Đau cột sống lưng trên – Nguyên nhân và cách điều trị

Đau cột sống lưng trên còn có tên gọi khác là đau lưng trên. Bệnh thường gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng ngay tại khu vực cột sống ngực và dưới cổ. Bệnh có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nguy hiểm. Để tránh khỏi những rủi ro và các biến chứng không mong muốn, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

Đau cột sống lưng trên
Tìm hiểu đau cột sống lưng trên là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Đau cột sống lưng trên là gì?

Đau cột sống lưng trên còn được gọi là đau lưng trên. Đây là một hiện tượng đau nhức xuất hiện ngay tại vùng cột sống ngực, bên dưới cổ, lan tỏa và chạy dọc theo chiều dài của xương sườn. Bệnh được phân loại dựa trên những vị trí bị đau. Cụ thể như đau lưng trên bên trái, đau lưng trên bên phải và đau lưng trên ở giữa. Tình trạng đau lưng trên có thể xuất hiện do những bệnh lý nguy hiểm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định các bệnh lý này tùy thuộc vào mỗi vị trí đau. 

Khi bị đau cột sống lưng trên, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau nhức xuất hiện một cách chậm rãi, âm ỉ, khi ấn vào sẽ thấy đau nhói. Thông thường, khi xuất hiện cơn đau sẽ âm ỉ, kéo dài trong vòng vài giờ, vài ngày hay thậm chí là lâu hơn. Khi nằm nghỉ ngơi hoặc áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà hay sử dụng thuốc giảm đau, cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.

Đau cột sống lưng trên xuất hiện do đâu?

Nguyên nhân gây đau cột sống lưng trên được chia thành 3 dạng: Nguyên nhân cơ học, nguyên nhân do bệnh lý xương khớp, nguyên nhân do bệnh lý về tim mạch và phổi.

Nguyên nhân cơ học

Tình trạng đau lưng trên có thể hình thành và phát triển bởi những nguyên nhân cơ học khi tác động đến vùng lưng trên. Bao gồm:

  • Giãn dây chằng cột sống ở ngang lưng: Khi chơi thể thao nhiều, thường xuyên lao động chân tay, làm những công việc nặng nhọc sẽ tác động khiến cho dây chằng bị giãn ra và bị tổn thương. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy vùng lưng trên (vị trí dây chằng bị giãn) xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách, dây chằng sẽ bị đứt.
  • Căng cơ lưng: Khi vận động hoặc lao động quá sức, cơ lưng của bạn có thể sẽ bị tác động và bị căng. Đặc biệt là các cơ tồn tại ngay những vị trí gần hai bên khung sườn hoặc bả vai. Những cơ này khi bị giãn ra hoặc bị căng ra sẽ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng ngay tại lưng trên.
  • Ít vận động: Những người có thói quen lười vận động hoặc thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể làm cho cấu trúc lưng trên bị ảnh hưởng và thay đổi. Bên cạnh đó những cơ bắp tồn tại xung quanh vị trí này cũng sẽ yếu dần khiến người bệnh giảm khả năng vận động.
  • Vận động sai tư thế: Một số tư thế vận động sai như đặt quá nhiều sự đè nén và áp lực lên các cơ bắp, gập người về phía trước, ngồi khoanh tròn… sẽ khiến những cơ bắp bị tác động và chịu nhiều áp lực. Từ đó khiến tình trạng đau cột sống lưng trên xảy ra. Những người thường xuyên bị đau lưng do vận động sai tư thế là nhân viên văn phòng. Bởi những đối tượng này thường xuyên làm việc trên máy tính, ngồi làm việc liên tục 8 giờ/ngày, ngồi không đúng cách.
  • Chấn thương do tai nạn: Chấn thương do tai nạn khi chơi thể thao, khi điều khiển xe hoặc khi lao động có thể khiến khu vực lưng trên bị chấn thương. Khi đó dây chằng, đĩa đệm, cơ, xương sống và các mô mềm đều bị ảnh hưởng. Đồng thời đè, chèn ép vào dây thần kinh cột sống và tạo ra cơn đau. 
  • Mang balo quá nặng: Việc thường xuyên mang một chiếc balo có trọng lượng quá tải sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương ở lưng. Đồng thời khiến cho vị trí này thường xuyên đau nhức.
  • Bê đồ vật sai tư thế: Khi di chuyển hoặc nâng một đồ vật cồng kềnh không đúng tư thế hay nâng một đồ vật nặng có thể khiến cho cột sống lưng trên của bạn bị tổn thương và gây nên tình trạng đau nhức.
Đau cột sống lưng trên xuất hiện do đâu?
Bê đồ vật sai tư thế là nguyên nhân khiến cho cột sống lưng trên của bạn bị tổn thương và gây nên tình trạng đau nhức

Nguyên nhân do bệnh lý xương khớp

Ngoài những nguyên nhân cơ học, tình trạng đau cột sống lưng trên cũng có thể là một triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm có liên quan đến hệ cơ xương khớp.

Dựa trên thống kê, bệnh lý xương khớp là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau cột sống lưng trên hình thành và phát triển. Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Hội nghị Y khoa vào tháng 5/1976, những cơn đau tại vùng lưng trên sẽ thường xuyên xuất hiện hoặc xuất hiện dai dẳng khi bạn mắc phải một trong những bệnh lý sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau cột sống lưng trên. Nguyên nhân này chiếm khoảng 85%. Bởi khi bị thoát vị đĩa đệm, rễ dây thần kinh sẽ bị tổn thương và bị chèn ép. Từ đó gây ra những cơn đau nhức âm ỉ và lan tỏa sang những vị trí xung quanh. Thông thường tình trạng đau lưng trên có nguyên nhân là bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện âm ỉ và kéo dài khoảng 2 tuần. Nếu người bệnh không có những biện pháp xử lý phù hợp, cơn đau sẽ thường xuyên xuất hiện và kéo dài hơn. Ở một số trường hợp khác, cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột. Đồng thời gây tê liệt vùng lưng trên và làm cản trở khả năng vận động.
  • Gai cột sống: Gai cột sống được xếp vào danh sách những cơn đau hàng đầu gây nên tình trạng đau cột sống lưng trên. Các gai xương xuất hiện là do sự lắng đọng canxi lâu ngày. Bên cạnh đó sự lắng đọng canxi còn khiến những mỏm xương cọ xát và chèn ép các dây chằng, đĩa sụn. Từ đó gây nên tình trạng đau nhức. Tình trạng đau nhức xuất hiện do gai cột sống thường xảy ra ở bên phải của lưng, bên trái của lưng hoặc ở chính giữa lưng.
  • Thoái hóa cột sống: Thoát hóa cột sống là tên gọi của tình trạng lão hóa xảy ra tại vùng cột sống dẫn đến viêm xương khớp. Khi xuất hiện bệnh có thể tác động và khiến vùng lưng trên bị đau. Đồng thời gây đau nhức cột sống lưng. Đa phần người bệnh sẽ bị đau lưng cấp tính. Cơn đau có thể phát triển và lan tỏa sang một số bộ phận khác như vai, hông, đùi…
  • Loãng xương: Tình trạng đau lưng trên xuất hiện âm ỉ và kéo dài có thể do bệnh loãng xương gây ra. Xương sẽ bị loãng khi cơ thể bị thiếu hụt omega-3 và canxi. Từ đó gây ra những cơn đau nhức. Những đối tượng có nguy cơ bị loãng xương cao là người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh, những người thường xuyên ăn uống thiếu chất…
  • Viêm khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp… là những bệnh về viêm khớp xuất hiện phổ biến và có khả năng gây đau lưng trên. Điều này xuất hiện là do những sụn khớp bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến hiện tượng cọ xát và biến dạng xương.
  • Đau thần kinh liên sườn: Tình trạng đau cột sống lưng trên có thể xuất hiện, theo xương liên sườn vòng ra trước ngực và lan tỏa sang những vị trí xung quanh. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Tình trạng đau nhức dây thần kinh liên sườn sẽ xảy ra khi người bệnh mắc bệnh Zone thần kinh hoặc tại cột sống lưng giữa xuất hiện sự chèn ép lên dây thần kinh liên sườn. Nếu không có những biện pháp điều trị dứt điểm, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân do bệnh lý về tim mạch và phổi

Bên cạnh nguyên nhân cơ học và nguyên nhân do bệnh lý xương khớp, tình trạng đau cột sống lưng trên cũng có thể xuất hiện bởi nguyên nhân do bệnh lý về tim mạch và phổi. Đối với nguyên nhân gây bệnh này, người bệnh sẽ thường xuyên đối mặt với tình trạng đau lưng trên kèm theo triệu chứng tức ngực và khó thở. 

  • Bệnh phổi: Một số bệnh lý về phổi như lao phổi, viêm phổi, tắc mạch phổi… có thể tác động và khiến tình trạng đau cột sống lưng trên xuất hiện. Điều này xảy ra là do vị trí của phổi nằm trước lồng ngực. Khi mắc bệnh, ngoài tình trạng đau lưng trên, người bệnh còn có thể đối mặt với một số triệu chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể như: Ho dữ dội và dai dẳng, khó thở, tức ngực kèm theo ho ra máu trong trường hợp phổi của bạn đã bị tổn thương nặng.
  • Áp lực lên cơ liên sườn: Cơn liên sườn được xác định nằm giữa các xương sườn. Việc cơ liên sườn ngay tại phía sau đốt sống lưng L2 – L4 bị chèn ép quá mức có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng và bị rách. Khi cơ bị rách, người bệnh sẽ nhận thấy vùng lưng trên xuất hiện tình trạng đau buốt khi hít vào hoặc khi ho. Chính vì điều này mà nhiều người không dám hắt hơi và chỉ dám thở nhẹ.
  • Nhồi máu cơ tim: Tình trạng đau lưng trên sẽ xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim. Cơn đau sẽ từ ngực lan lên trên hàm. Đồng thời lan tỏa và kéo dài xuống dưới cánh tay.
Nhồi máu cơ tim
Tình trạng đau lưng trên sẽ xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim

Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân khiến tình trạng đau cột sống lưng trên hình thành và phát triển. Người bệnh cần lưu ý, dù cơn đau xuất hiện do nguyên nhân nào thì bệnh nhân cũng nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời lựa chọn và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh. Điều này sẽ giúp bạn tránh để bệnh lý phát triển và tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị đau cột sống lưng trên

Để điều trị đau cột sống lưng trên, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp chữa bệnh sau:

Điều trị tại nhà

Khi nhận thấy vùng lưng trên của mình xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà để cải thiện cơn đau trước khi đến các cơ sở y tế:

Chườm nóng

Trong trường hợp bị đau lưng trên do giãn cơ, căng cơ, người bệnh có thể xoa dịu cơn đau bằng cách chườm nóng. Để thực hiện, người bệnh sử dụng túi nước ấm, cơm hoặc cám gạo để chườm lên những vị trí đang bị đau nhức.

Chườm lạnh

Trong trường hợp bị đau cột sống lưng trên do những chấn thương cơ xương nhẹ, cơn đau cấp tính, người bệnh có thể sử dụng túi lạnh để cải thiện cơn đau. Để thực hiện, người bệnh sử dụng một túi vải chứa đá lạnh chườm lên những vị trí đang bị đau 20 phút/lần sau mỗi từ 2 – 3 giờ trong vài ngày. 

Sử dụng thảo dược

Lá tía tô, lá ngải cứu, lá lốt… là những loại thảo dược tự nhiên có khả năng tác động và cải thiện tình trạng đau lưng trên tại giai đoạn nhẹ một cách hiệu quả. Để thực hiện, người bệnh chỉ cần rửa sạch một trong những loại thảo dược này. Sau đó tiến hành giã nát và xào nóng lên. Đắp trực tiếp thảo dược lên vùng lưng đang bị đau.

Giác hơi

Phương pháp giác hơi có khả năng giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng đau nhức lưng trên ngay tại nhà. Bên cạnh đó phương pháp giảm đau này còn giúp người bệnh cải thiện đau mỏi cột sống và một số tình trạng đau nhức xương khớp khác. Để cải thiện cơn đau, mỗi ngày người bệnh cần thực hiện giác hơi 2 lần/ngày (buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ). 

Tắm nước muối Epsom

Phương pháp ngâm mình và tắm trong bồn nước muối Epsom ấm sẽ giúp cơ thể, cột sống và các đốt xương của bạn được thư giãn. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp bạn làm ấm, cải thiện tình trạng sưng lưng trên và giảm đau hiệu quả. Tác dụng giảm đau của việc tắm nước muối Epsom được thành lập là do lượng magiê tồn tại bên trong nước muối Epsom có khả năng thả lỏng các cơ.

Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp tắm nước muối Epsom, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng nước quá nóng. Bên cạnh đó bạn cần tránh ngâm và tắm quá 30 phút.

Tắm nước muối Epsom
Tắm nước muối Epsom là một trong những phương pháp điều trị đau cột sống lưng trên tại nhà

Bài tập vật lý trị liệu

Một số bài tập có khả năng cải thiện tình trạng đau cột sống lưng trên gồm:

Bài tập 1: Bài tập đá cẳng chân điều trị tình trạng đau lưng trên

Tác dụng:

  • Tập mạnh cơ ở vùng cẳng chân, vùng đùi và vùng bụng
  • Cải thiện tình trạng đau nhức
  • Tốt cho những bệnh nhân bị đau cột sống lưng trên do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm thẳng trên sàn
  • Dùng lực nâng chân trái lên để tạo ra một góc 45 độ từ chân đến sàn
  • Giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 giây
  • Thả lỏng cơ thể và hạ chân xuống một cách từ từ
  • Đổi chân và lặp lại động tác
  • Để tình trạng đau lưng trên mau chóng được cải thiện, người bệnh cần áp dụng bài tập từ 10 – 15 phút/lần x 3 lần/ngày.

Bài tập 2: Ép khung xương chữa bệnh đau lưng trên

Tác dụng:

  • Cải thiện sức mạnh cho vùng lưng. Từ đó giữ cho cột sống được tốt hơn
  • Làm giảm tình trạng đau cột sống lưng trên.

Cách thực hiện: 

  • Nằm trên sàn với tư thế thẳng người
  • Dùng lực co hai bàn chân lên và gập đầu gối
  • Người bệnh cố gắng gồng bụng, ấn phần thắt lưng xuống dưới sàn
  • Giữ nguyên tư thế cho đến khi có cảm giác mỏi thì thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 5 – 10 lượt/lần x 2 – 3 lần/ngày
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng bài tập ép khung xương điều trị đau cột sống lưng trên từ 3 – 5 ngày để nâng cao sức khỏe và cải thiện bệnh lý.

Bài tập 3: Điều trị đau lưng trên bằng bài tập co chân

Tác dụng: 

  • Giúp xương cột sống được kéo giãn. Đối với những bệnh nhân bị đau lưng trên do bệnh thoát vị đĩa đệm, bài tập này sẽ tác động và tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm đang bị lệch trở về vị trí ban đầu.
  • Cải thiện tình trạng đau cột sống lưng trên. Đồng thời giúp giảm cảm giác tê nhức.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm thẳng trên sàn
  • Dùng lực co đầu gối chân phải và ép sát vào bụng
  • Người bệnh tiếp tục dùng tay để kéo đầu gối áp sát vào bụng và ngực ở mức tối đa
  • Giữ nguyên trạng thái từ 5 – 10 giây
  • Thả lỏng cơ thể và hạ chân xuống một cách từ từ
  • Đổi chân và thực hiện tương tự các động tác
  • Thực hiện từ 10 – 15 lần mỗi bên. Mỗi ngày áp dụng bài tập co chân từ 2 – 3 lần
  • Người bệnh cần phải thực hiện thường xuyên để đạt kết quả khả quan.
Điều trị đau lưng trên bằng bài tập co chân
Điều trị đau lưng trên bằng bài tập co chân

Điều trị nội khoa

Để có thể kiểm soát tốt cơn đau cấp tính, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc điều trị đau thắt lưng trên gồm:

Thuốc giảm đau: Efferalgan, Paracetamol là hai loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến để cắt giảm cơn đau. Người bệnh có thể sử dụng thuốc ở dạng viên sủi hoặc viên uống. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khi bạn sử dụng từ 20 – 30 phút. Tác dụng giảm đau của thuốc sẽ duy trì trong vài giờ.

Thuốc giãn cơ: Những loại thuốc giãn cơ thường được bác sĩ dùng trong điều trị tình trạng đau lưng dưới có kèm theo co cứng cơ bắp. Một số thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến gồm Myonal, Diazepam, Decontractyl…

Thuốc kháng viêm: Để kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xuất hiện hoặc lây lan sang những khu vực khác, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc kháng viêm như Ibuprofen, Voltaren, Profenid…

Điều trị ngoại khoa

Khi những phương pháp điều trị tại nhà (vật lý trị liệu, chườm nóng, chườm lạnh, sử dụng thảo dược…), điều trị nội khoa không mang đến kết quả chữa bệnh như mong đợi, bệnh tình có khả năng phát triển và gây ra biến chứng… thì phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ cải thiện cơn đau, điều trị nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa những rủi ro có thể xuất hiện.

Để đạt hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo an toàn, trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ phát triển bệnh. Đồng thời cho bạn thử tất cả các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên ở một số trường hợp đau nghiêm trọng có kèm theo biến chứng nguy hiểm, phương pháp phẫu thuật có thể được bác sĩ xem xét và ưu tiên hàng đầu.

Điều trị ngoại khoa
Khi các phương pháp điều trị khác không mang đến kết quả như mong đợi, phẫu thuật có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chữa bệnh

Đau cột sống lưng trên là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có khả năng phát triển mạnh mẽ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra và điều trị khi nhận thấy vùng lưng trên xuất hiện cơn đau.

Ngày Cập nhật 18/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *