Hay bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy là bệnh gì?

Đau cột sống lưng khi ngủ dậy không phải tình trạng hiếm gặp, nó xảy ra phổ biến trên mọi lứa tuổi, giới tính. Vậy nguyên nhân của nó là gì? Đó có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào không? Hay biện pháp ngăn ngừa là gì?   

Nguyên nhân hay bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy

Bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy là tình trạng mà nhiều người gặp phải
Bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy là tình trạng mà nhiều người gặp phải

Đôi khi bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy chưa hẳn do bệnh lý gây ra mà có thể xuất phát từ nhiều lý do. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

1. Tư thế ngủ

Tư thế ngủ là nguyên nhân ta nên liệt kê ra đầu tiên. Bởi tư thế ngủ không hợp lý sai cách có thể là nguyên nhân. Trong quá trình ngủ, ta luôn nằm một tư thế trong suốt thời gian dài dẫn đến đau cơ, đau cổ, đau cột sống. Sáng sớm thức dậy cảm thấy khó vận động, khó đặt chân xuống giường. 

2. Đệm ngủ không phù hợp

Đệm ngủ không phù hợp cũng có thể là một nguyên nhân gây ra triệu chứng đau cột sống lưng khi ngủ dậy. Đệm quá dày hoặc đệm quá mỏng và mềm. Trong tình huống đệm quá dày hoặc giường ngủ là gỗ quá cứng sẽ khiến cơ thể chịu một áp lực lớn để dần thích nghi với nó, đặc biệt là xương cột sống. Với trường hợp đệm quá mỏng hoặc quá mềm thì độ đàn hồi đã không còn như lúc trước, khiến xương cột sống không còn được giữ thẳng mà bị chùng xuống theo niệm. 

3. Đau cột sống lưng khi ngủ dậy do gối ngủ

Gối ngủ cũng giống như chiếc đệm, nếu gối quá cứng hay quá mềm thì giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì gối không đủ cao và mềm nên gây ảnh hưởng đến cổ và lưng. Và chắc chắn ngày hôm sau bạn bị đau lưng cột sống sau khi thức dậy.

4. Lao động nặng nhọc

Trong quá trình lao động, bản thân làm những công việc nặng nhọc như mang vác những đồ nặng khiến cơ thể khom lại và kéo dài trong một khoảng thời gian. Sau giấc ngủ ta sẽ cảm thấy ê ẩm cả người, cột sống lưng xảy ra hiện tượng đau nhức. 

Do quá trình vận động như tập thể dục, chơi thể thao quá sức cũng khiến các cơ chưa kịp thích ứng dẫn đến tình trạng đau nhức các cơ, đau nhức cột sống sau khi ngủ dậy.

Đối với những người ngồi văn phòng nhiều thì việc hay đau cột sống sau khi ngủ dậy dễ xảy ra vì người ta chỉ ngồi trong quá trình làm việc khiến xương cột sống chịu xảy ra tình trạng mỏi mệt. Mang ba lô không đúng cách, các công việc phải đứng cả ngày như nhân viên bán hàng.

5. Va chạm, chấn thương vùng lưng từ bên ngoài

Va chạm, chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cột sống lưng khi ngủ dậy. Sau va chạm, chấn thương, các cơ quan, lưng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, dẫn đến quá trình hoạt động cơ thể gặp nhiều khó khăn. 

6. Bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy do tuổi tác

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau cột sống lưng khi ngủ dậy
Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau cột sống lưng khi ngủ dậy

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra việc đau cột sống lưng khi ngủ dậy. Người già xương cột sống không còn chắc khỏe, linh hoạt như người trẻ, xương đang trong quá trình lão hóa, các lớp sụn dần biến mất, phần đệm giữa các khớp dần tiêu biến. Đó là nguyên nhân người già hay xảy ra tình trạng đau nhức xương cột sống.

7. Chế độ ăn không đầy đủ, thiếu khoa học

Khi bạn ăn không đủ dưỡng chất thiết yếu, cần thiết như canxi, sắt, magie, kẽm,…sẽ dẫn đến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, ủ rũ. Thiếu dưỡng chất thiết yếu cần thiết như vậy khiến máu lưu thông không đều, các cơ quan, chức năng của từng bộ phận hoạt động như thiếu năng lượng. Đây cũng có thể là nguyên nhân.

Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, tê liệt hệ thần kinh trong một khoảng thời gian, gây nên tình trạng mỏi mệt, ê ẩm người, xương cột sống sau khi ngủ dậy.

8. Chế độ sinh hoạt không hợp lý

Một số người chế độ sinh hoạt không hợp lí, ngủ rất muộn dậy rất sớm hoặc ngủ rất sớm dậy rất muộn – đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức cột sống sau khi ngủ dậy.

9. Thừa cân béo phì

Nếu chế độ ăn của bạn có quá nhiều dầu mỡ, lượng calo lớn mà dinh dưỡng không nhiều sẽ dẫn đến việc tăng cân, béo phì, gây áp lực lên xương cột sống.

10. Do bệnh lý

Khi cơn đau cột sống lưng sau khi ngủ dậy còn kéo dài, ta hãy nghĩ đến những bệnh lý có thể xảy ra như bệnh lý thoát bị đĩa đệm chèn ép các dây thần kinh, bệnh thoái hóa cột sống, tổn thương các cơ, gân, dây chằng, vẹo cột sống, loãng xương, sỏi thận,…

Đau cột sống lưng khi ngủ dậy là bệnh gì? 

Nếu tình trạng bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy thường xuyên xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khác hoặc có dấu hiệu ngày một nghiêm trọng thì rất có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý dưới đây:

1. Thoái hóa cột sống

Vùng cột sống lưng bị thoái hóa gây đau nhức
Vùng cột sống lưng bị thoái hóa gây đau nhức

Thoái hóa cột sống là thuật ngữ dùng trong y khoa, dùng để mô tình trạng viêm xương khớp của cột sống. Thoái hóa cột sống là một loại bệnh về xương khớp xảy ra phổ biến với người người bước vào tuổi trung niên. Thoái hóa cột sống gây ra tình trạng đau nhức, viêm khớp, đốt sống xảy ra tình trạng mọc gai, làm giảm khả năng vận động.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Những cơn đau âm ỉ, kéo dài từ ngày ngày qua ngày khác, cơn đau xảy ra ở cột sống lưng và cổ.
  • Nhức đầu, chóng mặt, thiếu máu, đau vùng vai gáy, đôi khi lan ra cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Vận động của cổ như cúi, xoay, ngửa bị hạn chế. 
  • Những cơn đau tập trung ở phần sống lưng lan xuống mông và hai chi dưới gây nên tình trạng đứng ngồi, cúi người gặp nhiều khó khăn.
  • Những cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt, lờ mờ, đau họng, thiếu máu cục bộ.
  • Sáng sớm ngủ dậy có biểu hiện đau cột sống lưng.

2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị ép ra khỏi vị trí ban đầu của nó, xảy ra giữa các đốt sống ở lưng. Đây là một căn bệnh phổ biến đối với những người bước vào tuổi trung niên. 

Biểu hiện:

  • Đau cột sống lưng sau khi ngủ dậy, xảy ra tình trạng những cơn đau buốt lúc âm ỉ, lúc dữ dội, xảy ra ở nơi lưng và cổ. Cơn đau của nó chia thành nhiều nhiều lần, tái phát mạnh nhất lúc ta làm việc nặng.
  • Gây ra hiện tượng mất cảm giác nóng lạnh, việc phản xạ của gân xương cũng mất, gây nên rối loạn dinh dưỡng da.
  • Gây nên chứng đau buốt, tê bì và nóng ở nơi rễ thần kinh chịu tổn thương.
  • Khó khăn trong việc vận động ở lưng, cổ, đi đứng, cúi ngồi.

3. Gai cột sống

Gai cột sống là một chứng bệnh của thoái hóa cuộc sống, là một bệnh lý phổ biến xảy ra trên xương khớp, triệu chứng của bệnh là xuất hiện một phần xương mọc thêm ra ở vùng ngoài và hai bên của cột sống. Các phần xương này tập trung trên đốt sống, đĩa sụn hay các dây chằng quanh khớp. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Xảy ra tình trạng đau nhức, cột sống tê cứng, gây nên tình trạng cử động khó khăn khi xoay sang hai bên hay khom lưng.
  • Những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội cho vùng lưng, cánh tay.
  • Các dây chằng bị tổn thương.
  • Gai cột sống khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng, do những cơn đau khi vận động khiến người bệnh lười vận động, dẫn đến máu lưu thông kém, gây nên cảm giác choáng váng.
  • Mất cảm giác ở các chi dưới, lưng, tê bì.

4. Sỏi thận

Khi viên sỏi lớn, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng côt sống thắt lưng
Khi viên sỏi lớn, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng cột sống thắt lưng

Sỏi thận hay sạn thận là tình trạng thận xuất hiện những hạt sỏi do lắng cặn muối và khoáng chất. Sỏi thận xảy ra ở đường tiết niệu với rất nhiều nguyên nhân gây ra. 

Biểu hiện:

  • Lưng, vùng mạn sườn, bắp chân xảy ra tình trạng đau nhức.
  • Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu dắt, bón.
  • Tiểu ra máu.

Làm gì khi bị đau lưng khi ngủ dậy?

Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người bị đau lưng khi ngủ dậy chứ không nhất thiết là do bệnh lý. Nếu triệu chứng này chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, bạn có thể:

1. Thay đổi tư thế ngủ

Để tránh tình trạng đau cột sống khi ngủ dậy, chúng ta hãy ngủ đúng tư thế, nằm ngửa, giữ lưng thẳng để tốt cho hệ xương khớp. Bên cạnh đấy tư thế nằm nghiêng hay tư thế thai nhi cũng mang đến cho một tu thế ngủ thoải mái nhất. 

2. Chọn đệm ngủ phù hợp

Chúng ta nên chọn đệm không quá cứng cũng không quá mềm hay mỏng để mang lại giấc ngủ thoải mái. Nên sử dụng đệm chính hãng, có uy tín, nên tìm hiểu những thành phần vật lý của đệm trước khi mua. Cẩn thận hơn thì bạn nên nhờ sự tư vấn từ phía nhân viên cửa hàng trước khi chọn cho mình một loại đệm thích hợp. Ngoài ra cần chú ý đến tuổi thọ của đệm, theo các chuyên gia đệm có thể dùng tối đa là 10 năm, nên bạn nên thay đệm nếu quá hạn. 

3. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Người hay bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Người hay bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi

Để tránh tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng tránh tình trạng đau cột sống lưng khi ngủ dậy thì ta nên xây dựng chế độ ăn hợp lý. Ăn uống đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể, bổ sung sắt, canxi, kẽm từ nguồn hải sản, cá, thịt động vật. Tránh tình trạng ăn đồ nhiều dầu mỡ, nhiều calo ít chất dinh dưỡng, không nên dùng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá. 

4. Tăng cường luyện tập thể thao

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ta nên tập thể dục, chơi thể thao đều đặn. Tránh chơi quá sức để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tránh bưng bê các vật nặng, không nên ngồi cả ngày trên ghế, thường xuyên vận động để cơ thể được khỏe khoắn. 

5. Thăm khám bác sĩ

Trong trường hợp tình trạng hay đau cột sống lưng không thuyên giảm bạn nên đi khám bác sĩ để tìm cách điều trị thích hợp nhất. Kết hợp dùng thuốc Tây, rèn luyện thân thể thường xuyên thì ta cũng cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho người bệnh. Tham khảo, tìm tòi những món ăn bài thuốc tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ xương khớp và tốt cho cột sống lưng. 

Nếu tình trạng đau cột sống lưng xảy ra khi ngủ dậy thì bạn không nên vung người dậy để bước xuống giường. Bạn cần nằm đấy thư giãn 1 đến 2 phút để các cơ có thể giãn ra. Sau đó, nghiêng người qua một bên, tay chống xuống giường đẩy người lên sau khi đưa hai chân xuống đất và đứng thẳng người. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 03/07/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *