Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối đúng cách hiệu quả tại nhà

Có lẽ bạn sẽ không quá bất ngờ với công dụng sát khuẩn, sát trùng của muối. Nhưng bạn sẽ bất ngờ hơn với công dụng của muối trị bệnh tổ đỉa cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Đây là một phương pháp cải thiện khá đơn giản và có thể thực hiện điều trị ngay tại nhà.

Muối có chứa các thành phần có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, giúp cải thiện các bệnh lý về da, trong đó có bệnh tổ đỉa
Muối có chứa các thành phần có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, giúp cải thiện các bệnh lý về da, trong đó có bệnh tổ đỉa

Công dụng của muối hạt đối với bệnh tổ đỉa

Muối là loại nguyên liệu không thể “vắng bóng” trong căn bếp nhà bạn. Dù chỉ là những hạt muối li ti, bé nhỏ nhưng lại mang đến khá nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người như: bướu cổ, đần ở trẻ em, trẻ em chậm phát triển, phù niêm ở người lớn,… 

Trong Đông y, muối có vị mặn, có tính sát khuẩn, sát trùng, kháng viêm, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của một số vi khuẩn, virus, nấm gây hại đến da. Bên cạnh đó, muối còn giúp làm dịu các cơn ngứa ngáy, sưng đỏ, mụn nước, giúp cho da săn chắc, đều màu,…

Tuy nhiên không phải loại muối nào cũng có có tác dụng trị bệnh tổ đỉa. Muối dùng để trị bệnh tổ đỉa là muối biển nguyên chất, đã loại bỏ tạp chất và chưa qua khâu chế biến, tẩy trắng. Do đó, người bệnh cần cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm.

Trong muối có chứa các thành phần như phốt pho, kali, sắt, canxi, vitamin C, mangan,... và nhiều thành lượng vi lượng khác
Trong muối có chứa các thành phần như phốt pho, kali, sắt, canxi, vitamin C, mangan,… và nhiều thành lượng vi lượng khác

Bên cạnh công dụng trị bệnh tổ đỉa, muối còn được biết đến là “vị thuốc” chữa và phòng bệnh một số bệnh lý khác như: bệnh loãng xương, bệnh bướu cổ, sát trùng vết thương, bệnh ghẻ lở,…

Mẹo dùng muối hạt chữa bệnh tổ đỉa đúng cách theo kinh nghiệm của dân gian

Đối với nguyên liệu chính là muối, bạn có thể sử dụng độc vị (chỉ dùng muối không dùng thêm nguyên liệu khác) hoặc phối hợp cùng với các vị thảo dược khác như: lá trầu không, rau răm,… để cải thiện các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây nên. Bên cạnh đó, cách thức thực hiện khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc, người bệnh có thể thực hiện nhanh chóng tại nhà.

Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt theo kinh nghiệm của dân gian:

1. Dùng muối hạt chà xát lên vùng da bị tổn thương

Với cách này, bạn cần chuẩn bị 1 – 2 nắm muối hạt cùng với một số vật dụng cần tiết và tiến hành theo các bước sau:

  • Bắt lên bếp một cái chảo. Khi chảo nóng, cho toàn bộ phần muối đã được chuẩn bị vào rang cho nóng khoảng 5 – 10 phút tắt bếp;
  • Đảo nhẹ tay để muối hạt nguội dần;
  • Khi muối đã nguội, đem một ít chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương do bị tổ đỉa. Chà xát cho đến khi hỗn hợp muối nguội dần;
  • Rửa lại bằng nước sạch rồi dùng khăn bông để lau khô;
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần.

Lưu ý: Khi rang muối cho nóng, bạn nên rang trên ngọn lửa vừa đủ, không rang trên ngọn lửa quá lớn. Nếu rang trên ngọn lửa quá lớn có thể khiến muối nổ và bắn lên người.

2. Dùng muối hạt kết hợp cùng với lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa

Trong Đông y, lá trầu không có vị cay, mùi nồng, tính hàn, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm cao. Khi kết hợp cùng với muối biển, hỗn hợp muối và lá trầu giúp cải thiện nhanh các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra như sưng, phòng rộp. Bên cạnh đó, hỗn hợp này còn giúp ngăn ngừa bệnh tổ đỉa lây lan sang các vùng da lành khác.

Sự kết hợp giữa lá trầu không và muối biển là sự kết hợp hoàn hợp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Sự kết hợp giữa lá trầu không và muối biển là sự kết hợp hoàn hợp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá trầu không cùng với một thìa muối hạt to. Khi mọi nguyên liệu đã sẵn sàng, bạn có thể tiến hành thực hiện theo công thức dưới đây:

  • Đem toàn bộ phần lá trầu không tươi rửa sạch nhiều lần với nước sạch, sau đó vớt ra để ráo rồi vò cho nát;
  • Bắt lên bếp một nồi nước khoảng 300 – 400 ml. Tiếp đó cho một muỗng muối vào đun cho tan hết;
  • Cho toàn bộ phần lá trầu không vào sắc cho đến khi lá ngả già;
  • Đổ phần nước vào trong thau, chờ nguội dần rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị tổ địa. Người bệnh có thể sử dụng phần bã để chà sát nhẹ nhàng lên vết thương;
  • Sau đó dùng khăn khô để lay ráo nước;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

3. Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt và rau răm

Ngoài công dụng là loại rau ăn kèm quen thuộc, rau răm còn được sử dụng trong một số liệu pháp cải thiện bệnh lý theo kinh nghiệm của dân gian, trong đó có bệnh tổ đỉa. Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, trong rau răm có chứa nhiều thành phần có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, rất thích hợp để dùng trị bệnh tổ đỉa khi kết hợp cùng với muối biển.

Rau răm có tính ẩm, có tác dụng giống viêm, sát khuẩn
Rau răm có tính ẩm, có tác dụng giống viêm, sát khuẩn
  • Cần chuẩn bị 1 bó rau răm tươi cùng với một ít thìa muối biển hạt;
  • Đối với rau răm, bạn cần nhặt bỏ cành rồi đem rửa qua nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
  • Cho toàn bộ rau răm vào trong máy sinh tố để xay cho nhuyễn;
  • Bắt lên bếp một cái chảo. Khi chảo nóng, cho phần rau răm xay nhuyễn vào sao cho nóng, tiếp tục thêm một ít muối. Sao cho đến khi hỗn hợp đạt được độ sền sệt;
  • Đem hỗn hợp đắp lên vùng da bị tổ đỉa, giữ yên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh và dùng khăn bông lau khô;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và xế chiều.

4. Trị tổ đỉa bằng muối hạt và quả khế chua

Có lẽ bạn sẽ không tin vào sự thật khế chua có thể chữa bệnh tổ đỉa. Sự kết hợp giữa khế chua và muối biển là sự kết hợp hoàn hảo để cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Trong đó, muối có tính sát khuẩn, khế chua có có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt,…

Khế có tác dụng kháng khuẩn, giải nhiệt nhờ có các hợp chất như acid tartric, oxalic,...
Khế có tác dụng kháng khuẩn, giải nhiệt nhờ có các hợp chất như acid tartric, oxalic,…

Để tiến hành thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị một ít muối hạt cùng với 1 quả khế chua tươi. Khi mọi nguyên liệu đã sẵn sàng, bạn có thể bắt tay ngay vào thực hiện theo quy trình sau:

  • Khế cần được rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng;
  • Đem những miếng khế chua đã cắt thành từng lát đem nướng trên ngọn lửa than cho nóng;
  • Vớt toàn bộ khế rồi trộn cùng với một ít muối hạt rồi tiếp tục nướng cho muối thấm đều;
  • Người bệnh cần vệ sinh vùng da bị tổ đỉa qua nước ấm rồi dùng khăn bông để lau sạch nước;
  • Dùng phần khế đã nguội bớt đắp lên vị trí bị tổn thương. Lưu ý, bạn cần đắp nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm bỏng da;
  • Thực hiện mỗi tuần 3 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Một số lưu ý khi dùng muối hạt chữa bệnh tổ đỉa

Để phát huy công dụng tối đa của muối hạt cũng như phòng tránh một số trường hợp ngoài ý muốn, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Trước khi tiến hành đắp hay bôi thuốc, người bệnh nên vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước sạch hoặc nước sinh lý, rồi dùng khăn bông lau thấm nước;
  • Người bệnh không được đắp muối hoặc hỗn hợp muối cùng với thảo dược khác vào vết thương hở, mụn nước bị vỡ;
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ muối trị bệnh tổ đỉa nếu gặp phải những triệu chứng bất thường nào hoặc vết thương ngày càng nghiêm trọng, điều đầu tiên, bạn nên tạm ngưng sử dụng một thời gian và chỉ trở lại sử dụng khi cơ thể đã ổn định;
  • Hạn chế chà xát mạnh vào vết thương hoặc vùng da bị tổ đỉa;
  • Chú trọng đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đây cũng chính là biện pháp cải thiện bệnh lý.

Phương pháp chữa tổ địa từ muối là chỉ là phương án hỗ trợ điều trị bệnh về da ở mức độ khởi phát hoặc mức độ nhẹ. Đối với những bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng hơn, bài thuốc từ muối thường phát huy công dụng chậm hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian dài và kiên trì, không nên điều trị bỏ dở giữa chừng. Ngoài ra, kết hợp cùng với thuốc điều trị từ bác sĩ.

Trên đây là công dụng của muối hạt và 4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng nguyên liệu này. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế lời khuyên hay phương pháp điều trị của y khoa. Bởi phương pháp này chỉ thuộc phạm vi dân gian. Mặt khác, người bệnh nên đi đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để tiến hành thăm khám tìm rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có những phương án điều trị phù hợp.

Xem thêm

Ngày Cập nhật 19/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *