Đau Dạ Dày Mãn Tính Là Gì? Cách Phòng Và Xử Lý Tối Ưu Nhất

Cập nhật: 28/03/2024

Đau dạ dày mãn tính là gì? Có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chữa trị hiệu quả nhất. Người đọc có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe của mình.

"<yoastmark

Đau dạ dày mãn tính là gì?

Bệnh đau dạ dày mãn tính xảy ra khi các triệu chứng đau dạ dày cấp tái đi tái lại nhiều lần nhưng không được điều trị đúng cách dẫn đến mãn tính. Biểu hiện của bệnh thường là các cơn đau âm ỉ, không dữ dội, khiến cho người bệnh phải gánh chịu nhiều đau đớn.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày mãn tính là vi khuẩn Hp.  Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân khác như stress, tâm lý lo lắng, căng thẳng, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, hút thuốc, thường xuyên sử dụng rượu bia,…

Khác với bệnh đau dạ dày cấp tính, các biểu hiện của bệnh đau dạ dày mãn tính thường không rõ rệt. Chúng thường là những cơn đau nhẹ, âm ỉ xảy ra trong thời gian dài không dứt. Bệnh thường có tiến triển tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm không?

Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc, đau dạ dày mãn tính có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chúng ta không nên coi thường. Điều này được chứng minh bằng hàng loạt những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

1. Chảy máu dạ dày (hay xuất huyết dạ dày)

Đây là một trong những biến chứng điển hình và thường gặp nhất của bệnh đau dạ dày mãn tính. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc đã phải chịu những tổn thương nặng dẫn tới chảy máu.

Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu nguyên nhân đau dạ dày mãn tính là do vi khuẩn Hp gây ra. Vi khuẩn này sẽ tác động làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó đẩy nhanh quá trình ăn mòn niêm mạc.

Thông thường, chảy máu dạ dày ở mức nhẹ chỉ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, huyết áp thay đổi bất thường. Khi bệnh trở nặng, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể suy nhược, khó thở, suy tim, co giật,… Nguy hiểm hơn là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Do vậy, nếu thấy dấu hiệu nôn ra máu hoặc cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và có biện pháp điều trị sớm.

2. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là một biến chứng nguy hiểm khác gây ra bởi các vết loét dạ dày. Người bị thủng dạ dày thường biểu hiện triệu chứng sau:

  • Vùng thượng vị bị đau với cường độ mạnh, như bị dao đâm và không thể xoa dịu cơn đau.
  • Cơn đau mạnh và khó chịu hơn khi thở.
  • Bụng căng, tức, cứng.
  • Suy nhược cơ thể, mặt mũi tái xanh.
  • Tứ chi lạnh, toát mồ hôi, huyết áp giảm đột ngột.

Nếu phát hiện có những triệu chứng như trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị sớm. Từ đó đảm bảo an toàn sức khỏe.

3. Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến đau dạ dày mãn tính. Người bệnh mắc ung thư dạ dày thường có những biểu hiện như: Đau dạ dày dữ dội, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài ra máu, có thể ngất xỉu,…

Theo thống kê, con số người mắc ung thư dạ dày đang ngày một tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta nên có những phương pháp phòng ngừa hiệu quả để có thể tránh xa căn bệnh này.

Đau dạ dày mãn tính có nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày
Ung tư dạ dày – Biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày mãn tính

Cách chữa đau dạ dày mãn tính

Đau dạ dày mãn tính là một căn bệnh nguy hiểm, tái phát thường xuyên và khó điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh ngay tại nhà.

1. Thuốc điều trị đau dạ dày mãn tính

Một số loại thuốc phổ biến để làm giảm axit dạ dày thường được bác sĩ kê toa là:

  • Thuốc kháng axit: Metronidazol, tinidazol,.. giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp – yếu tố chủ yếu gây đau dạ dày
  • Thuốc kháng axit: Maalox, stomafar,… có tác dụng trung hòa dịch vị axit, giảm nhanh các cơn đau và triệu chứng đau dạ dày.
  • Thuốc chống tiết axit: Thuốc đối kháng H2 như ranitidine và ức chế bơm proton,…

Mặc dù, sử dụng thuốc Tây giúp đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tiện dụng. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, bạn nên tránh lạm dụng thuốc Tây để giảm đau bởi chúng có thể đem lại nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như:

  • Gây xốp xương, khó tiêu: Trong thành phần các loại thuốc chữa đau dạ dày thường có chứa alusi, maalox,.. Thuốc có tính kiềm làm trung hòa axit trong dạ dày. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc quá mức có thể làm giảm axit trong dạ dày, thức ăn không được tiêu hóa gây chướng bụng, khó tiêu.
  • Suy giảm chức năng tình dục, ung thư dạ dày
  • Gây biếng ăn, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi,…

Do vậy, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, tăng hiệu quả điều trị.

2. Chữa đau dạ dày mãn tính bằng Đông Y

Để điều trị bệnh đau dạ dày mãn tính, người bệnh cần loại bỏ bệnh từ bên trong, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân bệnh. 

Đặc biệt, với những bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính hành hạ lâu năm, sử dụng nhiều kháng sinh, giảm đau, thuốc Tây không khỏi gây ra tình trạng kháng thuốc khiến bệnh dai dẳng hơn. Việc thay đổi đơn thuốc sẽ mang lại tác dụng tốt hơn. Vì vi khuẩn không thể kháng lại chất “kháng sinh tự nhiên” của Đông y nên đây sẽ là giải pháp rất thích hợp để giải quyết tình trạng này. 

Một trong những giải pháp Đông y được nhiều người lựa chọn hiện nay là Sơ can Bình vị tán. Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi những chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền tại Thuốc Dân Tộc. 

Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm nhỏ là Sơ can Bình vị – Viêm loét HP, Sơ can Bình vị – Trào ngược và Cao bình vị. Tùy theo tình trạng và triệu chứng của mỗi bệnh nhân mà bài thuốc sẽ được kết hợp sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Những điều cần lưu ý khi bị đau dạ dày mãn tính

Bạn có thể kiểm soát đau dạ dày mãn tính nhờ thực hiện theo những lưu ý sau:

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thức uống có gas.
  • Không ăn quá mặn, không ăn chua, ăn nguội, ăn cay hoặc đồ khô rắn gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ để giảm áp lực lên dạ dày. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi, không ăn quá no hoặc không để bụng quá đói.
  • Kiêng ăn thực phẩm xào, rán nhiều dầu mỡ và các loại bánh ngọt.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.
  • Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh làm việc quá sức.
  • Tích cực rèn luyện thể chất để tăng đề kháng cũng như kích thích dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Đa số các triệu chứng đau dạ dày mãn tính đều rất dễ gặp và có thể điều trị được. Điều cần thiết là bạn phải biết cách quan tâm tới sức khỏe của mình và đừng chủ quan với căn bệnh này.

Trên đây là những chia sẻ và gợi ý về cách điều trị đau dạ dày mãn tính. Hy vọng đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn các phương pháp phù hợp. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.!

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC