Sau nhiều năm chạy chữa, dùng đủ loại thuốc từ trong đến ngoài nước cuối cùng NS Văn Báu đã tìm được giải pháp đẩy lùi bệnh, tăng cường sức khỏe toàn diện.

Chụp MRI Thoát Vị Đĩa Đệm Và Những Thông Tin Cần Biết

Bệnh thoát vị đĩa đệm có khả năng tác động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt và đời sống của người bệnh. Việc chụp MRI thoát vị đĩa đệm để chẩn đoán bệnh lý là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi hoạt động này có khả năng giúp bệnh nhân phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phương pháp chữa bệnh thích hợp.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm và những thông tin cần biết
Tìm hiểu phương pháp chụp MRI thoát vị đĩa đệm và những thông tin cần biết

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là gì?

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm được đánh giá là một trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này được bác sĩ chuyên khoa sử dụng phổ biến trong Y học nhằm giúp xác định chính xác bệnh lý, mức độ nguy hiểm để từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

Hình ảnh từ phương pháp chụp cộng hưởng MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép bác sĩ chuyên khoa có thể quan sát cấu trúc, vị trí, mức độ tổn thương… của đĩa đệm và các bộ phận khác trong cơ thể.

Ngoài ra, phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ hơn so với so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Điển hình như chụp X-quang và CT Scanner. Tuy nhiên chi phí cho một lần chụp cộng hưởng từ MRI khá cao. Vì thế người bệnh cần được tư vấn cụ thể trước khi tiến hành phương pháp chẩn đoán này.

Nổi tiếng suốt hơn 150 năm, bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giúp HÀNG TRĂM ngàn bệnh nhân dứt điểm bệnh mà không cần đụng "DAO KÉO".

Hiện tại ngoài việc chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm, phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI còn được sử dụng tại các cơ sở y tế để chân đoán các bệnh lý về thần kinh, tìm mạch, tiêu hóa, một số vấn đề khác liên quan đến cột sống…

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là gì?
Hình ảnh chụp một số vị trí của cột sống bằng kỹ thuật MRI

Khi nào cần chụp MRI thoát vị đĩa đệm?

Bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và chụp cộng hưởng từ MRI ngay khi nhận thấy cột sống và cơ thể của bạn xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Tứ chi tê bì
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc mất kiểm soát ruột
  • Bệnh nhân nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm có tiền sử mắc bệnh ung thư
  • Cơn đau ở lưng xuất hiện sau khi bệnh nhân mang vác vật nặng hoặc bệnh nhân bị đau lưng trong một thời gian dài mà không rõ nguyên nhân
  • Cơn đau thường xuyên xuất hiện. Cơn đau phát sinh ở lưng sau đó lan rộng và đi xuống mông, hai đùi và hai chân. Từ đó khiến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI khi nào?

Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bạn tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI để:

  • Chẩn đoán những vấn đề, bệnh lý ở thắt lưng và cột sống. Cụ thể như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm, đánh giá rễ dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép.
  • Đánh giá bất thường giải phẫu những vấn đề, bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cột sống và thắt lưng.
  • Chẩn đoán di căn xương sống giai đoạn sớm, u cột sống, di căn mô mềm xung quanh và dây thần kinh.
  • Phát hiện các vấn đề hoặc dị tật bẩm sinh của cột sống.
  • Đánh giá hệ thống dây thần kinh bị viêm, bị nén.
  • Đánh giá sau chấn thương cột sống. Từ đó giúp phát hiện những bất thường, các tổn thương tại đĩa đệm, dây chằng, xương và tủy sống.
  • Phát hiện lao cột sống.
  • Chẩn đoán các vấn đề, bệnh lý trong ống sống như u trong ống sống, tụ máu tại ống sống.
  • Chẩn đoán những vấn đề, bệnh lý về tủy sống như u tủy, viêm tủy, chất trắng tủy.
Bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI khi nào?
Kỹ thuật chụp MRI chỉ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi bệnh nhân được chỉ định

Lợi ích của việc chụp MRI thoát vị đĩa đệm

Tương tự như chụp X-quang, phương pháp chụp MRI thoát vị đĩa đệm mang nhiều lợi ích và ưu điểm nổi trội trong quá trình chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên so với chụp X-quang, chất lượng hình ảnh thu được sau khi chụp cộng hưởng từ MRI rõ nét hơn rất nhiều lần.

Những người bị đau lưng lâu ngày hoặc có nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm nhưng CT hay chụp X-quang không rõ hình ảnh, khó xác định được mức độ tổn thương và bệnh lý thì nên tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI.

Chính vì những ưu điểm mà phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI mang lại, bác sĩ chuyên khoa không chỉ xem xét và ứng dụng MRI cho chụp xương khớp. Phương pháp chẩn đoán này còn được áp dụng rộng rãi cho nhiều cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.

Ngoài ra phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI còn giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán tốt bệnh lý, vấn đề và những tổn thương ở thân cột sống, đĩa đệm, tủy sống và tổ chức phần mềm quanh cột sống. Hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ MRI rất chi tiết và rõ nét.

Những điều cần lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm 

Khi tiến hành chụp chụp MRI thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đối với những trường hợp gây mê trước khi chụp cộng hưởng từ MRI, người bệnh cần nhịn đói từ 5 – 6 tiếng trước khi tiến hành chụp MRI. Đối với những trường hợp còn lại, bệnh nhân không cần phải thực hiện việc này.
  • Không mang đồng hồ kim loại và điện thoại di động trong người trong thời gian chụp tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI. Bởi sống từ của máy chụp có khả năng tác động vào những thiết bị này. Từ đó gây hại cho người bệnh.
  • Đối với những bệnh nhân cần sử dụng máy thử rung, máy tạo nhịp tim nhân tạo, máy trợ thính hoặc máy trợ tim hay dùng thiết bị bơm thuốc tự động dưới da của các bệnh nhân bị tiểu đường bằng kim loại thì không được tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Bệnh nhân chỉ tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI khi có xem xét và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời khi cần thiết.

Để chẩn đoán hình ảnh cột sống cũng như chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm trong thời gian ngắn, có kết quả chính xác và giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ, người bệnh nên tiến hành chụp MRI thoát vị đĩa đệm tại các cơ sở y tế uy tín. Bên cạnh đó, phòng chụp phải đạt tiêu chuẩn, hệ thống MRI hiện đại. 

Ngoài ra nơi thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI cần có đội ngũ bác sĩ thực hiện kỹ thuật có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm… để có khả năng quan sát và đọc phim chính xác. Từ đó giúp người bị thoát vị đĩa đệm có phác đồ trị liệu tốt nhất.

Những điều cần lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm 
Những điều cần lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm

Chi phí chụp MRI thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu?

Hiện nay chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp được áp dụng phổ biến tại nhiều cơ sở y tế khác nhau. Trong đó có cả bệnh viện công, bệnh viện quốc tế, phòng khám tư nhân… Chính vì thế chi phí cho một lần chụp cộng hưởng từ MRI cũng có sự chênh lệch.

Ngoài ra chi phí cho một lần chụp cộng hưởng từ MRI còn phụ thuộc vào lực chọn hoặc thế hệ công nghệ chụp, đời máy và nhu cầu chụp của người bệnh.

Hiện tại máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla là máy chụp MRI được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Chi phí cho một lần chụp cộng hưởng từ MRI dao động trong khoảng 1.800.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ.

Tuy nhiên ở một cơ sở y tế lớn, bệnh viện quốc  tế, chi phí chụp MRI có thể lên đến 10.00.000 VNĐ. Đối với các bệnh nhân có bảo hiểm y tế khi khám tại bệnh viện công, chi phí chụp MRI sẽ thấp hơn so với thông thường.

Hình ảnh từ phương pháp chụp MRI thoát vị đĩa đệm có thể giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác bệnh lý, mức độ tổn thương xương khớp, đĩa đệm, dây chằng… và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời giúp bệnh nhân áp dụng một pháp đồ điều trị thích hợp nhất, tránh gây nguy hiểm. Vì thế, ngay khi nhận thấy cột sống có biểu hiệu bất thường, bạn có thể đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa bệnh.

Ngày Cập nhật 20/12/2022

Bác Lê Văn Hà (64 tuổi) ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội sau nhiều năm sống chung với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đã tìm thấy "ánh sáng", thoát khỏi tình trạng đau nhức dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *