3 Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua với chi phí chỉ vài nghìn đồng

Dân gian ưa chuộng cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua vì đây là một nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ và phương pháp thực hiện tương đối đơn giản. Liệu phèn chua có thực sự hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa không? Cách thực hiện bài thuốc như thế nào? Hãy cùng đón đọc trong bài viết dưới đây.

Công dụng của phèn chua trong điều trị viêm tai giữa

Trong dân gian, phèn chua còn được gọi dưới nhiều cái tên nhau là khác phàn thạch, minh phàn, sinh phàn, khô phàn… được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh đau răng, đau mắt, xuất huyết, viêm tai. 

Phèn chua là nguyên liệu dễ tìm và có giá thành rẻ để chữa viêm tai giữa
Phèn chua là nguyên liệu dễ tìm và có giá thành rẻ

Theo đông y, phèn chua là một “vị thuốc” có tính hàn, không độc, tác dụng chủ yếu là táo thấp, sát trùng và giải độc. Vì vậy ngày nay, nhiều người vẫn áp dụng các mẹo dân gian từ phèn chua để trị chứng viêm tai giữa.

3 cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua đơn giản và hiệu quả nhất

Theo kinh nghiệm dân gian, chữa viêm tai giữa bằng phèn chua thực hiện rất đơn giản, chỉ cần kết hợp với các nguyên liệu như ngũ bội tử, lá hẹ… Một số cách thường được áp dụng là:

Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua kết hợp ngũ bội tử

Chuẩn bị: 

  • 50g phèn chua
  • 50g ngũ bội tử
  • Máy xay hoặc cối chày
  • Lọ thủy tinh 
  • 1 tờ giấy vuông kích thước 10x10cm
Phèn chua kết hợp với ngũ bội tử sẽ gia tăng tính hiệu quả trong trị bệnh
Phèn chua kết hợp với ngũ bội tử sẽ gia tăng tính hiệu quả trong trị bệnh

Cách thực hiện:

  • Đặt phèn chua và ngũ bội tử lên một miếng sắt, đun cho đến khi phèn chua tan chảy hết
  • Nghiền nát hỗn hợp thành dạng bột và bảo quản trong lọ thủy tinh ở nơi thoáng mát.

Cách dùng:

  • Cuộn giấy thành hình điếu thuốc lá và đặt một đầu vào lỗ tai bị viêm
  • Đổ bột qua ống giấy để bột tiếp xúc được với phần tai bị viêm
  • Nên dùng khoảng 2 ngày/lần vào buổi sáng và tối, thực hiện liên tiếp trong ba ngày

Lưu ý: Phèn chua và ngũ bội tử không dùng cùng một lúc với thuốc kháng sinh. Nếu bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng thuốc thì chỉ sử dụng bài thuốc này sau khoảng 24 giờ, kể từ lần uống thuốc cuối cùng. 

Dung dịch phèn chua trị viêm tai giữa

Chuẩn bị:

  • 30g phèn chua
  • 50ml nước cất
  • Lọ thuốc nhỏ tai
Dung dịch phèn chua
Dung dịch phèn chua trị viêm tai giữa

Cách thực hiện:

  • Trộn phèn chua vào nước cất rồi cho lên bếp đun với lửa nhỏ cho đến khi tan chảy hoàn toàn.
  • Sau đó để nguội và bảo quản trong lọ thuốc nhỏ tai ở nơi thoáng mát.

Cách dùng: 

  • Nhỏ vào tai dung dịch phèn chua 2 lần/ngày, dùng liên tục cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Lưu ý: Cách làm này chỉ dùng cho bệnh nhân không bị rách, xước màng tai. Nếu bệnh nhân cố tình dùng có thể gây điếc tai.

Dùng phèn chua và lá hẹ chữa viêm tai giữa

Chuẩn bị:

  • 50g phèn chua
  • 50g hẹ
  • Máy xay hoặc chày cối
  • Túi lọc
  • Lọ thuốc nhỏ tai
Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua và lá hẹ
Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua và lá hẹ

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ tươi sau khi mua về thì ngâm với nước muối khoảng 5 phút, rửa sạch rồi đem giã nát. Cho vào túi lọc để chắt lấy nước cốt.
  • Phèn chua đem đun nóng trên lửa nhỏ, để nguội bớt thì trộn cùng nước cốt lá hẹ. Sau đó cho hỗn hợp vào lọ thuốc nhỏ tai để dùng dần.

Cách dùng:

  • Nhỏ thuốc 2-3 lần/ngày, mỗi lần chỉ cần nhỏ khoảng 2 giọt, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh hẳn

Lưu ý khi sử dụng phèn chua trị viêm tai giữa

Trước khi dùng bài thuốc, người bệnh cần rửa sạch và sát trùng tai bằng oxy già hoặc nước muối sinh lý. Bệnh nhân cũng chỉ nên sử dụng những bài thuốc này trong trường hợp nhẹ, màng tai không bị rách hoặc xước và không nên sử dụng cho trẻ em. Sau khoảng 3-5 ngày kiên trì thực hiện nhưng không thấy bệnh tiến triển thì người bệnh nên dừng và chuyển sang phương pháp điều trị khác.

Mặc dù theo kinh nghiệm dân gian thì phèn chua có tác dụng điều trị bệnh nhưng chưa có nghiên cứu y học hiện đại nào chứng minh được hiệu quả chữa bệnh của phèn chua. Phèn chua là một dạng muối sunfat kép, hỗn hợp của kali và nhôm. Và mới đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đưa ra khuyến cáo về việc hạn chế dung nạp nhôm vào cơ thể. 

Mức nhôm được dung nạp là 1mg/kg thể trọng, tức là người nặng 50kg chỉ được dung nạp khoảng 50mg nhôm mỗi tuần. Nếu hấp thụ quá mức có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vì vậy, người bệnh không được lạm dụng phèn chua trong điều trị bệnh cũng như ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
Lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng phèn chua

Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng cũng đưa khuyến cáo: Viêm tai giữa không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát lại nhiều lần. Bệnh nhân nên thực hiện các phương pháp trị liệu theo chỉ định của bác sĩ ngay từ đầu để bệnh khỏi hoàn toàn. Đồng thời giảm nguy cơ gặp các biến chứng như viêm tai giữa ác tính, áp xe, viêm mô tế bào…

Nhìn chung, chữa viêm tai giữa bằng phèn chua là một mẹo dân gian có chi phí rất rẻ, nguyên liệu dễ tìm và cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, bài thuốc này không có tính đặc trị bệnh và tiềm ẩn rủi ro nhất định nên bệnh nhân cần cân nhắc khi thực hiện. Nếu người bệnh nhận thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng bài thuốc thì cần dừng lại ngay và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị!

 

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *