chúng trong lòng người bệnh mặc dù nền y học dược lý hiện đại đang ngày một phát triển.

Một điểm khác, những trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, những bài thuốc y học cổ truyền có thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh công dụng trị bệnh hữu hiệu, những bài thuốc ấy còn giúp thanh lọc cơ thể, giúp đào thải các chất độc hại ra bên ngoài, giúp bảo vệ gan thận, làm đẹp da và một số công dụng khác tùy vào từng bài thuốc. 

Những bài thuốc Đông y được bào chế từ các nguyên liệu lành tính có sẵn trong tự nhiên, ít chất độc hại
Những bài thuốc Đông y được bào chế từ các nguyên liệu lành tính có sẵn trong tự nhiên, ít chất độc hại

Những nhược điểm của việc chữa bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền

  • Tốn nhiều công sức:

Đối với thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng trực tiếp cùng với cốc nước ấm mà không phải tốn quá nhiều thời gian chờ đợi. Thuốc Đông y thì hoàn toàn ngược lại. Thời gian để sắc lấy phần nước cất của thuốc cần phải tốn vài giờ đồng hồ, người sắc cũng phải đo lường lượng nước và canh nhiệt độ của lửa cho phù hợp. 

Mặt khác, thuốc Đông y thường có mùi hơi khó chịu nhưng nếu ngửi lâu sẽ có mùi thơm dịu. Thuốc dùng hơi khó chịu đối với những người dùng chưa quen. Có những bệnh lý khác, nước sắc thường có dung tích lớn. Điều đó luôn khiến người bệnh cảm thấy chán và có thể sử dụng không hết đâm ra phí phạm.

  • Tác dụng chậm:

Không thể phụ nhận công dụng của những bài thuốc Y học cổ truyền trong việc cải thiện bệnh trĩ. Tuy nhiên, tác dụng mang lại không được nhanh chóng bằng các loại thuốc Tây y. Những bài thuốc ấy cần một thời gian để thấm sâu vào trong cơ thể và tác dụng mang đến thường rất chậm. Ở những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, bệnh tình thuyên giảm có thể lên tới vài tuần hoặc một vài tháng. 

Chính vì vậy, người bệnh phải có sự kiên trì khi sử dụng và phải sử dụng liên tục. Khi đó, thuốc mới phát huy hết công dụng. Mặt khác, sau khi khỏi bệnh, người bệnh vẫn có thể có nguy cơ tái phát trở lại và tiếp tục tốn thời gian điều trị.

Thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn nhiều so với tác Tây y
Thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn nhiều so với tác Tây y

Các chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị bệnh trĩ trong Y học cổ truyền

Cách chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị bệnh trong Y học cổ truyền thường khác rất nhiều so với phương pháp Tây y có thể lên tới 95%, bệnh trĩ cũng không phải trường hợp loại lệ. Nhưng có một vấn đề mà cả hai phương pháp đều có điểm giống nhau là chẩn đoán bệnh luôn được thực hiện trước khi đề ra các phương pháp chữa bệnh. Việc chẩn đoán bệnh được thực hiện bởi bác sĩ hay lương y có trình độ chuyên môn.

Chẩn đoán bệnh trĩ trong Đông y

Nếu dược lý hiện đại (Tây y) chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp siêu âm, xét nghiệm, nội soi,… thì trong Y học cổ truyền thì lại khác hoàn toàn, đối với bệnh trĩ cũng vậy. Điều trị bệnh trĩ trong Đông y cổ truyền thường hạn chế tối đa sử dụng máy móc hay các thiết bị y tế hiện đại mà chỉ đoán bệnh bằng các phương pháp ngoại quan như: Thiết chuẩn, Vấn chuẩn, Vọng chuẩn, Văn chuẩn. Cụ thể như sau:

  • Tra hỏi bệnh nhân về những biểu hiện của bệnh trĩ thường ngày để biết chính xác mức độ đang mắc phải;
  • Đưa ra những câu hỏi đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về chế độ ăn uống, lối sinh hoạt, công việc, tâm sinh lý,… từ đó có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ chính chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học;
  • Nhận biết bệnh lý của bệnh nhân qua hoàn cảnh sống hoặc các biểu hiện bên ngoài cơ thể;
  • Bắt mạch và sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng hoặc quan sát búi trĩ ở hậu môn để đưa ra kết luận đó là bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Y học cổ truyền

Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dùng thuốc uống hay thuốc bôi là các phương pháp điều trị bệnh phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên, không hẳn bệnh lý nào cũng được áp dụng đầy đủ các phương pháp trên, bệnh trĩ cũng vậy. Thông thường, bệnh trĩ thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, đắp, thuốc xông. Cũng có những trường hợp sẽ được điều trị bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, nhưng phương pháp này ít khi dùng tới.

Châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh trĩ chỉ được thực hiện bởi các y sĩ có chuyên môn
Châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh trĩ chỉ được thực hiện bởi các y sĩ có chuyên môn

Theo nhận định của các chuyên gia Y học cổ truyền, bệnh trĩ có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm, đúng cách, đúng phương pháp. Mặt khác, người mắc bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng Đông y thay vì Tây y. Mặc dù phương pháp này hiệu quả, an toàn nhưng người bệnh phải tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Do đó, người bệnh cần cân nhắc trong việc lựa chọn sao cho phù hợp với bệnh lý của bản thân.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không phải lời khuyên hay phương pháp điều trị của y khoa. Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp ích cho bạn đọc trong việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

ĐỪNG BỎ QUA

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *