Mách mẹ cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi cho trẻ an toàn ngay tại nhà

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi là biện pháp điều trị bệnh hiệu quả và tương đối an toàn cho trẻ nhỏ mà mẹ có thể tự thực hiện tại nhà. Khi thực hiện biện pháp này, mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như thực hiện đúng quy trình, tránh làm tổn thương, bỏng tai trẻ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Tác dụng trị viêm tai giữa của tỏi

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi nhiễm bệnh phổ biến nhất là từ 1-3 tuổi. Bệnh có thể do virus và vi khuẩn gây ra hoặc xuất hiện do biến chứng của các bệnh viêm đường hô hấp. Với trường hợp viêm tai giữa không quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể tự điều trị cho con tại nhà mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Một trong những bài thuốc dân gian trị viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ chính là tỏi.

Tỏi sở hữu hợp chất allicin có tác dụng trị viêm tai giữa
Tỏi sở hữu hợp chất allicin có tác dụng trị viêm tai giữa

Tỏi có thể trị viêm tai giữa tốt bởi nó sở hữu các hoạt chất tương tự như kháng sinh, có khả năng ức chế các hoạt động của virus và vi khuẩn. Chính chất allicin, hợp chất sunfua có trong tỏi đã giúp loại củ này trở thành “thần dược trị viêm nhiễm”, diệt khuẩn, kháng trùng, giảm sưng cực hiệu quả. Hoạt chất này cũng dễ dàng hấp thụ qua da và màng nhĩ, thấm sâu vào các mô tai bị tổn thương giúp chống nhiễm trùng. 

Ngoài ra, tỏi cũng có nhiều vitamin C, mangan và selen giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, loại bỏ tình trạng nhiễm trùng một cách tự nhiên. 

Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, ít độc chủ yếu dùng để giải độc, sát trùng, tiêu nhọt tiêu mủ. Với đặc tính diệt khuẩn mạnh mẽ, dân gian thường dùng tỏi để chữa các bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa.

Cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi an toàn cho trẻ nhỏ

Dùng tỏi trị viêm tai giữa không hề phức tạp, bạn đọc có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ với vài thao tác đơn giản như xay nhuyễn, hấp cách thủy…

Trị viêm tai giữa bằng nước cốt tỏi

Chuẩn bị: 

  • 5 tép tỏi
  • Giấy ăn dày hoặc khăn/vải xô
  • Máy xay sinh tố hoặc cối/chày
Trị viêm tai giữa bằng nước cốt tỏi
Trị viêm tai giữa bằng nước cốt tỏi

Cách thực hiện:

  • Tỏi sau khi lột sạch vỏ, rửa qua nước rồi đem nghiền nát hoặc giã nhuyễn.
  • Bọc tỏi bằng khăn hoặc giấy ăn, sau đó đặt vào bên tai bị viêm khoảng 30 phút
  • Thực hiện biện pháp này 2 lần/ngày, làm liên tục cho đến khi tai hết viêm.

Chữa viêm tai giữa bằng hỗn hợp tỏi và ô liu

Chuẩn bị: 

  • 3 tép tỏi
  • Dầu ô liu
Chữa viêm tai giữa bằng hỗn hợp tỏi và ô liu
Chữa viêm tai giữa bằng hỗn hợp tỏi và ô liu

Cách thực hiện

  • Tỏi sau khi lột vỏ, rửa sạch qua nước rồi thái thành lát mỏng.
  • Đổ một ít dầu oliu vào tỏi rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 5 phút.
  • Sau đó lấy bông y tế thấm một ít hỗn hợp này và bôi vào trong tai
  • Mát xoa quanh vùng tai để giảm sưng đau.

Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm tai giữa cho trẻ

Mặc dù tỏi chữa viêm tai giữa hiệu quả nhưng có thể gây hại cho trẻ nếu cha mẹ không dùng đúng cách. Cha mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên: Trẻ sơ sinh không nên dùng phương pháp này vì làn da quá mỏng manh, không chịu được đặc tính nóng của tỏi.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ: Trước khi áp dụng bài thuốc, cha mẹ nên dùng bông ngoáy tai tẩm oxy già hoặc nước muối sinh lý để rửa tai cho con.
  • Không nhỏ trực tiếp nước cốt tỏi: Cha mẹ không được nhỏ trực tiếp nước cốt tỏi vào tai của con vì nước cốt tỏi rất nóng, có thể gây bỏng da của trẻ, thậm chí khiến tai bị nhiễm trùng nặng hơn.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc: Bài thuốc không có tác dụng đặc trị nên cần kiên trì thực hiện trong vài ngày cho đến khi chứng viêm biến mất hẳn. 
  • Gặp bác sĩ khi cần thiết: Sau khi dùng tỏi chữa trị, nếu bệnh không thuyên giảm sau 3-5 ngày sử dụng liên tục, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế thăm khám và nhận phương pháp điều trị thích hợp.
Đưa trẻ đi khám khi chữa viêm tai giữa bằng tỏi không hiệu quả
Đưa trẻ đi khám khi chữa viêm tai giữa bằng tỏi không hiệu quả

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi nhìn chung chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ, dịch mủ không ra quá nhiều. Hiệu quả của phương pháp cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, không phải ai áp dụng cũng thành công. Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần chuyển sang chữa trị bằng các biện pháp chuyên sâu hơn.

 

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *