Điều Trị Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em Cần Lưu Ý Những Gì?

Cập nhật: 28/03/2024

Đau dạ dày là chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay. Trẻ em cũng không ngoại lệ. Vậy phác đồ điều trị đau dạ dày ở trẻ em như thế thì hiệu quả? Để tìm được câu trả lời, hãy theo dõi thông tin do chuyên gia tiêu hóa THS.BS Tuyết Lan, có hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh đường tiêu hóa cung cấp trong bài viết.

Thuốc tân dược khắc phục nhanh triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em

Sau khi có các triệu chứng bệnh, trẻ nên được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm. Thuốc dạ dày cho trẻ em thường được dùng để giúp điều trị nhiễm khuẩn hoặc giảm axit dạ dày. Phác đồ điều trị phổ biến nhất là diệt vi khuẩn Hp và điều trị triệu chứng.

  • 1-2mg/kg/ngày PPI + 50mg/kg/ngày Amoxicillin + 20mg/kg/ngày metronidazol trong 5 ngày
  • 1-2mg/kg/ngày PPI + 50mg/kg/ngày Amoxicillin + 20mg/kg/ngày Clarithromycin trong 5 ngày
  • 8mg/kg/ngày Bismuth + 50mg/kg/ngày Amoxicillin + 20mg/kg/ngày metronidazol trong 4 – 5 ngày

Đánh giá về hiệu quả điều trị của thuốc tân dược, ths.bs Tuyết Lan cho biết:

“Các loại thuốc đều bày bán phổ biến ở các hiệu thuốc nên dễ mua, dễ sử dụng, giảm nhanh các cơn đau dạ dày chỉ trong vài liệu thuốc đầu tiên.

Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài dễ dẫn tới tỉ lệ đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh càng cao hơn. Ngoài ra hệ lợi khuẩn có trong đường ruột bị tổn hại, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, giảm sức đề kháng. Từ đó, bệnh có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của trẻ.

Đặc biệt trong quá trình sử dụng cơ thể bé gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc, khiến giảm cân, mệt mỏi, tinh thần giảm sút. Tôi khuyên bố mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng”.

Điều trị đau dạ dày ở trẻ em bằng thực phẩm dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để điều trị bệnh đau dạ dày ở trẻ em:

  • Nước gừng kết hợp mật ong: Cho trẻ sử dụng hỗn hợp nước gừng mật ong uống 2 lần mỗi ngày giúp tiêu hóa của trẻ tốt hơn và giảm đau hiệu quả. Lưu ý không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi
  • Nước muối ấm pha loãng:  Cho trẻ uống từ từ, từng ngụm nước ấm pha với 1 thìa cà phê muối. Không nên uống quá nhanh và quá nhiều
  • Nha đam nguyên chất: Mỗi ngày cho trẻ uống 1 cốc nước nha đam nguyên chất (có thể thêm một ít nước để làm loãng) trước khi ăn 20 phút giúp chống viêm, ngăn ngừa axit dạ dày hình thành.
  • Chuối xanh kết hợp mật ong: Chuối xanh thái lát mỏng rồi phơi nắng hoặc sấy khô, tán thành bột mịn. Tiếp theo đổ mật ong vào hỗn hợp bột chuối rồi vo viên nhỏ. Mỗi ngày dùng khoảng 1 vài viên, trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

    Kết hợp nước nghệ tươi và nước dừa: dùng 200g nước cốt nghệ tươi rồi pha vào chén nước dừa chia đều 3 buổi sáng, trưa, tối cho trẻ uống. Kiên trì thực hiện 3 ngày, bệnh sẽ giảm đáng kể.

Nhận xét về hiệu quả giảm đau dạ dày của thuốc dân gian, ths.bs Tuyết Lan cho biết: “Từ xưa đến nay, giải pháp thuốc dân gian luôn được nhiều bố mẹ ưu tiên lựa chọn. Bởi lẽ, thuốc có cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm kiếm, không tốn nhiều chi phí. Nhưng hiệu quả của phương pháp này lại không lại không cao, chỉ có thể giảm triệu chứng tức khắc. Về lâu dài hoàn toàn không thể điều trị tận gốc bệnh. Cần áp dụng với nhiều phương pháp đặc trị khác”.

Thuốc Đông y điều trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ tận gốc

Theo ths.bs Tuyết Lan, thuốc Đông y luôn là phương pháp được nhiều bố mẹ tin tưởng áp dụng. Bởi lẽ, những vị thảo dược tự nhiên có cơ chế điều trị dứt điểm, bệnh không tái phát sau khi dừng điều trị. Ngoài ra, thuốc Nam được bào chế hoàn toàn tự nhiên, rất an toàn, lành tính và không gây nên tác dụng phụ. Vì vậy, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Nhắc đến những vị thảo dược đặc trị đau dạ dày người bệnh không nên bỏ qua:

  • Vị giúp thanh nhiệt, giải độc: Bồ công anh, kim ngân hoa, đơn đỏ, thương nhĩ tử, vỏ bạc sau…
  • Vị giúp hoạt huyết, giảm sưng: Tam thất, nghệ vàng, nghệ đen, vỏ cây gạo…
  • Vị có tác dụng giảm đầy hơi, ợ chua: Ô tặc cốt, thanh bì, bạch thược, cam thảo, sài hồ…

Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc trẻ em bị đau dạ dày

Theo ths.bs Tuyết Lan, ăn uống và tập luyện là hai cách giúp giảm cơn đau, cũng như bảo vệ dạ dày cho bé hiệu quả.

1/ Bệnh đau dạ dày ở trẻ em nên ăn gì? kiêng gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bị đau dạ dày, bố mẹ nên cho trẻ em những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây tươi như táo, lê, bơ,..
  • Thực phẩm giảm tiết dịch vị acid: mật ong, đường, bánh quy, giàu thực vật
  • Thực phẩm trung hòa acid: trứng, sữa,…
  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc: bánh mì, gạo nếp, khoai, bột sắn.
  • Thực phẩm giàu đạm: thịt nạc, cá, tôm.
  • Ngoài ra, bố mẹ cũng lưu ý hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm:
  • Đồ uống có gas, có cồn, chất kích thích
  • Đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước sấu, nước dứa,..
  • Thực phẩm có tính acid cao: Dưa muối, cà muối, chanh, dấm,…
  • Không ăn những đồ ăn được chế biến sẵn: dăm bông, xúc xích, lạp xưởng.
  • Các thực phẩm cay, đồ xào, rán, nướng
Thực đơn ăn uống góp phần chữa đau dạ dày
Thực đơn ăn uống góp phần chữa đau dạ dày

2/ Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Để điều trị nhanh bệnh đau dạ dày ở trẻ em, ngoài việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý thì việc thiết lập chế độ sinh hoạt cũng đống một vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày này.

  • Ăn đúng cách, ăn đúng giờ: Ăn đúng giờ, khoa học, mỗi bữa cách nhau 5 tiếng để dạ dày có thời gian tiêu hóa, nghỉ ngơi và khiến dạ dày không quá đói hoặc không quá no.
  • Tập thói quen ăn chậm rãi: Khi ăn chậm, nhai kỹ, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn để đảm bảo sự hạn chế làm việc của dạ dày khi đã bị tổn thương.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt đều đặn: Duy trì ngủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya, không dậy quá sớm, có giấc ngủ trưa ngắn. Hạn chế áp lực, stress, lo lắng để cơ thể thoải mái một cách thực sự
  • Tập các bài thể dục nhẹ: Cho trẻ đi bộ, tập yoga,…để cơ thể hoạt động một cách khoa học.

Trên đây là các cách điều trị đau dạ dày ở trẻ em. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng có tác động đến bệnh đau dạ dày ở trẻ em. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện ở trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC