Đau đầu chóng mặt nguy hiểm tiềm ẩn không nên chủ quan!

Đau đầu chóng mặt là biểu hiện sức khỏe hầu như ai cũng từng trải qua có thể là những phản ứng cơ thể khi bị mất nước, nhiễm trùng, hay cảm sốt. Tuy nhiên nếu tần suất lặp lại triệu chứng một cách thường xuyên và không rõ nguyên nhân thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp phải những nguy cơ bệnh lí không thể coi thường. Vậy những nguyên nhân nào gây ra đau đầu chóng mặt?

Những dấu hiệu không nên chủ quan, coi thường!
Những dấu hiệu không nên chủ quan, coi thường!

Đau đầu chóng mặt là gì?

Chóng mặt là hiện tượng cơ thể gặp phải sự mất cân bằng giữa sự chuyển động cơ thể và không gian. Chóng mặt thường gây khó chịu khi bạn thay đổi tư thế, quay đầu, đứng lên, ngồi xuống. Khi gặp những cơn chóng mặt, người bệnh thường đi không vững, mất thăng bằng, thậm chí là ngã quỵ. Tình trạng này thường kèm theo các triệu chứng:

  • Buồn nôn
  • Hoa mắt
  • Ù tai
  • Giảm thính lực

Các cơn đau đầu thường diễn ra đột ngột không báo trước ở vùng thái dương, nửa đầu hoặc khắp đầu. Những cơn đau đầu có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày và sẽ gây những ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau đầu, chóng mặt do đâu?

Do thiếu máu lên não
Do thiếu máu lên não

Những nguyên nhân và biểu hiện kèm theo của chứng đau đầu, chóng mặt thường gặp là:

  • Do thiếu máu não: Thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Nguyên nhân chính là do các động mạch hẹp, cung cấp máu lên não kém, hoặc do cơ thể thiếu máu do dinh dưỡng không đủ,…Đây cũng là nguyên nhân của các tình trạng rối loạn tiền đình, đau đầu vận mạch, đau nửa đầu,…
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: khi mang thai, trong kì kinh nguyệt hoặc thời kì tiền mãn kinh là những biểu hiện thường gặp do nội tiết tố thay đổi kèm theo những cơn chóng mặt, mất ngủ dẫn tới đau đầu, tâm trạng khó chịu, dễ nổi cáu,…
  • Stress và tâm lí: Những lo âu và muộn phiền trong cuộc sống không được giải quyết sẽ khiến người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, tâm trạng luôn bồn chồn, bất an. Lâu dần sẽ gây nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt.
  • Hội chứng rối loạn tiền đình và đau đầu Migraine: Bệnh rối loạn tiền đình gây ra những cơn nhức đầu, mệt mỏi, hoa mắt, ù tai,… Nguyên nhân do hệ thống tiền đình sau ốc tai làm việc bất thường, do bẩm sinh, do môi trường, dinh dưỡng, hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học,… Đau đầu migraine là bệnh lý đau đầu phổ biến nhất với triệu chứng đau một bên đầu dữ dội, đau từng cơn khiến người bệnh mất ngủ hoặc khó ngủ, kèm triệu chứng chóng mặt hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ âm thanh,…
  • Dùng các chất kích thích thần kinh: Bia, rượu, thuốc lá, ma túy thậm chí là các chất giàu cafein như cà phê, trà gây ra các triệu chứng nói trên.

Ngoài ra đau đầu chóng mặt còn xuất hiện do các nguyên nhân như nhiễm trùng, cúm, mất nước, hạ đường huyết, huyết áp bất ổn,…

Đau đầu chóng mặt nguy hiểm khi đến tính mạng khi nào?

Đây có thể là dấu hiệu của ung thư não
Đây có thể là dấu hiệu của ung thư não

Các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi nguy hiểm và cần đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt trong các trường hợp sau:

  • Chấn thương bên trong não: Đau đầu chóng mặt xảy ra ở cả trường hợp chấn thương sọ não nặng hoặc nhẹ. Các triệu chứng kèm theo bao gồm mất ý thức, kém minh mẫn, gặp vấn đề về tư duy, trí nhớ, buồn nôn, nôn, nặng hơn là co giật, chảy dịch từ mũi, tai, giãn đồng tử,…
  • U não: Khi trong não xuất hiện khối u bất thường, người bệnh thường gặp những triệu chứng kèm theo liên quan như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn kèm suy giảm nhận thức, suy yếu thị lực và thính lực, tốc độ nói giảm, thậm chí là đông kinh co giật,…
  • Viêm não Nhật Bản (ở trẻ): Người bệnh sẽ có triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi kèm theo thân nhiệt dao động, da xanh tái, tăng tiết đờm dãi, tim đập nhanh, chướng bụng, nôn ói, bí tiểu, đi cầu khó, rối loạn hô hấp hay thậm chí ngừng thở đột ngột.
  • Ung thư não: Dấu hiệu nhận biết là những cơn đau đầu, đặc biệt vào buổi sáng và đỡ đần trong ngày, co giật, buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc mất cảm giác ở tay hoặc chân, cử động nhãn cầu bất thường hoặc thay đổi thị giác, buồn ngủ, thay đổi tính cách hoặc trí nhớ,….

Ngay khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần nên đi khám để được chữa bệnh sớm nhất và tránh rủi ro.

Những lưu ý phòng bệnh

Khám bác sỹ định kì để tránh phát hiện bệnh khi quá muộn
Khám bác sỹ định kì để tránh phát hiện bệnh khi quá muộn

Để điều trị bệnh hiệu quả và phòng bệnh  bạn nên chú ý thực hiện những điều sau:

  • Kiểm tra khám bác sỹ định kỳ để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và sử dụng thuốc hợp lý. 
  • Hạn chế dùng các chất kích thích thường xuyên như rượu, ma túy, thuốc lá,…
  • Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín, thực đơn dinh dưỡng cân bằng kết hợp với vận động thể dục thể thao
  •  Uống đủ 2l nước mỗi ngày, bổ sung nước khi cơ thể bị mất nước.
  • Nên ngủ đủ từ 7- 8 tiếng/ngày, và trước 11 giờ đêm.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, thỏa mái hàng ngày, không làm việc quá sức và ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, điện thoại.

Hy vọng với những kiến thức tổng hợp trên, người bệnh sẽ có định hướng tốt trong việc chữa bệnh và phòng bệnh gây đau đầu chóng mặt!

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *