5 cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam hiệu quả

Không giống như các phương pháp điều trị hiện thời như thuốc tân dược, mẹo dân gian… chỉ giúp giảm triệu, cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Nam giúp giải quyết bệnh từ căn nguyên, an toàn, phù hợp với cơ địa người Việt. Tham khảo ngay 5 bài thuốc nam sau đây để mau chóng thoát khỏi viêm phế quản mãn tính nhé.

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của các đường ống phế quản, gây sưng các niêm mạc, tăng sinh dịch nhầy làm hẹp đường dẫn khí, khiến người bệnh khó thở, thở khò khè, ho và tức ngực dữ dội.

Nếu viêm phế quản lặp lại nhiều lần sẽ chuyển thành viêm mãn tính. Mỗi lần tái phát, mức độ bệnh thường nghiêm trọng hơn với nhiều dịch nhầy bít hẹp đường thở, khó thở, gây suy yếu hệ miễn dịch hô hấp. Tình trạng này không được can thiệp sớm sẽ để lại những hậu quả khôn lường như viêm phổi mãn tính, tắc khí quản, áp xe phổi,…

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam, 5 bài thuốc hiệu quả

Bên cạnh thuốc tân dược, chữa viêm phế quản bằng thuốc Nam là phương pháp lâu đời của người Việt, ứng dụng các loại thảo dược thân quen trong môi trường sinh thái, thổ nhưỡng của người Việt.

Các bài thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính điều trị bệnh dựa trên nguyên tắc chung BỔ CHÍNH KHU TÀ, bổ các tạng phủ bên trong để khôi phục chính khí. Từ đó, sức khỏe tổng thể được khôi phục, tạo nội lực đẩy lùi NGOẠI TÀ – các tác nhân gây viêm. 

Sau đây là một số bài thuốc nam tiêu biểu được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng để chữa viêm phế quản mãn tính:

Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm phế quản mãn tính

Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được nghiên cứu và phát triển nhiều bài thuốc Nam cổ trong dân gian. Thành phần bài thuốc bao gồm các vị thảo dược như: Kiết cánh, Xích thược, Bạc hà, Liên kiều, Quất hồng bì, Cương tàm cùng một số dược liệu khác. 

Thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang bổ phế thang chữa viêm phế quản mãn tính
Thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang bổ phế thang chữa viêm phế quản mãn tính

Các thành phần bài thuốc giúp bồi bổ CAN, PHẾ THẬN, cân bằng âm dương, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm đau và làm lành niêm mạc phế quản. Nhờ vậy viêm phế quản được điều trị triệt để và toàn diện hơn. 

Với khả năng điều lý tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, Thanh hầu bổ phế thang tạo ra một “lá chắn”, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Nhờ đó, bài thuốc ngăn ngừa viêm phế quản mãn tính tái phát hiệu quả.

Bài thuốc đã được nghiên cứu kiểm nghiệm trên hơn 25000 bệnh nhân mắc viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng và ho. Trong đó hơn 80% người bệnh khỏi hoàn toàn sau 2 – 4 tháng điều trị.

Đặc biệt bài thuốc không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng xấu đến chức năng nội tạng dù sử dụng lâu dài để trị viêm mãn tính. Bởi vì thuốc đã được nghiên cứu kỹ càng, kiểm tra độc tính cấp diễn và bán trừ diễn. Đồng thời các dược liệu được sử dụng đều đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thuốc có nguồn gốc rõ ràng, thu hái từ các vườn biệt dược đạt chuẩn GACP – WHO. Dược liệu được làm khô tự nhiên, không phun hóa chất, không trộn lẫn tân dược.

Hiện nay bài thuốc được ứng dụng điều trị viêm phế quản cùng nhiều bệnh lý đường hô hấp khác tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Người bệnh có thể liên hệ đến Trung tâm để được tư vấn kỹ càng hơn: (024) 710 99 838 – 0974 026 239 (Hà Nội) hoặc (028) 710 99 838 – 0964 129 962 (Tp.HCM).

Xem thêm: Hành trình chữa viêm phế quản cho con suốt 3 năm trời của bà mẹ 9x

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam từ vỏ rễ dâu 

Vỏ rễ dâu, hay còn gọi là Tang bạch bì, có tác dụng trị viêm phế quản do phế nhiệt, đồng thời lợi niệu, tiêu thũng, giảm phù nề. Đây là loại dược liệu lành tính, dễ sử dụng cho nhiều bệnh viêm đường hô hấp.

Chuẩn bị: Vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10g; Trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g.

Cách thực hiện: Sắc uống ngày một thang. 

Bài thuốc trị viêm phế quản mãn tính từ lá dâu

Lá dâu (Tang diệp) có tác dụng phát tán phong nhiệt, khu phong chỉ khái, có thể dùng điều trị cảm mạo hoặc các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản.

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam từ lá dâu
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam từ lá dâu

Chuẩn bị: Lá dâu sao vàng 15g, cát cánh 16g, tía tô 16g, cam thảo 16g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, sa sâm 16g, bối mẫu 12g.

Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang. Uống 7 ngày là một liệu trình.

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng bài thuốc từ Tía tô Kinh giới

Tía tô có tính ôn, quy vào kinh phế. Loại cây này có nhiều hoạt chất giúp chống viêm và chống dị ứng hiệu quả. Loại cây này cũng có tác dụng cải thiện chức năng phổi, giúp tăng cường lưu thông khí. Kinh giới quy vào kinh phế, can. Hoạt chất của kinh giới giúp giảm ho và giãn phế quản.

Do đó kết hợp hai vị thuốc này cùng với một số thảo dược khác sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm phế quản mãn tính.

Chuẩn bị: 8g gừng tươi, 12g lá tía tô, 12g kinh giới, 12g lá hẹ, 12g lá xương sông.

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu và loại bỏ các tạp chất. Sắc các vị thuốc trong 500ml nước sạch cho đến khi cạn còn 200ml thì bắc ra, để nguội. Sử dụng thuốc sau bữa ăn. Mỗi ngày dùng một thang thuốc kể trên. Người lớn chia ra làm hai lần uống, trẻ em uống từ ba đến bốn lần trong ngày

Bài thuốc từ hoa đu đủ đực

Chuẩn bị: 20 bông hoa đu đủ đực, 50g đường phèn

Cách làm: Rửa sạch hoa đu đủ đực, đem phơi khô sao cho còn 20g sau khi phơi. Lấy 20g hoa đu đủ đực hấp cách thủy với đường phèn, ăn ngay khi còn ấm nóng.

Hoa đu đủ đực chữa viêm phế quản mãn tính
Hoa đu đủ đực chữa viêm phế quản mãn tính

Ngoài việc sử dụng các vị thuốc theo bài, kết hợp cùng với các món ăn thường ngày cũng là cách áp dụng giúp cải thiện bệnh rất tốt.

Ưu, nhược điểm của cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

Trước khi điều trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam, người bệnh cần chú ý đến ưu và nhược điểm của phương pháp này. Những ưu điểm của thuốc nam đối với bệnh viêm phế quản mãn tính có thể kể tới là:

  • Độ an toàn cao, sử dụng dược liệu có thành phần tự nhiên nên không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh.
  • Thuốc Nam phát triển ở điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của người Việt nên phù hợp với cơ địa người Việt hơn thuốc bắc và hoạt chất tân dược. Do đó người bệnh dễ hấp thu dược tính thuốc, đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.
  • Thuốc giải quyết viêm phế quản mãn tính từ căn nguyên nên hiệu quả lâu bền. Hoạt chất thảo dược thấm sâu vào tạng phủ, giúp tăng cường sức đề kháng. Nhờ vậy sau khi điều trị, cơ thể đủ mạnh để chống lại tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa khả năng tái phát.

Ngoài những ưu điểm mang lại, thuốc Nam có những hạn chế nhất định:

  • Thuốc phát huy tác dụng từ từ nên cần thời gian dài để chữa trị. 
  • Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa và khả năng hấp thụ thuốc của người bệnh.
  • Thuốc cần đun sắc khá cầu kỳ.

Lưu ý khi chữa viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính mang lại nhiều triệu chứng khó chịu, tuy nhiên bệnh có thể điều trị được. Người bệnh không nên mang tâm lý bi quan, nên sớm điều trị dứt điểm để bệnh không tái lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên áp dụng lối sinh hoạt phù hợp để bệnh nhanh khỏi, không quay lại.

  • Đi khám tại các cơ sở Đông y uy tín để đạt được hiệu quả cao.
  • Kiên trì trong điều trị và sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ/ thầy thuốc.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ: thường xuyên súc miệng và rửa mũi bằng nước muối để tránh các tác nhân gây bệnh xâm nhập thêm gây bội nhiễm. 
  • Giữ môi trường không khí nơi sinh sống sạch sẽ, thoáng mát để bệnh nhanh lành.
  • Tránh xa những nơi có không khí ô nhiễm, bụi bặm. Khi phải tiếp xúc, chủ động sử dụng các biện pháp bảo hộ như khẩu trang có lọc khí. 
  • Duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động để khí huyết lưu thông, không ứ đọng dịch huyết. 
  • Sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho hệ hô hấp và hỗ trợ tái tạo tế bào.

Như vậy, chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam là phương pháp an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả lâu bền cho người bệnh. Qua những thông tin trên mong rằng bạn đọc đã có thêm những lựa chọn phù hợp trong quá trình chữa bệnh của mình.

Bài được đọc nhiều:

4 Bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản mãn tính được nhiều người áp dụng

Viêm phế quản có lây không, nên làm thế nào để tránh lây nhiễm?

Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *